Tấn công có chủ đích

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ toán học KỸ THUẬT THỦY VÂN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (Trang 32 - 33)

Kẻ trộm dữ liệu có thể biết dữ liệu ăn trộm có chứa thủy vân, nhưng vẫn cố xóa thủy vân này hoặc thử dùng các phương tiện khác để đòi quyền sở hữu trái phép.

Hệ thống thủy vân cần phải bảo vệ dữ liệu trước những tấn công gây hại này. Nghĩa là các cơ sở dữ liệu có thể bị những kẻ xấu ăn trộm, tấn công nhằm mục đích đòi quyền sở hữu trái phép hay phá huỷ dữ liệu, phá huỷ thuỷ vân,... Do đó, hệ thống thuỷ vân cần phải bảo vệ người chủ cơ sở dữ liệu trước những tấn công gây hại của kẻ trộm [7].

Một số tấn công gây hại như :

- Tấn công vào các dữ liệu đã thủy vân: Cách tấn công gây hại đơn giản

nhất là cố gắng phá huỷ thuỷ vân bằng cách cập nhật thêm một số thủy vân. Nếu tên trộm có thể thay đổi tất cả các thủy vân, thì có thể dễ dàng phá huỷ thuỷ vân. Tuy nhiên, việc này cũng làm cho dữ liệu không còn sử dụng được nữa. Do đó, tác hại của một tấn công cần phải được xem xét trên cơ sở mối quan hệ giữa thủy vân của chủ cơ sở dữ liệu và kẻ tấn công thay đổi, vì mỗi thay đổi có thể được coi như một sai sót. Càng có nhiều sai sót càng làm cho dữ liệu kém hữu dụng.

- Tấn công ngẫu nhiên: Tấn công này sẽ gán các giá trị ngẫu nhiên cho

một số vị trí thủy vân nào đó. Các phép cập nhật thông thường có thể được coi là một tấn công ngẫu nhiên.

- Tấn công bằng cách làm tròn số: Kẻ tấn công có thể thử làm mất các

thủy vân trong một thuộc tính kiểu số bằng cách làm tròn tất cả các giá trị của thuộc tính này. Anh ta phải đoán một cách chính xác có bao nhiêu vị trí tham gia trong thuỷ vân. Nếu anh ta đoán số vị trí đó thiếu thì tấn công có thể không thành công. Nếu đoán số vị trí đó nhiều thì anh ta đã làm giảm chất lượng của dữ liệu hơn mức cần thiết. Thậm chí, ngay cả khi đoán đúng thì dữ liệu của anh ta cũng không tương thích với dữ liệu của người chủ dữ liệu vì nó ít chính xác hơn.

- Tấn công tập hợp con: Kẻ tấn công có thể lấy đi một tập con các bộ hoặc

các thuộc tính của quan hệ đã thuỷ vân với hy vọng làm mất thuỷ vân đó.

- Tấn công cộng: Kẻ tấn công có thể cộng thêm thủy vân vào quan hệ đã

thủy vân của chủ cơ sở dữ liệu và đòi quyền sở hữu.

- Tấn công ngược lại: Kẻ tấn công có thể phát động một cuộc tấn công

ngược lại để đòi chủ quyền nếu anh ta có thể khám phá thành công một thủy vân bịa đặt. Thủy vân mà kẻ tấn công công bố thực ra chỉ là một xuất hiện ngẫu nhiên mà thôi.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ toán học KỸ THUẬT THỦY VÂN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (Trang 32 - 33)