Hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 57)

2.2.2.1. Giải quyết khiếu nại lần đầu

Qua công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự, tác giả nhận thấy trong việc giải quyết khiếu nại theo quy trình còn có một số hạn chế trong các bước như sau:

- Bước 1, xử lý đơn: Đây là bước đầu tiên khi cơ quan thi hành án dân sự tiếp nhận đơn khiếu nại của người khiếu nại, đây là bước quan trọng trong việc phân loại xử lý đơn, thư và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự. Thực tế cho thấy việc phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại vẫn còn tình trạng bỏ sót, chậm chưa xử lý theo quy định, không chuyển đơn thư thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án khác. Ngoài việc xác định chính xác chủ thể có quyền khiếu nại, cán bộ tham mưu còn phải xác định chính xác thời hiệu thực hiện quyền khiếu nại về thi hành án dân sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 140 Luật Thi hành án dân sự. Mỗi loại quyết định, hành vi vào từng thời điểm thi hành án có thời hạn khiếu nại khác nhau nên khi tiếp nhận đơn, cán bộ tham mưu phải đối chiếu xem việc khiếu nại đó còn trong thời hiệu hay không. Trường hợp nếu khiếu nại còn trong thời hiệu thì tiến hành thụ lý, không còn thời hiệu thì từ chối thụ lý đơn khiếu nại theo quy định tại khoản 4 Điều 141 Luật Thi hành án dân sự và thông báo cho người khiếu nại biết. Vẫn còn những trường hợp do việc phân loại xử lý đơn thư không chính xác dẫn đến việc giải quyết cả những khiếu nại đã hết thời hiệu theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Để tổ chức thi hành Bản án số 06/DSPT ngày 14/8/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh B, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Q đã ban hành Thông báo số 16/TB-CCTHADS ngày 06/9/2015 không tiếp tục ngăn chặn đối với tài sản này. Ngày 10/4/2016, người được thi hành án có đơn khiếu nại. Giải quyết khiếu nại, ngày 19/5/2016, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh B ban hành Quyết định số 01/QĐ-CTHA bác đơn khiếu

nại với lý do tài sản trên thực tế đã được sang nhượng sang cho người khác trước khi án có hiệu lực. Tuy nhiên, việc ban hành quyết định trên là không phù hợp do người được thi hành án thực hiện quyền khiếu nại khi thời hiệu khiếu nại đã hết. Do đó, sau khi kiểm tra lại thời điểm người khiếu nại biết được hành vi ban hành Thông báo, với thời điểm làm đơn khiếu nại, ngày 10/4/2016, Cục Thi hành án dân sự tỉnh B đã ban hành quyết định để thu hồi QĐ 01/QĐ-GQKN ngày 19/5/2016 do giải quyết khi đã hết thời hiệu khiếu nại.

- Bước 2, thụ lý đơn khiếu nại, thực hiện việc báo cáo giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu:

Theo quy định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại lần đầu, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải vào sổ thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định trên còn chưa được thực hiện nghiêm túc, nhiều đơn thư thuộc thẩm quyền không được người có thẩm quyền ra thông báo thụ lý theo quy định, có trường hợp không ra thông báo thụ lý mà tiến hành giải quyết khiếu nại luôn hoặc có trường hợp đã ra thông báo thụ lý nhưng không thực hiện gửi thông báo đến người khiếu nại, dẫn đến việc người khiếu nại nghĩ rằng đơn thư của mình không được xem xét giải quyết nên lại tiếp tục có đơn khiếu nại gửi vượt cấp lên các cơ quan cấp trên.

Ví dụ: Ngày 24/3/2015, Chi cục Thi hành án dân sự quận TN, thành phố CT nhận được đơn của bà Lý Tuyết N khiếu nại đối với Quyết định kê biên số 23/QĐ-CCTHA ngày 10/3/2015 của Chấp hành viên. Sau khi nhận đơn cán bộ chuyên trách đã vào sổ nhận đơn và phân loại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục trưởng. Tuy nhiên, Chi cục Thi hành án dân sự quận TN đã không ra thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại. Do bà N không nhận được phản hồi từ Chi cục Thi hành án dân sự quận TN nên đã có đơn khiếu nại vượt cấp đến Tổng cục Thi hành án dân sự. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu gửi kèm theo, ngày 12/5/2015 Tổng cục đã có Công văn số

3023/TCTHADS-GQKNTC yêu cầu Cục Thi hành án dân sự thành phố CT kiểm tra báo cáo kết quả. Cục Thi hành án dân sự thành phố CT kiểm tra và xác định có việc ngày 24/3/2015 Chi cục Thi hành án dân sự quận TN nhận được đơn của bà Lý Tuyết N, vụ việc đang được giải quyết, nhưng trước đó Chi cục đã không thực hiện việc thụ lý theo quy định dẫn đến việc đương sự có nhiều đơn khiếu nại gửi các cơ quan có thẩm quyền, gây bức xúc.

