Việt Nam hiện nay
2.3.1. Ưu điểm
2.3.1.1. Quyền nhân thân
Để đảm bảo thực hiện đúng đắn, đầy đủ chế độ HN&GĐ tiến bộ, tuân thủ Hiến pháp, Luật HN&GĐ năm 2014 đã ban hành nhiều quy định đảm bảo vấn đề này trong đó có các quy định về quyền nhân thân của phụ nữ khi ly hôn. Những quy định này góp phần ngăn chặn, hạn chế và từng bước xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu, củng cố chế độ HN&GĐ mới, tiến bộ hơn. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không được coi trọng, bảo vệ; pháp luật chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo với các tư tưởng: phụ quyền, gia trưởng, trọng nam, khinh nữ… đã làm cho quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình không được bảo hộ. Người phụ nữ phụ thuộc vào chồng, con trai trong gia đình, không có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến tài sản, quyền thừa kế tài sản của chồng bị hạn chế…
Hiện nay, quyền phụ nữ được ghi nhận và bình đẳng. Luật HN&GĐ năm 2014 thừa nhận quyền bình đẳng của người phụ nữ trong trong quan hệ nhân thân với người chồng trong quan hệ pháp luật ly hôn. Các quyền cơ bản về nhân thân của người phụ nữ khi ly hôn - quyền tài sản gắn với nhân thân ngày càng được đảm bảo.
2.3.1.2.Quyền tài sản
Thứ nhất, các quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn đã góp phần củng cố chế độ HN&GĐ. Ở nước ta, chế độ HN&GĐ luôn được bảo hộ. Hôn nhân dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không
phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập [35, khoản 1 điều 29]. Khi ly hôn, về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: hoàn cảnh gia đình của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung…[35, khoản 2 Điều 59]. Như vậy, các quy định này đã thể hiện quyền bình đẳng của người vợ trong quan hệ tài sản với chồng trong vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Thứ hai, phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, …[35, điểm
c khoản 2 Điều 59]. Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận lại tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch mà họ được hưởng, trường thợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác…[35, điều 64].
Thứ ba, việc thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận góp phần hạn
chế các tranh chấp kéo dài khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, thể hiện sự đối mới trong tư duy lập pháp của các nhà làm luật. Luật HN&GĐ nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung đã có những thay đổi trong tư duy xây dựng pháp luật ngày càng phù hợp với nhu cầu pháp lý thực tiễn và truyền thống pháp lý trên thế giới.
Bốn là, bên cạnh tài sản chung tài sản riêng thì việc xác định nợ riêng nợ chung của vợ, chồng cũng được quy định rất cụ thể.
Theo Điều 37 , vợ, chồ
“1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”[35].
ợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ với giao dịch do một bên thực hiện ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25 và 26 củ ại diện giữa vợ, chồng trong quan hệ kinh doanh….
Tuy nhiên, vợ, chồ ủa Luậ
“
2. Không phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung 3. Không để ển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
ụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo
5. Không phải thuộc trường hợp đại diện giữa vợ và chồng theo quy
định tại Điều 24, 25 và 26 của " [35].
ợc dùng tài sản chung của vợ chồng để thanh toán cho những khoản nợ
2015 ự có quyền, nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ
ứng minh được việc vay tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như: Ăn ở, học hành, chữa bệnh… thì Tòa án có thể quyết đị ợ chồ
ng có trách nhiệm trong việc trả nợ.
Năm là, Một trong những ưu điểm của Luật HN & GĐ năm 2014 thể
hiện tính nhân văn của phụ nữ đó là công việc nội trợ được coi là có thu nhập. Trước nay việc người vợ hoặc chồng ở nhà nội trợ, chăm lo con cái thường bị xem nhẹ và không được coi như là một công việc thực sự. Do vậy khi cuộc sống hôn nhân không còn “cơm lành, canh ngọt” hay thậm chí là ly hôn thì quyền lợi của những người phụ nữ thường bị thiệt thòi.
Tại Khoản 2, Điều 16, Luật HN & GĐ năm 2014 quy định như sau: “Việc giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp
của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”[35].
