Thực trạng tổ chức công tác phân tích tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN cấp nước THỪA THIÊN HUẾ (Trang 70)

2.3.1. Nhân sự phân tích tài chính

Việc tổ chức công tác phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Cấp nƣớc Thừa Thiên Huế đƣợc thực hiện bởi bộ phận kế toán của đơn vị.

Kế toán trƣởng kiêm trƣởng phòng Tài chính – Kế toán là ngƣời trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả phân tích dƣới sự kiểm soát trực tiếp của Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo và làm tham mƣu cho ban lãnh đạo Công ty.

2.3.2. Các bước của công tác phân tích tài chính

Quá trình phân tích đƣợc thực hiện đối với toàn bộ hoạt động tài chính từ tổ chức, phân phối và sử dụng vốn đến kết quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động thông qua trình tự các bƣớc thực hiện nhƣ sau:

Lập kế hoạch phân tích

Theo định kì đến cuối quý, năm tài chính phòng Tài chính - Kế toán đƣợc phân công nhiệm vụ lên kế hoạch phân tích tình hình tài chính cho năm trƣớc trong đó xác định các yếu tố: thời gian, phạm vi và nội dung.

Thu thập thông tin

Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính Công ty là số liệu trên các Báo cáo tài chính hàng quý, năm kết hợp với các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tình hình nền kinh tế cũng nhƣ ngành có liên quan.

Xử lý thông tin

Nhân viên đƣợc phân công thuộc phòng Tài chính – Kế toán căn cứ vào các số liệu thu thập đƣợc thực hiện tính toán để so sánh, đánh giá tình hình tài chính thông qua việc sử dụng ba phƣơng pháp: phân tích tỷ số, phân tích so sánh và phân tích cơ cấu.

Kết luận và giải pháp

Trên cơ sở kết quả tính toán, xử lý thông tin phòng Kế toán - Tài chính rút ra các nhận xét, viết báo cáo phân tích, báo cáo kết quả phân tích trƣớc ban lãnh đạo và hoàn chỉnh hồ sơ phân tích. Kết quả này sẽ báo cáo ngắn gọn trƣớc Đại hội cán bộ Công nhân viên cho toàn thể ngƣời lao động biết. Trong đó, nêu rõ những điểm đã làm đƣợc, các nhƣ hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, nhằm đạt mục tiêu tăng trƣởng, phát triển trong năm tài chính kế tiếp.

2.4. Đánh giá thực trạng tài chính và phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nƣớc Thừa Thiên Huế

2.4.1. Kết quả đạt được

Từ năm 2015 đến 2017 tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt đƣợc nhiều thành công đáng kể: từng bƣớc trƣởng thành khẳng định đƣợc vị thế cũng nhƣ uy tín của mình; công ty kết hợp sử dụng các nguồn thông tin từ bên trong và bên ngoài Công ty; sử dụng các phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tỷ số, phƣơng pháp phân tích cơ cấu nhằm phân tích tài chính Công ty đã đƣa ra đƣợc cái nhìn cụ thể hơn về tình hình hoạt động của Công ty.

2.4.1.1. Khả năng sinh lợi

Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi đều dƣơng và tăng qua các năm cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đƣợc cải thiện.

2.4.1.2. Khả năng quản lý nợ

Công ty luôn bảo lƣu quan điểm sử dụng nợ an toàn, hiện tại Công ty đang đảm bảo khả năng trả lãi tốt, giai đoạn 2015-2017 tỷ số khả năng trả lãi của Công ty đều lớn hơn 1.

2.4.1.3. Về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần cấp nƣớc Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2017 khá tốt. Tỷ suất thanh toán hiện hành và tỷ suất thanh toán nhanh của Công ty năm 2017 đều lớn hơn 1, chứng tỏ giá trị tài sản ngắn hạn đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, kể cả tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Trong đó giá trị tỷ suất thanh toán hiện hành và tỷ suất thanh toán nhanh chênh lệch không quá lớn cho thấy giá trị tài sản ngắn có khả năng thanh toán nhanh của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn.

