Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư công tại địa bàn thành phố hà nội (Trang 49)

Tại nhiều quốc gia nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, tùy vào mức độ phát triển và thể chế, vai trò, lĩnh vực đầu tƣ công, chính sách quản lý hình thức đầu tƣ này có những điểm riêng biệt.

+ Đối với Nhật Bản: đầu tƣ công ở Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực an sinh xã hội (chiếm từ 40 - 50% tổng mức đầu tƣ công), tiếp đến là ngành công nghiệp, chiếm khoảng 20%. Trong khi đó, đầu tƣ công trong ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp và bảo tồn đất đai có tỷ trọng tƣơng đối thấp.Mặt khác, các cơ quan chức năng Nhật Bản hiện sử dụng nhiều phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích để thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tƣ công. Ngoài ra, các cơ quan chức năng Nhật Bản đã công khai phƣơng pháp thẩm định các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản, quy trình và phƣơng pháp thẩm định, với việc ban hành những hƣớng dẫn chi tiết về việc thẩm định dự án đầu tƣ công theo từng lĩnh vực cụ thể và thống nhất.

+ Đối với Trung Quốc: tất cả các dự án đầu tƣ công đều phải nằm trong quy hoạch đã đƣợc duyệt mới đƣợc chuẩn bị đầu tƣ. Trung Quốc có Luật

riêng về Quy hoạch. Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nƣớc Trung Quốc là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo thẩm định về các quy hoạch phát triển, trình Quốc Vụ viện (Chính phủ) phê duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch đã đƣợc duyệt. Các Bộ, ngành, địa phƣơng căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã đƣợc duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tƣ và danh mục các dự án đầu tƣ (bằng vốn của ngân sách nhà nƣớc và vốn đầu tƣ của xã hội). Trung Quốc rất coi trọng khâu chủ trƣơng đầu tƣ dự án. Tất cả các dự án đầu tƣ công đều phải lập Báo cáo đề xuất dự án (kể cả các dự án đã có trong quy hoạch đã đƣợc phê duyệt). Việc điều chỉnh dự án (mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tƣ) nằm trong quy hoạch đã đƣợc phê duyệt phải đƣợc sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt quy hoạch đó.

1.3.2 Kinh nghiệm của các thành phố trong nước

Trên thực tế, ở hầu hết các quốc gia dù ở mức độ phát triển nào đều luôn quan tâm quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ của nhà nƣớc một cách hiệu quả nhất. Chi tiêu Chính phủ đƣợc các nhà kinh tế chia thành 3 loại chính gồm: (1) Hoạt động khi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ với mục đích tạo ra lợi ích trong tƣơng lai, ví dụ vụ Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đầu tƣ nghiên cứu phát triển đƣợc gọi chung là đầu tƣ công. Đầu tƣ công thông thƣờng chiếm tỉ lệ lớn lớn nhất trong tổng đầu tƣ, chi tiêu của xã hội. Hoạt động chi tiêu này đƣợc thực hiện thông qua việc tự sản xuất của Chính phủ chủ sử dụng lực lƣợng lao động là ngƣời làm việc cho Chính phủ chủ tài sản hiện có và những hàng hóa dịch vụ cụ đã mua phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp. (2) Mua sắm Chính phủ đối với hàng hóa và dịch vụ vụ phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của Chính phủ. (3) Hoạt động chi tiêu của Chính phủ không thực hiện thông qua việc mua hàng hóa, dịch vụ thay vào đó là việc chi tiền của Chính phủ ngủ để thực hiện các chức năng của nhà

nƣớc ví dụ nhƣ việc chi trả phúc lợi xã hội khi đƣợc gọi chung là chi sản chính phủ.

Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Thành phố Đà Nẵng:

+ Đối với Thành phố Đà Nẵng, thành phố đã tập trung mọi nguồn lực đầu tƣ xây dựng phát triển và hiện đại hóa hệ thống giao thông. Đến cuối năm 2017, toàn Thành phố có 2.171 tuyến đƣờng, với tổng chiều dài trên 1.260km, so với năm 2003, số tuyến đƣờng tăng 1.894 tuyến đƣờng (gấp 8 lần), chiều dài tăng 793 km (gấp 3 lần). Hàng chục cây cầu đƣợc cải tạo và xây dựng mới, nhiều cây cầu mới đã tạo động lực phát triển cho phía Đông Đà Nẵng nhƣ: Cầu Thuận Phƣớc, cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý, cầu Tuyên Sơn, cầu Hòa Xuân, cầu Nguyễn Tri Phƣơng...