Công việc nội trợ là công việc chung các thành viên trong gia đình, mang tính cộng đồng cao, tích hợp các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội, công việc có thu nhập. Người thực hiện nhiều công việc nội trợ, công việc gia đình là người gần gũi, thường xuyên nuôi dạy con từ chuyện tập ăn, tập nói,
tập đi… Đến khi đứa trẻ đủ tuổi để đi thì những người thân trong gia đình có thể đưa đến trường, đón về nhà. Tuy nhiên do thời gian công việc, vai trò chính trong việc đưa đón, giáo dục con vẫn là người thường xuyên thực hiện công việc nội trợ (thường là người vợ trong gia đình). Người nội trợ chịu trách nhiệm về sức khỏe và dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình, họ có nhiều việc như: quản lý, cân nhắc về thu chi, nấu ăn, lập thực đơn ngày, tuần, tiếp khách, giặt quần áo, dọn vệ sinh nhà cửa,…
Từ phân tích trên có thể thấy công việc nội trợ biểu hiện rất rộng như: duy trì, phát triển kinh tế gia đình, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ ầ
ều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền,
nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”[35].
Công việc nội trợ tạo ra nhiều sản phẩm vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình bảo đảm duy trì cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
Có thể khẳng định, từ thực tiễn xã hội với những quy định về công việc nội trợ, lao động trong gia đình của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu khách quan của đời sống hôn nhân và gia đình trong tình hình mới, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013.
Quy định mới này bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng khi ly hôn, bảo vệ quyền lợi của những người phải từ bỏ công việc xã hội của mình thực hiện công việc nội trợ, dù họ không tạo ra thu nhập trực tiếp nhưng công việc này đóng góp một phần không nhỏ trọng việc làm ra kinh tế gia đình Điểm mới đáng lưu ý trong luật sửa đổi lần này là những quy định về giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con. Luật mới chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích của người làm công việc nội trợ (đa phần là nữ giới) nên quyền lợi các bên được bảo đảm.
2.3.1.3. Quyền đảm bảo thiên chức làm mẹ
Pháp luật Việt Nam về quyền của phụ nữ khi ly hôn, đặc biệt quyền được bảo đảm thiên chức làm mẹ - quyền quan trọng nhất đối với phụ nữ khi ly hôn ngày càng được hoàn thiện đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết để đảm bảo tốt lợi ích của người phụ nữ nói chung và người phụ nữ khi ly hôn nói riêng. Quyền lợi của người phụ nữ được đảm bảo về mặt pháp lý ngày càng hoàn thiện, tạo cơ chế cẩn thiết để bảo đảm tốt quyền làm mẹ của người phụ nữ khi ly hôn. So với thời kỳ trước, Người phụ nữ khi ly hôn được tạo điều kiện tốt hơn về mặt thời gian và thu nhập. Theo quy định của pháp luật, người lao động được tiếp cận với nhiều quyền lợi hơn, với quy định tương đối linh hoạt đã bảo đảm cho người phụ nữ có điều kiện để chuyên tâm cho việc sinh con và nuôi con. Trong quá trình thực hiện, nhìn chung nhiều quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn đều được các gia đình, cơ quan, tổ chức, ban ngành thực hiện tương đối kịp thời và nghiêm túc; công tác tuyên truyền ngày càng có hiệu quả đảm bảo cho LĐN tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin liên quan đến quyền lợi của mình.
Bên cạnh những tiến bộ nhất định trong việc chăm lo đời sống cho người phụ nữ khi ly hôn, đảm bảo tốt quyền làm mẹ thiêng liêng, thực tiễn thi hành đã có những kết quả bước đầu khiến cho quyền làm mẹ của người phụ nữ khi ly hôn được đảm bảo
2.3.1.4. Quyền lưu cư
Luật HN&GĐ năm 2014 không chỉ đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của vợ; bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà còn bảo đảm các quan hệ xã hội khác được ổn định, các hoạt động kinh tế, kinh doanh của vợ chồng được duy trì, bảo đảm sau khi chia tài sản chung của vợ chồng các quan hệ này không bị xáo trộn, vợ, chồng sau khi chia tài sản chung cuộc sống của họ vẫn được đảm
bảo. Điều này thể hiện luật quy định rõ nguyên tắc khi chia tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt là quy định lưu cư đã giúp bảo vệ lợi ích chính đáng của người phụ nữ khi ly hôn để có điều kiện tối thiểu để tiếp tục sinh sống trong thời gian nhấ định sau ly hôn.