2.4.1.4. Về hiệu quả hoạt động

Việc quản lý hàng tồn kho đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn. Giá trị nguyên vật liệu trong hàng tồn kho năm 2017 có xu hƣớng giảm (thậm trí giảm 60 tỷ so với năm 2015) làm cho vòng quay hàng tồn kho của Công ty các năm tăng đồng thời số ngày tồn kho giảm cho thấy Công ty có sự cải thiện trong đầu tƣ, dự trữ hàng tồn kho.

2.4.1.5. Khả năng huy động vốn

Công ty có tiềm lực về vốn, trong giai đoạn 2015-2017 quy mô vốn không ngừng đƣợc mở rộng. Từ 554 tỷ đồng năm 2015 lên 932 tỷ đồng năm 2017 tƣơng đƣơng 68,23% .

Thời gian qua Công ty chủ yếu sử dụng năng lực tài chính của mình và vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì thế hiện tại đang có cơ cấu vốn an toàn, khả năng độc lập tài chính cao.

2.4.1.6. Tình hình sử dụng vốn

Trên cơ sở tiềm lực dồi dào về vốn, việc đầu tƣ cho tài sản cũng đƣợc chú trọng. Quy mô tài sản của Công ty cũng gia tăng theo thời gian, đặc biệt là tăng cƣờng đầu tƣ cho tài sản cố định nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Việc quản lý tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền đƣợc thay đổi một cách hợp lý theo hƣớng giảm giữ tiền mặt nhƣng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán và đầu tƣ.

Quy mô và tỷ trọng khoản phải thu đều giảm qua các năm cho thấy công tác thu tiền cũng nhƣ quản lý nợ của Công ty đƣợc thực hiện khá tốt.

Khoản tài sản dở dang dài hạn phản ánh chi phí xây dựng cơ bản dở dang liên tục tăng qua các năm đều là các công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ: các nhà máy nƣớc sạch, các hệ thống cấp nƣớc lớn cũng nhƣ mở rộng địa bàn cung cấp nƣớc… cho thấy chủ trƣơng đầu tƣ đúng đắn của Công ty. Vì vậy có thể nói công tác đầu tƣ tài sản của Công ty khá hợp lý.

2.4.1.7. Về tình hình hoạt động kinh doanh

Cùng với sự nỗ lực không ngừng mở rộng địa bàn cung cấp, thời gian qua Công ty liên tục phát triển khách hàng mới, đƣa sản lƣợng tiêu thụ tăng theo thời gian và làm cho lợi nhuận sau thuế có sự cải thiện, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, hoàn thành mục tiêu về lợi nhuận, vƣợt kế hoạch nộp ngân sách và nhận đƣợc bằng khen ghi nhận thành tích của Cục Thuế Thừa Thiên Huế.

2.4.2. Hạn chế

2.4.2.1. Khả năng tăng trưởng và giá trị thị trường

Hiện tại Công ty chƣa có chính sách giữ lại lợi nhuận để tái đầu tƣ nên tạm thời chƣa xác định đƣợc tỷ số tăng trƣởng và tỷ số tăng trƣởng bền vững, đây là một hạn chế tác động lớn đến triển vọng tăng trƣởng của Công ty trong tƣơng lai.

Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần nỗ lực phát triển toàn diện hơn nữa nhằm thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị tƣơng lai cũng nhƣ kỳ vọng của thị trƣờng.

2.4.2.2. Khả năng sinh lợi

Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi của Công ty đều dƣơng và có xu hƣớng tăng qua các năm tuy nhiên giá trị còn rất nhỏ. Vì vậy so với mức sử dụng vốn và đầu tƣ tài sản thì còn chƣa tƣơng xứng.

2.4.2.3. Khả năng quản lý nợ

Tỷ số khả năng trả nợ của Công ty thời gian qua có dấu hiệu giảm do khoản nợ phát sinh của ADB chỉ bắt đầu phải trả từ năm 2019.

2.4.2.4. Hiệu quả hoạt động

Số vòng quay khoản phải thu giai đoạn vừa qua có xu hƣớng giảm do bình quân khoản phải thu tăng lên làm cho kỳ thu tiền bình quân dài hơn theo thời gian cho thấy công tác quản lý khoản phải thu của Công ty giai đoạn 2015-2017 có sự giảm sút.

