7. Kết cấu của luận văn
1.2. Đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc
thuộc UBND cấp huyện
1.2.1. Khái niệm đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thì “Đánh giá là nhận xét, bình phẩm về giá trị”. Như vậy, có thể hiểu đánh giá là việc nhận xét, nhận định về sự vật, sự việc, hiện tượng và đưa ra kết luận thông qua giá trị đạt được.
Đánh giá công chức là việc tập thể hay người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng các cách thức, phương pháp và công cụ của để xem xét, nhận định về phẩm chất, năng lực và hiệu quả công việc của công chức để làm căn cứ triển khai các chính sách đối với công chức, phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và tổ chức nhân sự của cơ quan, đơn vị.
Đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý cấp huyện là một loại hình đánh giá nhân sự giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý trên địa bàn cấp huyện. Quá trình đánh giá thực hiện đảm bảo các thủ tục, quy trình của công tác đánh giá. Tuy nhiên, do đặc điểm hoạt động công vụ của công chức lãnh đạo, quản lý cấp huyện nên việc đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý ngoài những cách thức chung về đánh giá công chức còn phải gắn liền cụ thể với chức trách, nhiệm vụ của công chức lãnh đạo, quản lý và kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý dựa trên quy định của văn bản pháp lý quy định nội dung đánh giá đối với công chức lãnh đạo, quản lý.
giá, phân loại cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; đồng thời, cũng quy định rõ “Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị”.
Như vậy, có thể khái quát như sau: Đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là việc tập thể hay người có thẩm quyền sử dụng các cách thức, phương pháp và công cụ để xem xét, nhận định về phẩm chất, năng lực, hiệu quả công việc của công chức lãnh đạo, quản lý trên cơ sở kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý để làm cơ sở phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và tổ chức nhân sự lãnh đạo, quản lý của cơ quan cấp huyện. Trong đó, mức độ phân loại công chức lãnh đạo, quả lý giữ vị trí đứng đầu không được cao hơn mức độ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1.2.2. Mục tiêu đánh giá
Theo Từ điển Tiếng Việt mục tiêu là “đích để nhằm vào” và “đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ”.
Mục tiêu của đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý nhằm đánh giá về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức; năng lực, trình độ, kết quả công tác, mà nhất là năng lực lãnh đạo, chỉ đạo trên cương vị lãnh đạo, quản lý, từ đó đem đến những kết quả chung cho tập thể. Kết quả đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý là một trong những cơ sở để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các vị trí lãnh đạo, quản lý của nền công vụ; việc đánh giá nhằm tạo ra cơ chế cạnh tranh, môi trường làm việc lành mạnh, tôn vinh người tài và sàng lọc những công chức lãnh đạo, quản lý cơ hội, không có năng lực công tác ra khỏi bộ máy lãnh đạo, quản lý, thậm chí là ra khỏi nền công vụ.
1.2.3. Nguyên tắc đánh giá
đưa ra buộc các chủ thể đánh giá phải tuân theo trong suốt quá trình đánh giá” [19].
Hiện nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về nguyên tắc đánh giá công chức, cụ thể:
Tại Khoản 3, Điều 1 của Quy chế đánh giá cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) nêu rõ yêu cầu đánh giá cán bộ, công chức như sau:
- Phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, tính lịch sử - cụ thể; trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; công khai đối với cán bộ, công chức được đánh giá.
- Phát huy đầy đủ trách nhiệm của tập thể, cá nhân; lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ, công chức.
Tại Điều 3, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, cũng đưa ra một số nguyên tắc đánh giá như sau:
- Bảo đảm đúng thẩm quyền: cán bộ do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá; công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức.
- Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.
- Việc đánh giá, phân loại công chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý.
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Tuy nhiên, xét về bản chất của nền hành chính thì việc đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như sau:
Một là: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
Đây là nguyên tắc cơ bản, cốt lõi xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của nước ta. Điều này được quy định rõ tại Điều 4, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Như vậy, Đảng là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, chủ trương, thông qua đội ngũ đảng viên trong Đảng. Vì thế hoạt động đánh giá công chức cần phải tuân theo những đường lối, chủ trương, chính sách đó.