- Bước 3, tổ chức xác minh, đối thoại: Trong việc giải quyết khiếu nại lần đầu, nhiều vụ việc người có thẩm quyền đã không tổ chức xác minh đối thoại với người khiếu nại, dẫn đến kết quả giải quyết khiếu nại không đúng trọng tâm, không dứt điểm.

Việc Tổ chức xác minh, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại và các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết khiếu nại là việc làm hết sức cần thiết của người giải quyết khiếu nại. Bởi vì khi người khiếu nại trình bày trong đơn các nội dung rất chung chung không rõ nội dung chính người khiếu nại muốn khiếu nại là gì, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nếu không xác định rõ thì kết quả giải quyết sẽ không đúng trọng tâm mà người khiếu nại muốn được xem xét, nên họ sẽ tiếp tục khiếu nại. Rất nhiều vụ việc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu không tiến hành tổ chức đối thoại với người khiếu nại mà tiến hành giải quyết luôn. Việc này người có thẩm quyền giải quyết lần đầu thường rất chủ quan vì có suy nghĩ rằng báo cáo giải trình của người bị khiếu nại là sát thực, phản ánh đúng vụ việc, đương sự không tự nguyện thi hành án nên mới khiếu nại....Do đó đã bỏ qua bước này,trong khi đây là bước quyết định để người có thẩm quyền xác định rõ nội dung khiếu nại và việc đối thoại để làm rõ nội dung giữa quan điểm của người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại.

- Bước 4, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại: Sau khi nhận được kết quả xác minh, đối thoại hoặc kết quả trưng cầu giám định (nếu có),

người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định.

Khoản 9 Điều 151 Luật Thi hành án dân sự quy định nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, cụ thể như sau:“ 9. Hướng dẫn quyền khiếu nại lần hai của đương sự”. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình áp dụng quy định như đã viện dẫn để giải quyết khiếu nại thì một số cơ quan thi hành án dân sự vẫn thường gặp một số sai phạm, đây là thực tế vẫn còn tồn tại.

Ví dụ, giải quyết khiếu nại lần đầu không hướng dẫn quyền khiếu nại lần hai:

Bản án số 180/KDTM-PT ngày 08/10/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao buộc Công ty TNHH thực phẩm công nghiệp Hua Heong Việt Nam thanh toán cho Công ty TNHH xây dựng Thương mại Hiệp Phát 841.644.208 đ tiền thanh toán công trình còn thiếu. Từ kết quả xác minh cho thấy Công ty có 02 tài khoản tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 01 tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngày 21/6/2011, Chấp hành viên đã ra Quyết định số 1660 và 1661 để khấu trừ 662.385.453 đ và 120 USD. Do đó, Công ty đã khiếu nại đối với hành vi của Chấp hành viên nên thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố H. Quyết định giải quyết khiếu nại số 2545/THA-QĐGQKN ngày 29/9/2015 của Cục Thi hành án dân sự thành phố H có nội dung quyết định tại Điều 1 không chấp nhận khiếu nại và Điều 2 giao trách nhiệm Chấp hành viên tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật và Điều 3

quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Như vậy, quyết định đã khẳng định hiệu lực thi hành mà không có nội dung hướng dẫn quyền khiếu nại lần 2 theo khoản 9 Điều 151 như đã viện dẫn.

- Bước 5, phát hành, công khai kết quả giải quyết khiếu nại: Theo quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định giải quyết

khiếu nại, quyết định phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức sau đây:

Công bố tại cuộc họp cơ quan nơi người bị khiếu nại công tác; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan giải quyết khiếu nại; Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

Qua công tác kiểm tra tại các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thì việc phát hành quyết định giải quyết khiếu nại mới chỉ dừng lại ở việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, chưa thực hiện việc công khai quyết định theo quy định.

- Bước 6, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành. Trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện. Tuy nhiên, việc này chưa được thực hiện triệt để, một số nới sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại xong đã không sát sao trong việc đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quyết định đó của người có trách nhiệm thực hiện, dẫn đến hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chưa cao.