2.4.2.5. Khả năng thanh toán

Mặc dù tỷ suất thanh toán hiện hành và tỷ suất thanh toán nhanh của Công ty năm 2017 đều lớn hơn 1 nhƣng Công ty chƣa sử dụng vốn có hiệu quả (tiền mặt, khoản phải thu, ...) quá nhiều ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của Công ty.

2.4.2.6. Khả năng huy động vốn

Công ty chƣa thực sự chú trọng đến việc tận dụng lợi ích của đòn bẩy tài chính thông qua sử dụng nợ hay chiếm dụng vốn từ ngƣời bán mà chủ yếu sử dụng năng lực tài chính của mình để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.4.2.7. Tình hình sử dụng vốn

Với đặc thù sản xuất kinh doanh thiên về khai thác, xây dựng và cung cấp nên công ty chƣa thật sự chú trọng đến việc quản trị doanh nghiệp và quản trị tài chính trong đó có việc quản trị dòng tiền.

2.4.2.8. Về tình hình hoạt động kinh doanh

Việc sử dụng các chi phí của Công ty chƣa thực sự hiệu quả do chú trọng đầu tƣ cấp nƣớc về nông thôn giải quyết bài toán an sinh xã hội đảm bảo thực hiện hoàn thành kế hoạch mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 tỉ lệ ngƣời dân sử dụng nƣớc sách đạt trên 90%.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do đặc thù của ngành nên quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty chịu ảnh hƣởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các thiên tai nhƣ lũ lụt, hạn hán. Đặc biệt tuyến đƣờng cao tốc La Sơn – Túy Loan đang thi công làm cho nƣớc đầu nguồn đục trong mùa nắng 2016, 2017 làm việc xử lý chất lƣợng nƣớc rất khó khăn đồng thời tăng chi phí hóa chất xử lý nƣớc. Mùa mƣa thƣờng đi kèm với các cơn lũ lớn, lƣu lƣợng nƣớc sông cao gây ngập lụt, khó xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra. Vì vậy khó có thể giải quyết hoàn toàn tình trạng thất thoát.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng phụ thuộc theo mùa: mùa khô thiếu nƣớc, điều kiện sản xuất vất vả nhƣng đồng thời nhu cầu của nhân dân cũng cao hơn, sản lƣợng nƣớc tiêu thụ đƣợc nhiều hơn so với mùa mƣa. Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt cũng tác động nhiều đến tình hình tài sản cố định, độ bền và khả năng hoạt động, yêu cầu chế độ bảo dƣỡng thƣờng xuyên… Tất cả những vấn đề này đều gây nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình hoạt động.

- Cơ chế quản lý của Nhà nƣớc vẫn còn nhiều bất cập: đơn giá, giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Mặc dù chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần song hiện nay, giá tiêu thụ nƣớc sạch theo quy định hiện hành vẫn do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định ban hành, Công ty khó chủ động về giá bán đầu ra của sản phẩm. Đặc biệt, khi một số yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh

doanh tăng cao nhƣ giá nguyên nhiên vật liệu, giá điện, hóa chất, tiền lƣơng, TSCĐ. Việc định giá nƣớc máy còn mang tính bao cấp chƣa tính đầy đủ chi phí, khi chi phí tăng cao nhƣng giá vẫn chƣa đƣợc điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

- Tuy công ty chƣa vấp phải sự cạnh tranh, tiềm năng khai thác thị trƣờng lớn nhƣng do thói quen, tập quán của ngƣời dân địa phƣơng ở một số vùng miền núi chƣa phổ biến sử dụng nƣớc máy nên việc mở rộng thị trƣờng cũng đòi hỏi chi phí triển khai lớn, thời gian lâu dài. Ở một số vùng mới mở rộng gần đây cũng do ngƣời dân sử dụng nƣớc rất ít nên sản lƣợng thấp không đủ bù đắp chi phí vận hành. Sản phẩm của Công ty không đƣợc phân phối trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng thông qua hoạt động bán hàng mà nƣớc đƣợc dẫn vào hệ thống đƣờng ống vào từng hộ gia đình. Do ý thức một số khách hàng còn hạn chế nên đã xảy ra tình trạng gian lận nhƣ chỉnh đồng hồ hoặc tự ý kéo nƣớc không qua đồng hồ để giảm khối lƣợng thanh toán. Dù Công ty thực hiện công tác kiểm tra và xử phạt nhƣng chỉ ở mức thu hồi giá trị vi phạm, hơn nữa phạm vi khá rộng nên cũng khó xử lý triệt để. Vì vậy có tác động không nhỏ đến doanh thu thực hiện của Công ty.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác quản trị tài chính của Công ty Cổ phần Cấp nƣớc Thừa Thiên Huế chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, việc xây dựng kế hoạch tài chính còn mang tính chủ quan, chủ yếu dựa trên mức độ tăng trƣởng của năm trƣớc để ra kế hoạch cho năm sau theo hƣớng tăng dần vì vậy chƣa thực sự mang tính hƣớng dẫn thực hiện.

