0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

THÂN MÁY VÀ VỎ MÁY

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MÁY - CƠ CẤU ĐIỀU CHỈNH VỒ CẤP POTX (Trang 30 -33 )

Thân máy là bộ khung đỡ tồn thể các bộ phận và chi tiết máy, vì vậy rất nặng và cứng vững. Thân máy chiếm từ 60 - 90( trọng lượng máy. Ngồi thân máy, cịn những chi tiết cĩ dạng hư hỏng và cách sửa chữa tương tự là vỏ máy và thùng chứa chất lỏng. Chi tiết của thân và vỏ thường được chế tạo bằng gang, hay dùng nhất là gang xám CH 15-32. Chỉ những chi tiết cĩ hình dáng phức tạp và kết cấu đặc biệt mới làm bằng thép hàn.

1. Yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết loại thân và vỏ máy.

a) Các bề mặt làm việc phải phẳng. Nếu kiểm tra bằng sơn thì phải cĩ trên sáu vết sơn tiếp xúc với mặt phẳng chuẩn trên một diện tích 25 x 25mm, các vết này phải phân bố đều trên tồn thể bề mặt, nhất là gần các chỗ bắt bulơng hay vít cấy.

b) Nếu bằng gang thì phải mịn và đồng đều; mặtngồi chi tiết phải nhẵn, khơng cĩ khuyết tật.

c) Những khoang chứa chất lỏng phải kín, khơng để thấm ra ngồi. Trước và sau khi sửa chữa thân máy phải kiểm tra xem yêu cầu này đã đạt chưa, nếu chưa phải xử lý.

d) Khe hở tại các bề mặt lắp ráp với các chi tiêt khác khơng được quá 0,04mm.

e) Lỗ lắp ổ đỡ trục truyền, trục chính và các loại trục khác phải đạt độ nhẵn bề mặt. Và độ chính xác thiết kế : Lỗ lắp ổ đỡ trục truyền phải đạt độ chính xác cấp 2, lắp ổ đỡ trục chính - chính xác cấp 1.

f) Vị trí tương quan giữa các lỗ lắp ghép phải chính xác để đảm bảo dung sai cho phép về khoảng cách tâm, về độ song song và vuơng gĩc giữa các trục lắp trong thân máy hoặc vỏ máy.

g) Sau khi sửa chữa, các chi tiết này cần được hĩa gìa tự nhiên hoặc nhân tạo để khử ứng suất trong.

2. Dạng hư hỏng và các biện pháp sửa chữa :

Bộ phận quan trọng nhất của thân máy là băng máy và sống trượt. Ở đây chỉ xét những phần khơng quan trọng của thân máy, vỏ máy. Dạng hư hỏng của chúng thường là : Nứt, rỗ, cĩ lỗ hổng lớn do kim loại khơng điền đầy khi đúc ; vỡ các mặt bích, vấu, thành mỏng, mịn các lỗ trơn và lỗ ren.

* Các biện pháp sửa chữa :

a) Các lỗ thủng (h. 5-47) : tiện rộng lỗ và làm ren gia cơng một nút ren vặn vào lỗ này, hãm nút bằng vít hãm.

b) Các chỗ vỡ, mẻ, rỗ : nếu rỗ khơng quan trọng, chỉ làm mất mỹ quan thì trát mát tít lấp lỗ rỗ; những chỗ mẻ ở mép chi tiết nếu khơng quan trọng thì dũa vát đi cho đều đặn, các chỗ vỡ và mẻ khác cĩ thể vá như ở hình 5-48 hoặc ép miếng vá vào lỗ hổng và trát mát tít bằng phẳng.

c) Các vấu tỳ hoặc phần lồi của thân máy như tai, gờ … bị vỡ : dũa, bào hoặc phay cho phẳng sau đĩ, đối với vấu thì khoan lỗ (trơn hoặc cĩ ren) để ép nút trơn hoặc vặn nút ren vào lỗ (h. 5-48a), đối với tai, gờ… thì phay hoặc bào thành rãnh phẳng rồi bắt vít một tai hay gờ mới gia cơng vào rãnh (h. 5-48b). Khi đĩ các vấu, tai, gờ… thay thế nên làm bằng thép. Nếu vấu, tai, gờ… cũ cĩ lỗ chính xác (về vị trí), khi ghép vấu, tai, gị mới người ta gia cơng tinh lỗ sau, dùng chuẩn là mặt cĩ liên quan về vị trí chính xác với lỗ.

d) Các lỗ trơn và lỗ ren bị mịn : đã nêu cách sửa chữa lỗ ren ở phần (sửa chữa mối ghép ren); Những lỗ trơn chính xác cĩ thể phục hồi như đã giới thiệu ở phần sửa chữa vỏ hộp tốc độ; cịn những lỗ khơng chính xác cĩ thể tiện rộng rồi lắp bạc sửa chữa. Cố định bạc trong lỗ bằng vít hãm. Cũng cĩ thể hàn đắp lỗ rồi gia cơng cơ đạt kích thước yêu cầu.

e) Các lỗ để cắm chốt của bộ phận hãm tay gạt bị mịn : Nếu lỗ cũ được gia cơng trên một tấm thép bắt vít vào thân máy thì chỉ việc thay tấm thép này. Nếu lỗ cũ gia cơng ngay lên thân máy thì cĩ hai trường hộp xảy ra : nếu mặt cĩ lỗ nhơ lên cao hơn xung quanh thì làm đệm thép bắt vít vào thân máy và gia cơng lỗ mới ở đệm thép này (h. 5-49a) (phải bạt bằng phần nhơ cũ). Nếu mặt cĩ lỗ khơng nhơ lên nhiều l\hoặc diện tích mặt này lớn quá thì phục hồi lỗ bằng cách khoan rộng rồi ép nút thép vào và gia cơng lỗ mới trên nút này (h. 5-49).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MÁY - CƠ CẤU ĐIỀU CHỈNH VỒ CẤP POTX (Trang 30 -33 )

×