Đến nay, Đà Nẵng đã xây dựng hơn 320 khu tái định cƣ, bố trí tái định cƣ 128.642 lô đất cho hơn 110.000 hộ dân. Bên cạnh đó, thực hiện chƣơng trình “Có nhà ở” và Đề án “7.000 căn hộ dành cho ngƣời thu nhập thấp”, đến nay, Thành phố đã bàn giao đƣa vào sử dụng trên 10.600 căn hộ. Chƣơng trình xây dựng ký túc xá sinh viên đã hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng với 1.146 phòng đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6.876 sinh viên giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội và ổn định xã hội.

Về phân cấp. quản lý vốn đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng

+ Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, UBND TP chỉ đạo các sở ngành, quận huyện và chủ đầu tƣ rà soát, xác định các dự án trọng tâm, trọng điểm, sắp xếp thứ tự ƣu tiên thực hiện theo tiến độ. Song song đó, rà soát phƣơng án chuyển đổi các dự án sang các hình thức đầu tƣ không sử dụng vốn ngân sách (PPP, kích cầu) để huy động thêm nguồn lực đầu tƣ trong xã hội.

Ngoài ra, UBND TP có nhiệm vụ rà soát tiến độ đầu tƣ, tiến độ giải ngân vốn kế hoạch của các dự án, tăng cƣờng kiểm tra tính kỷ luật ngân sách trong lĩnh vực chi đầu tƣ công để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tráng lãng

phí. Theo phƣơng án phân bổ vốn đầu tƣ công giai đoạn 2016-2020, TP.HCM cũng sẽ dành một nguồn vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA là 11.204 tỷ đồng và vốn đầu tƣ của nhà nƣớc tham gia thực hiện dự án theo hình thức PPP là 9.265 tỷ đồng…

Đặc biệt, TP.HCM xem hình thức hợp tác đối tác công tƣ (PPP) là phƣơng thức cơ bản để huy động nguồn vốn xã hội đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển hạ tầng. Việc huy động vốn sẽ tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan đến giảm ùn tắc giao thông, ngập nƣớc, ô nhiễm môi trƣờng, chỉnh trang đô thị ven kênh rạch…

+ Đối với thành phố Hải Phòng: Theo quyết định số 1079 2017 QĐ- UBND ngày 08 5 2017 của UBND thành phố Hải Phòng, việc phân cấp, quản lý vốn đầu tƣ công đối với các quận, huyện đƣợc quy định chặt chẽ hơn và có nhiều điểm mới do quy định cũ có nhiều bất cập và chƣa tạo nhiều thuận lợi trong thực hiện chủ trƣơng phân cấp vốn đầu tƣ công cho quận, huyện của thành phố. Trên cơ sở các quy định hiện hành về quản lý NSNN, quản lý đầu tƣ trong kế hoạch đầu tƣ công hằng năm đã đƣợc HĐND thành phố quyết định, chủ tịch UBND thành phố quyết định giao, điều chỉnh tổng mức vốn đầu tƣ công từng địa phƣơng theo nguồn vốn. Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định giao, điều chỉnh vốn đầu tƣ công các dự án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm của Hà Nội

Nhìn chung, họat động đầu tƣ công trên địa bàn các thành phố lớn vẫn còn bộc lộ một số vƣớng mắc, hạn chế nhƣ: hoạt động đầu tƣ công chƣa bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KT-XH), chƣa tuân thủ quy hoạch chung của Thành phố, hạn chế về huy động nguồn lực, cơ cấu, phân bổ, thanh quyết toán theo kế hoạch đầu tƣ công, chất lƣợng công tác chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện dự án, hiệu quả công trình chƣa cao, hay việc phân cấp đầu tƣ cho các quận, huyện chƣa mạnh mẽ.