Hai là: Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong đánh giá nhằm tránh sự độc đoán, chuyên quyền và sự lỏng lẻo trong đánh giá. Tập trung trong đánh giá thể hiện ở nội dung: Thực hiện đánh giá theo thứ bậc; thống nhất các quy chế, chính sách về đánh giá; thực hiện đúng thẩm quyền đánh giá,....nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc đưa ra kết quả đánh giá. Dân chủ trong đánh giá nhằm phát huy trí tuệ của tập thể trong hoạt động đánh giá. Theo đó, cấp dưới được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến đánh giá với người đứng đầu cơ quan, đơn vị nhằm phát huy tính dân chủ, rộng rãi trong đánh giá nhằm tạo ra sự khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, hạn chế tính chủ quan từ một chủ thể nào đó.
Hai nội dung tập trung và dân chủ có liên quan hữu cơ với nhau, tác động bổ trợ cho nhau. Tập trung trên cơ sở dân chủ và dân chủ trong khuôn khổ tập trung. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm tạo ra sự nhất trí giữa cấp trên và cấp dưới.
Ba là: Nguyên tắc khách quan, toàn diện, tính lịch sử và phát triển
Đây chính là nguyên tắc cơ bản quyết định kết quả đánh giá. Nguyên tắc khách quan đòi hỏi công tác đánh giá cần phải căn cứ vào những yếu tố khách quan, khoa học, trung thực, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của bất kỳ chủ thể nào, không thiên vị, nể nang, bao che và những yếu tố mang tính cá nhân,…Hơn nữa, công tác đánh giá cần được thực hiện một cách tổng thể, trên tất cả các mặt, không vì một mặt, một bộ phận nào đó để đưa ra kết quả đánh giá. Như vậy sẽ đưa ra kết quả sai lầm.
Ngoài ra, đánh giá cần được nhìn nhận thông qua tính lịch sử và phát triển, nghĩa là việc đánh giá cần phải nhìn nhận, đánh giá theo một quá trình lâu dài, không nên phủ nhận những thành tích, công trạng trong quá khứ, hay không nên đánh giá dựa vào kết quả gần nhất mà công tác đánh giá cần phải xem xét, đánh giá theo một cách toàn diện. Mặt khác đánh giá để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của từng người để từ đó thay đổi, điều chỉnh và phát triển theo hướng tích cực.
Bốn là: Nguyên tắc đánh giá dựa vào chức trách, nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý
Mỗi công chức lãnh đạo, quản lý trong một cơ quan, đơn vị đều nắm giữ những vai trò, vị trí công việc khác nhau. Do đó, trong công tác đánh giá không nên cào bằng, đồng nhất tất cả mà cần phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi người, kết quả hoạt động của tập thể đơn vị để đánh giá, như vậy sẽ có kết quả đánh giá chính xác nhất.
Chủ thể đánh giá là người đưa ra nhận xét của mình về đối tượng được đánh giá, mỗi chủ thể đều có cách thức, góc độ, mục đích khác nhau khi đánh giá. Các chủ thể tham gia đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý hàng năm bao gồm:
Thứ nhất: Bản thân công chức lãnh đạo, quản lý tự đánh giá
Trên cơ sở mẫu tự đánh giá theo quy định, cá nhân đưa ra nhận xét về quá trình công tác của mình sau 1 năm làm việc. Đây chính là cơ sở đầu tiên để tiến hành quy trình đánh giá công chức hàng năm. Việc công chức lãnh đạo, quản lý tự đánh giá là rất quan trọng và cần thiết, là cơ sở để đối chiếu với kết quả đánh giá cuối cùng của cấp có thẩm quyền.
