* Kiến nghị với Chính Phủ, Bộ, Ngành
Một môi trường kinh tế - xã hội ổn định sẽ tạo ra môi trường kinh doanh tốt, lành mạnh, an toàn cho ngân hàng, tạo được niềm tin vào tương lai cho dân chúng, từ đó khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Chính Phủ cần ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, và thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng được coi là những nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên. Chính việc Nhà nước tạo ra một môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định và lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, khiến cho khả năng tích luỹ và tiêu dùng của công chúng ngày càng tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. Hơn nữa, việc có được một môi trường ổn định cũng giúp cho các doanh nghiệp an tâm tiến hành sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu đa dạng, phong phú về hàng hoá dịch vụ tiêu dùng của dân cư. Đó là điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ.
Chính phủ và các Bộ, ngành cần đưa ra các biện pháp để hạn chế tình trạng tăng giá ảo đối với nhà ở, đất ở do các nhà đầu cơ gây ra, điều này đã tạo ra không ít khó khăn cho nhiều người dân có nhu cầu nhà ở thực sự (do không có
khả năng mua vì giá quá cao), đồng thời gây khó khăn cho ngân hàng trong việc định giá nhà – đất thế chấp để thẩm định cho vay khách hàng, dễ dẫn đến ngân hàng định giá tài sản cao so với giá trị thực của chúng, gây ra rủi ro giá trị tài sản trong tương lai, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay khách hàng.
Các ngành tư pháp cần triệt để cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho các tổ chức cho vay trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ, đồng thời có các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thực thi trách nhiệm dân sự của khách hàng trong việc thi hành các quyết định của toàán liên quan đến hoạt động vay vốn với Ngân hàng.
* Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Hiện nay các NHTM cho vay vẫn chủ yếu dựa vào các văn bản pháp luật chung như là quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN và mới nhất là Thông tư 39/2016/NHNN quy định về hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng ngày 31/12/2016. Dựa trên quy định chung này các NHTM phải tự xây dựng riêng cho mình những quy định về hoạt động của tín dụng bán lẻ trong ngân hàng. Do đó trong thời gian tới NHNN cần phải sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động cho vay tiêu dùng như các quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ một cách thống nhất để cho cácNgân hàng căn cứ thực hiện tránh việc do cạnh tranh nên đưa ra các điều kiện vay vốn dễ dãi gây ra rủi ro đối với Ngân hàng. Mặt khác trong trường hợp Ngân hàng không muốn cho vay thì có thểđưa ra các điều kiện vay vốn khắt khe gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
NHNN cần có sự phối hợp, kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong hoạt động cho vay tiêu dùng, vay vốn sản xuất kinh doanhđể ban hành những thông tư liên Bộ, ngành hỗ trợ cho hoạt động tín dụngbán lẻ phát triển, thêm vào đó phối hợp sửa đổi những hạn chế của một số luật liên quan đến hoạt động cho
vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanhnhư luật đất đai, luật dân sự…Có như vậy mới tránh được các khúc mắc và tranh chấp trong quá trình thẩm định giải quyết cho vay của ngân hàng, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý .
NHNN cần đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hệ thống ngân hàng nhất là nghiệp vụ thanh toán tự động qua ngân hàng, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Phát triển mạnh các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với doanh nghiệp và dân cư. Đồng thời ban hành các chính sách nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt như thu phí rút tiền, giảm thuế tiêu thụ đối với các hàng hóa có giá trị lớn, xa xỉ phẩm,... nếu giao dịch qua POS. NHNN cần tăng cường kiểm tra và có chế tài xử phạt nghiêm minh các ngân hàng vi phạm các quy định cho vay của NHNN, góp phần làm cho sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ ở các ngân hàng thương mại trở nên an toàn và bền vững bởi vì do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các Ngân hàng đã làm cho các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn các ngân hàng khác, điều này dẫn tới sự cho vay quá mức, tức là cho vay vượt quá khả năng chi trả của người vay, và là yếu tố gây rủi ro cho hoạt động của chính bản thân ngân hàng và cả hệ thống tài chính.
Nâng cao hiệu quả phạm vi hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). CIC phải thực sự là Trung tâm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. Trung tâm CIC phải có khả năng cho phép khai thác lịch sử tín dụng của khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, thông tin về khách hàng là cá nhân có quan hệ vay vốn với các tổ chức tín dụng hay chưa lại quá sơ sài. Do đó, ngân hàng không thể kiểm soát được tình trạng vay nợ của khách hàng đối với cáctổ chức tín dụng khác.Vì vậy, để đảm bảo tính cập nhật và chính xác của thông tin, NHNN có quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại thực hiện chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa về tình hình quan hệ
tín dụng của tất cả các đối tượng khách hàng. Mặt khác,trung tâm này cần phải đa dạng hoá các nguồn thông tin, lấy thông tin từ các nguồn như từ mạng Internet, từ sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, từ bạn hàng của khách hàng, các đối tác làm ăn, các công ty kiểm toán, công ty tư vấn….Thông tin thu thập được cần phải phân loại, sắp xếp, phân tích trước khi đưa vào hệ thống lưu trữ, nhằm minh bạch hoá thông tin khách hàng với cáctổ chức tín dụng, nhằmchấm dứt các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin khách hàng, đảm bảo giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cho các tổ chức tín dụng.