2.2.2.2. Giải quyết khiếu nại lần hai

- Bước 1, xử lý đơn: Như đã nhận xét tại lần giải quyết thứ nhất, việc phân loại xử lý đơn rất cần sự cẩn trọng, ngoài việc tránh tình trạng bỏ sót, chậm chưa xử lý theo quy định, không chuyển đơn thư thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án khác thì tại lần thứ hai đòi hỏi phải nghiên cứu, xem xét kỹ hơn nữa, vì có nhiều trường hợp đơn khiếu nại đơn chưa đủ điều kiện giải quyết vì thiếu tài liệu kèm theo nhưng cán bộ được phân công không tham

mưu để ra văn bản hướng dẫn người khiếu nại bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến khiếu nại để được thụ lý giải quyết mà lưu đơn không đúng quy định của pháp luật, đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới nhưng không làm thủ tục chuyển cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định và cũng không thông báo cho người khiếu nại biết. Trường hợp đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền hoặc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành thì không thụ lý nhưng không có văn bản hướng dẫn, trả lời cho người khiếu nại biết và tình trạng đơn hết thời hiệu khiếu nại và giải quyết khiếu nại không đúng đối tượng vẫn xảy ra.

Ví dụ, trường hợp đã hết thời hiệu khiếu nại nhưng người giải quyết khiếu nại lần đầu không kiểm tra phân loại kỹ nên đã thụ lý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, do tiếp tục có đơn khiếu nại, người giải quyết lần hai không kiểm tra, xem xét trình tự lần giải quyết đầu tiên nên vẫn thụ lý giải quyết lần hai.

Quyết định số 03/QĐ.THA ngày 29/2/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện V giải quyết khiếu nại của bà Lê Thị khiếu nại việc cưỡng chế kê biên sai đối tượng (chồng bà Thị phải thi hành án nhưng Chấp hành viên lại lấy tài sản riêng của bà để thi hành án nên bà yêu cầu thu hồi quyết định cưỡng chế, giải quyết bồi thường và trả lại tài sản cho bà). Quyết định trên cho rằng việc Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế giao tài sản cho ông Nguyễn Văn vào ngày 24/10/2014 để đảm bảo thi hành án là đúng quy định của pháp luật; khẳng định bà Thị là người có quyền, nghĩa vụ liên quan nên có quyền khiếu nại trong hạn 30 ngày. Đến ngày 26/12/2015 bà mới thực hiện quyền khiếu nại là đã hết thời hiệu khiếu nại nên không thuộc trường hợp thụ lý để giải quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 141 của Luật Thi hành án dân sự. Tuy nhiên, việc án dân sự huyện V vẫn thụ lý giải quyết khiếu nại là không đúng.

Do bà Thị tiếp tục có đơn khiếu nại nên Cục Thi hành án dân sự tỉnh V thụ lý giải quyết khiếu nại theo thủ tục lần hai và đã ra Quyết định số 30/QĐ.GQKN-TC.THA ngày 13/4/2016, Điều 1 có nội dung không chấp nhận toàn bộ khiếu nại của bà Thị; Điều 2 tuyên giữ nguyên hiệu lực của Quyết định số 03/QĐ.THA ngày 29/2/2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện V và Điều 3 quy định hiệu lực thi hành.

Như vậy, cả hai trường hợp trên đều không phù hợp với quy định của pháp luật. Lẽ ra, khi nhận được khiếu nại của bà Thị và xác định đã hết thời hiệu khiếu nại theo quy định của pháp luật thì Chi cục Thi hành án dân sự huyện V chỉ ra Thông báo về việc không thụ lý để giải quyết. Tiếp đó, khi nhận được khiếu nại của bà Thị thì Cục thi hành án dân sự tỉnh V kiểm tra và xác định được bà Thị làm đơn khiếu nại việc kê biên khi đã hết thời hiệu khiếu nại và xác định Chi cục thi hành án dân sự huyện V ban hành Quyết định số 03 là không phù hợp thì cần yêu cầu Chi cục thu hồi Quyết định trên, thông báo cho đương sự biết lý do vì khiếu nại của bà không thuộc trường hợp được thụ lý để giải quyết theo Điều 141 Luật thi hành án dân sự.

- Bước 2, thụ lý đơn khiếu nại, thực hiện việc báo cáo giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu: Thời hạn thụ lý giải quyết lần hai, theo quy định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, hồ sơ, tài liệu có liên quan của cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải vào sổ thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, nhưng ở lần thư hai này thì việc việc thực hiện quy định trên vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc như đã nêu ở lần giải quyết đầu tiên.

Việc giải trình và báo cáo của Chấp hành viên không quá 02 ngày làm việc và đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì thời hạn thực hiện báo cáo giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu là không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, về nội dung này hầu hết Chấp hành viên và cơ quan thi hành án cấp dưới không được thực hiện đúng thời hạn, hạn chế

này có nguyên nhân bất cập chính là từ quy định về thời hạn quá ngắn, Chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)