Để đảm bảo đúng định hƣớng và nâng cao hiệu quả đầu tƣ công, chính quyền thành phố Hà Nội cần rút ra bài học và đề ra hệ thống giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế nêu trên. Cụ thể nhƣ sau:

Một là, việc quản lý giám sát phần vốn nhà nƣớc đối với Đầu tƣ công cần xem xét trên giác độ chủ sở hữu, tách bạch giữa chức năng QLNN và chức năng chủ sở hữu phần vốn đó;

Hai là, mức độ quản lý, giám sát của Nhà nƣớc phụ thuộc vào mức độ đầu tƣ vốn nhà nƣớc nhiều hay ít, tính chất hoạt động của dự án đầu tƣ là công ích hay kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận;

Ba là, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ... là các chủ thể thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nƣớc ở các mức độ khác nhau và có sự phân cấp. Cơ chế giám sát chủ yếu thông qua thực hiện chế độ báo cáo và minh bạch hoá thông tin;

Bốn là, đảm bảo việc giám sát có hiệu quả phần vốn nhà nƣớc tại các dự án đầu tƣ, Chính phủ cần xây dựng một khung khổ pháp lý với các quy định rõ ràng, minh bạch, làm cơ sở cho quản lý và giám sát phần vốn nhà nƣớc tại các dự án này đƣợc hiệu quả, xây dựng các chỉ tiêu để quản lý kết quả hoạt động kinh doanh và phù hợp với nhiều loại hình khác nhau;

Năm là, việc thành lập một cơ quan giám sát và quản lý phần vốn nhà nƣớc tại các dự án đầu tƣ là cần thiết, nhằm giúp cho chủ sở hữu nhà nƣớc giám sát tình hình hoạt động của các dự án liên quan đến phần vốn của Nhà nƣớc đầu tƣ và tách bạch với chức năng quản lý của Nhà nƣớc;

Sáu là, thực hiện cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động của ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc tại dự án để đảm bảo phát huy đƣợc năng lực, hiệu quả của ngƣời đại diện, bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nƣớc trong các dự án.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã đƣa ra những khái niệm cơ bản về đầu tƣ công, vai trò và phân loại của Đầu tƣ công; khái niệm về QLNN đối với đầu tƣ công, sự cần thiết, nguyên tắc, các nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN đối đầu tƣ công và nội dung QLNN về đầu tƣ công. Đối với nội dung QLNN đối với đầu tƣ công, tác giả đƣa ra 05 nội dung quan trọng, đó là: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đối với đầu tƣ công; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch, giải pháp, chính sách đầu tƣ công; tổ chức bộ máy QLNN đối với đầu tƣ công; Quản lý và sử dụng nguồn tài chính và cuối cùng là công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; xử lý vi phạm pháp luật, khen thƣởng trong đầu tƣ công và hợp tác quốc tế về đầu tƣ công. Ngoài ra, tác giả đƣa ra kinh nghiệm QLNN về đầu tƣ công của Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thành phố Hải Phòng về phân cấp. quản lý vốn đầu tƣ công và về đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ đó, rút ra kinh nghiệm và bài học cho thành phố Hà Nội.

Để QLNN đối với đầu tƣ công cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW đƣợc hiệu quả cao thì phải đồng bộ 05 nội dung QLNN nêu trên, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các địa phƣơng tiêu biểu trong thiết lập, ban hành cơ chế, chính sách và kế hoạch đầu tƣ công.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ 2013

ĐẾN NĂM 2018.

2.1. Tổng quát về tình hình đầu tƣ công trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2013-2018. Nội giai đoạn từ năm 2013-2018.

2.1.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2018 Nội giai đoạn 2013-2018

Trong giai đoạn 2013-2018, nền kinh tế vĩ mô tiếp tục đƣợc duy trì ổn định, tốc độ tăng GDP duy trì ở mức cao, ƣớc đạt 6,7%, chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc cải thiện. Mô hình tăng trƣởng dịch chuyển dần sang chiều sâu. Chỉ số lạm phát đƣợc kiểm soát, liên tiếp trong 3 năm 2016-2018 chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) duy trì ở mức dƣới 4%; thị trƣờng tài chính duy trì tăng trƣởng ổn định, tăng trƣởng tín dụng ở mức 17%, đáp ứng đủ yêu cầu vốn cho nền kinh tế, nhất là lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ƣu tiên.

Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài ƣớc đạt 6,5 tỷ USD, lần đầu tiên đứng đầu cả nƣớc sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập. Trong 3 năm (2016-2018), Hà Nội thu hút gần 13,25 tỷ USD, bằng hơn 2 lần giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh đó, công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục đƣợc thành phố đẩy mạnh. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 83,9%, về đích sớm 2 năm. Có thêm 3 huyện cơ bản hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện nông thôn mới là Gia Lâm, Quốc Oai và Thạch Thất. Cùng với phát triển kinh tế, thành phố chú trọng đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2018 ƣớc còn 1,19%, giảm 0,5% so với năm trƣớc, vƣợt chỉ tiêu đề ra và hoàn thành trƣớc 2 năm mục tiêu nhiệm kỳ; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 86,5% dân số, vƣợt 1,2% kế hoạch.

Nợ công giảm từ 63,7% cuối năm 2016 xuống còn khoảng 61,4% năm 2018; thu ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt trên 1,35 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3% so với dự toán và tăng 5,5% so với năm 2017.

Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội ƣớc đạt 1,89 triệu tỷ đồng, tăng 13,3%, bằng 34% GDP, đạt ở mức cao mục tiêu Quốc hội giao (33-34%) và mục tiêu 5 năm (32-34%). Cơ cấu đầu tƣ dịch chuyển theo hƣớng tích cực, đầu tƣ của khu vực tƣ nhân chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Giải ngân vốn FDI đạt khá. Xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trƣởng…

Luật Đầu tƣ công của Việt Nam năm 2019 (số 39/2019/QH14) quy định: “Đầu tƣ công là hoạt động đầu tƣ của Nhà nƣớc vào các chƣơng trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tƣ vào các chƣơng trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội”. Đầu tƣ công là một bộ phận quan trọng của tổng cầu. Kinh tế học chính thống cho rằng, đầu tƣ công có tác dụng thúc đẩy tổng cầu thông qua số nhân tài chính và do vậy, đầu tƣ công có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

Đầu tƣ công có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều nền kinh tế, nhất là những nƣớc đang phát triển, đặc biệt là nhìn từ góc độ đảm bảo cơ sở cho phát triển bền vững. Ở Việt Nam, số liệu Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ trọng vốn đầu tƣ công đang có xu hƣớng giảm, nhất là giai đoạn 2005-2010, từ mức 47,1% năm 2005 xuống còn 38,1% năm 2010; sau đó nhích lên chút ít trong các năm 2012 đến 2014, giảm còn 38% năm 2015 và dừng ở mức 37,6% năm 2016.

BẢNG 1: VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI THỰC HIỆN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (nghìn tỷ đồng) Năm Tổng số Kinh tế Nhà nƣớc Kinh tế ngoài Nhà nƣớc Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 2013 1.094,5 441,9 412,5 240,1 2014 1.220,7 486,8 468,5 265,4 2015 1.366,4 519,8 528,5 318,1 2016 1.485,0 557,4 579,7 347,9 2017 1.667,4 594,9 676,3 396,2 2018 1.856.606,0 619.106 803.300 434.200 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đáng chú ý, mức tăng đầu tƣ công hàng năm khá cao, giai đoạn 2005- 2016 chỉ có 3 năm giảm nhẹ, còn lại đều tăng, có năm tăng tới 22,6% (2009); Giá trị tuyệt đối cũng tăng đều qua các năm, từ mức 161,6 nghìn tỷ đồng năm 2005 lên 316,3 nghìn tỷ đồng năm 2010 và 557,5 nghìn tỷ đồng năm 2016.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2017, tỷ trọng vốn đầu tƣ công trên tổng đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục đào tạo là 78,7%; y tế: 67,2%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc, điều hòa không khí: 74%; thông tin và truyền thông: 63,5%; hoạt động chuyên môn và khoa học công nghệ: 61,2%; nghệ thuật vui chơi và giải trí: 71,7%. Cơ cấu đầu tƣ nội bộ ngành, lĩnh vực còn chƣa hợp lý (chi nông nghiệp chủ yếu vào hệ thống thủy lợi, chi giao thông vận tải chủ yếu vào đƣờng bộ...) và chƣa có sự gắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư công tại địa bàn thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)