* Kiến nghị đối với Ngân TMCP Công thương Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nên có chính sách hỗ trợ cho các Chi nhánh trong việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình để nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ nói chung.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nên tổ chức các lớp tập huấn về các sản phẩm tín dụng bán lẻ cũng như phổ biến kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và những phương án giải quyết khi có tranh chấp hoặc rủi ro xảy ra, các biện pháp phòng chống rủi ro…một cách thường xuyên hơn nhằm tránh rủi ro đến mức thấp nhất cho Ngân hàng.
Hoạt động tín dụng bán lẻ đang ngày một phát triển, nhu cầu là rất lớn với số lượng khách hàng đông, nhu cầu vay khác nhau, bên cạnh đó, các khách hàng vay cá nhân không thường xuyên, không duy trì quan hệ lâu dài nên mức độ uy tín không cao so với các khách hàng là doanh nghiệp. Để quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có hiệu quả, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nên nhanh chóng hoàn thiện hơn các tiêu chí của hệ thống chấm điểm tự động đối với khách hàng là cá nhân vào quy trình cấp tín dụng bán lẻ nhằm chuẩn hóa hệ thống phân loại khách hàng
để giảm thiểu chi phí, thời gian thẩm định đảm bảo cho việc quản lý điều hành được dễ dàng.
Việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ không thể không đề cập đến việc phát triển mở rộng mạng lưới nhằm cung cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất đến các khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Ngân hàng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần hỗ trợ chi nhánh trong công tác phát triển mạng lưới Phòng giao dịch tại các địa bàn có tiềm năng về kinh tế, khu vực đông dân cư khu công nghiệpnhằm tăng khả năng cạnh tranh, phát triển nền khách hàng cũng như nâng cao thị phần trong hoạt động tín dụng bán lẻ.
Ngoài ra Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nên tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong hoạt động tín dụng bán lẻ, phòng ngừa rủi ro, lành mạnh hóa hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Quảng Bình năm 2015, 2016, 2017
2. Báo cáo cán bộ - Phòng Tổ chức hành chính
3. Báo cáo số liệu các phòng ban- Phòng tổng hợp –Ngân hàng nhà nước tỉnh Quảng Bình
4. Báo cáo Báo cáo đo lường sự hài lòng khách hàng năm 2017 tại Vietinbank Quảng Bình - Phòng TCHC
5. Dan S.Kennedy, Chiến lược Marketing đỉnh cao, NXD tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
6. Hồ Diệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng,Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
7. Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
8. Nguyễn Văn Dũng (2007), Quản lý quan hệ khách hàng, Nhà xuất bản Giao thông vận tải
9. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Giáo trình Marketing ngân hàng,
Nhà xuất bản Thống kê.
10.Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
11.Thu Hương (18/04/2013), “VietinBank lọt danh sách 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới của Forbes”,
12.Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.
13.Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê
14.Luật Các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010.
15.Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay các tổ chức tín dụng
16. Ngân hàng nhà nước tỉnh Quảng Bình, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các ngân hàng năm 2015, 2016, 2017
17.Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, công văn số 7714/TGĐ-NHCT44 ngày 22/8/2018 Công bố thông tin giải trình biến động lợi nhuận Quý 2 năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017”,
18.Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.
19.Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
20.Quyết định số 089/QĐ-HĐQT-NHCT1 về việc ban hành Sổ tay Văn hóa doanh nghiệp NHCT VN
21.Nguyễn Hữu Tài (2008), Giáo trình Lý thuyết tài chính – Tiền tệ,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
22.Huỳnh Kim Trí (2016) Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, , “Quản trị quan hệ khách hàng dưới góc nhìn văn hóa doanh nghiệp”,
Webside
23.http://www.tapchicongthuong.vn/mot-so-van-de-ve-thi-truong- the-tin-dung-tai-viet-nam-
24.https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/13/quan-tri- quan-he-khach-hang-duoi-goc-nhin-van-hoa-doanh-nghiep.html
25.http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/vietinbank-lot-danh-sach- 2000-doanh-nghiep-lon-nhat-the-gioi-cua-forbes-