Thứ hai: Tập thể cơ quan và tập thể thành viên UBND đánh giá
Đây cũng là kênh thông tin mang tính tham khảo. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thì việc đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý là do người đứng đầu (đối với cấp phó) và Chủ tịch UBND đánh giá (đối với cấp trưởng), do đó ý kiến của tập thể cơ quan nơi công chức công tác và tập thể thành viên UBND chỉ có giá trị tham khảo, không phải là kết quả đánh giá cuối cùng của cấp có thẩm quyền.
Thứ ba: Đánh giá của những người ngoài cơ quan
Đó là đánh giá của cá nhân, tập thể ngoài cơ quan, đây là kênh thông tin không chính thức, chính họ là những người đặt ra yêu cầu đối với nền hành chính và từng công chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng như thế nào về tầm nhìn và phong cách lãnh đạo, điều hành, do đó cần thiết phải xây dựng hệ thống công cụ, tiêu chí, cách thức để các đối tượng này tham gia đánh giá.
Thứ tư: Thủ trưởng cơ quan đánh giá
Thông thường, đánh giá của Thủ trưởng cơ quan được coi là quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên, để đánh giá có chất lượng tốt thì phải tham khảo ý kiến của các chủ thể khác trước khi quyết định. Tại Điều 57 của
Luật cán bộ, công chức năm 2008, thì chủ thể đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện sẽ bao gồm:
Một là: Đối với cấp phó của người đứng đầu thì chủ thể đánh giá là cấp trưởng hoặc tương đương.
Hai là: Đối với công chức là cấp trưởng hoặc tương đương thì chủ thể ra kết luận đánh giá là Chủ tịch UBND cấp huyện.
Điều 45 của Nghị định 24/2010/NĐ-CP cũng quy định về trình tự, thủ tục đánh giá công chức hàng năm thì đối với công chức là người đứng đầu sẽ do “người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại công chức và thông báo đến công chức sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi công chức lãnh đạo, quản lý làm việc”; đối với cấp phó của người đứng đầu do “người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của công chức trong công tác”; đồng thời, “kết luận và quyết định xếp loại công chức tại cuộc họp đánh giá công chức hàng năm”.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá
Theo Từ điển Vdict.com “Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu để dựa vào mà phân biệt một vật, một khái niệm, để phê phán nhằm đánh giá”.
Tiêu chí đánh giá là cơ sở để chủ thể đánh giá sử dụng làm căn cứ cho hoạt động đánh giá đạt mục đích đề ra. Tiêu chí đánh giá càng rõ ràng, cụ thể thì kết quả đánh giá sẽ chính xác hơn.
Theo giáo trình Quản lý nguồn nhân lực hành chính nhà nước thì tiêu chí đánh giá bao gồm các nội dung sau:
- Đánh giá năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; - Đánh giá đạo đức nghề nghiệp;
- Đánh giá hiệu quả làm việc của công chức;
- Đánh giá động cơ làm việc của công chức.
Trong văn bản quy phạm pháp luật thì các tiêu chí đánh giá được quy định cụ thể tại điều 56, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý bao gồm những nội dung sau:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; thái độ phục vụ Nhân dân;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.
- Kết quả hoạt động của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết của công chức giữ vai trò lãnh đạo, quản lý.
Ngoài ra, Nghị định 56/2015/NĐ-CP cũng quy định các tiêu chí phân loại đối với công chức lãnh đạo, quản lý như: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ.Trên cơ sở những nội dung đánh giá mà Luật cán bộ, công chức năm 2008 đưa ra, tùy vào tình hình thực tế và khả năng thực hiện ở mỗi địa phương và từng vị trí công tác để đưa ra những tiêu chí đánh giá phù hợp.
Bên cạnh đó, công chức lãnh đạo, quản lý còn chịu sự điều chỉnh của Quy chế đánh giá cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định 286- QĐ/TW, ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị quy định tiêu chí đánh giá đối với công chức lãnh đạo, quản lý trên các nội dung: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; chiều hướng và triển vọng phát triển.
được thể hiện rõ trên hai phương diện là đánh giá năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý và đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức công chức, nhất là vai