Đặc biệt là kế hoạch phân bổ chi phí hàng năm tuy đƣợc thực hiện nhƣng chƣa chi tiết gây ảnh hƣởng đến việc theo dõi, quản lý và tiết kiệm chi phí, từ đó tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Công ty.

- Hội đồng quản trị, Ban giám đốc chƣa đánh giá đúng vai trò của công tác phân tích tài chính đối với quá trình ra quyết định quản trị. Việc đầu tƣ kinh phí, mua sắm các phần mềm phục vụ phân tích tài chính vì vậy chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Đội ngũ nhân lực phân tích tài chính chủ yếu là do các nhân viên kế toán kiêm nhiệm do đó về trình độ chuyên môn chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu, thời gian

đƣa ra kết quả phân tích tài chính không nhanh chóng kịp thời do đó việc vận dụng kết quả phân tích nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính chƣa cao.

- Tồn tại nhiều bất cập trong chế độ hạch toán, kế toán của công ty cổ phần. Bên cạnh những mặt thuận lợi nhƣ khả năng huy động vốn, sự phân tán rủi ro, gắn bó quyền lợi và trách nhiệm về tài chính với phần vốn góp của cổ đông, quyền quản lý đƣợc phân cấp rõ ràng tuy nhiên do chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính nên công tác hạch toán ở công ty cổ phần vẫn gặp nhiều vƣớng mắc trong việc hạch toán, quản lý phần vốn nhà nƣớc cũng nhƣ phần vốn của các cổ đông nhƣ thế nào cho phù hợp, các khoản thuế đƣợc miễn giảm, hay phần lợi nhuận để lại để bổ sung vốn, điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp nhƣ thế nào cho phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của công ty, vấn đề trích lập các loại quỹ, phân phối lợi nhuận sao cho phù hợp…

- Với đặc thù của Ngành cấp nƣớc là tài sản đầu tƣ lớn, quy mô công suất đầu tƣ phải đón đầu sự phát triển kinh tế xã hội, do đó tỷ lệ phát huy công suất so với công suất thiết kế của các nhà máy phải sau một thời gian mới đạt đến ngƣỡng phát huy hết công suất và lúc đó lại phải tiếp tục đầu tƣ đón đầu, điều này tác động rất lớn đến nguồn vốn cũng nhƣ hiệu quả đầu tƣ của Công ty.

Cụ thể, máy móc thiết bị của Công ty chƣa đƣợc khai thác triệt để về thời gian và công suất thi công, cụ thể: các hệ thống cấp nƣớc tại nông thôn khi Ban quản lý bàn giao cho công ty đã xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc nâng công suất sử dụng của máy móc thiết bị cũng phụ thuộc một phần vào nhu cầu tiêu thụ nƣớc máy và ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên. Bên cạnh đó một bộ phận phƣơng tiện vận tải truyền dẫn và nhà cửa vật kiến trúc đã đƣợc sử dụng trong thời gian dài. Mặc dù vẫn còn khả năng hoạt động nhƣng lại đòi hỏi chi phí bảo dƣỡng cao, ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tài sản cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tiểu kết chương 2

Căn cứ vào khung lý thuyết chƣơng 1, trong chƣơng 2 luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích tài chính của Công ty Cổ phần cấp nƣớc Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 – 2017. Trƣớc đó trong chƣơng 2, học viện cũng đã giới thiệu sơ lƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN cấp nước THỪA THIÊN HUẾ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)