2.3.2. Hạn chế
2.3.2.1. Quyền nhân thân
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thì vẫn còn nhiều bất cập hạn chế cũng như khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật dẫn đến ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người phụ nữ. Thực tế, chúng ta có thể nhìn nhận thông qua các vấn đề như sau:
*Tình trạng bạo lực gia đình còn tồn tại, thậm chí có trường hợp nghiêm trọng
Hiện nay quyền được thương yêu, chăm sóc và quý trọng của người vợ vẫn còn bị xâm phạm. Tình trạng bạo lực được thể hiện qua tỷ lệ người vợ có chồng bị chồng gây các hành vi bạo lực thể xác khác nhau và tỷ lệ các hành vi bạo lực tình dục cụ thể do chồng gây ra theo sự trả lời của phụ nữ vẫn còn tồn tại, thậm chí có trường hợp nghiêm trọng.
*Tình trạng đứng tên trên giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản
Trong thực tiễn cuộc sống hiện nay, mặc dù nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong gia đình và các quyền cơ bản của người phụ nữ trong gia đình được đảm bảo bởi hệ thống pháp luật, nhưng trên thực tế trong lĩnh vực đứng tên giấy sở hữu, quyền sử dụng một số tài sản chưa thực sự được bảo vệ hợp lý, người phụ nữ chưa được tôn trọng cao, chưa được đảm bảo quyền tự quyết, bình đẳng của mình trong việc đại diện chồng tham gia các giao dịch dân sự, xét dưới góc độ bình đẳng giới.
Việc đảm bảo quyền và lợi ích của người vợ trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế khi ly hôn. Vấn đề này có nguyên nhân từ chính hành vi bạo lực gia đình, mà chủ yếu là từ người chồng.
Nhiều trường hợp chưa ly hôn người phụ nữ đã phải ra khỏi nhà vì không thể chịu được cảnh bạo lực do mâu thuẫn hoặc nguyên nhân từ phía gia đình nhà chồng. Một số trường hợp khác, người phụ nữ muốn ra khỏi nhà để tự giải thoát mình khỏi bạo lực nhưng lại không được chấp nhận bị cản trở khi thực hiện.
2.3.2.2. Quyền tài sản
Việc xác định công sức đóng góp của vợ chồng đối với khối tài sản chung trong vụ án hôn nhân và gia đình là vấn đề khó khăn, phức tạp. Cho đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn trường hợp nào tính công sức, trường hợp nào không được tính công sức và việc định lượng công sức như thế nào cho hợp lý.
Luật hôn nhân và gia đình không quy định cụ thể và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng không có bất kỳ quy định nào hướng dẫn về thời điểm xác định khối tài sản riêng của vợ chồng. Do đó, có nhiều cách hiểu khác nhau về thời điểm “có” tài sản.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã có định nghĩa tài sản chung của vợ chồng theo phương pháp liệt kê. Đây là vấn đề cơ bản cần phải xác định khi có yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng. Việc xác định chính xác tài sản chung của vợ chồng là cơ sở, điều kiện tiên quyết để phân chia tài sản chung của vợ chồng được đúng đắn.
2.3.2.3. Quyền cấp dưỡng
Ngoài quy định cấp dưỡng cho con, Luật Hôn nhân và Gia đình còn có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn (Điều 115). Tuy nhiên, khác với việc cấp dưỡng nuôi con, cấp dưỡng giữa vợ, chồng khi ly hôn được quy định chặt chẽ là người được cấp dưỡng phải là người có khó
khăn, túng thiếu và bản thân họ phải có yêu cầu và yêu cầu đó phải có lý do chính đáng… Thế nhưng trên thực tế, quy định này cũng không được thực hiện vì lý do đương sự không biết có quy định như vậy hoặc biết có yêu cầu nhưng bên kia chỉ đồng ý cấp dưỡng nuôi con chứ không cấp dưỡng cho vợ hoặc chồng. Đây cũng là quy định khó thực hiện thì thiếu chế tài ràng buộc.
Từ những bất cập trên có thể thấy, các quy định về cấp dưỡng vẫn còn rất chung chung, thiếu cụ thể. Điều này khiến cho tòa án khi phán xét chỉ còn biết căn cứ và điều kiện thực tế cụ thể của từng trường hợp. Nhưng cũng chính vì lý do đó mà mức cấp dưỡng mỗi nơi mỗi khác nhau. Mặc khác, việc thiếu các chế tài cứng rắn hơn để ràng buộc những người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình cũng như cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác phải có nghĩa vụ hỗ trợ cơ quan tư pháp thực hiện cũng là một cản trở không nhỏ, biến cấp dưỡng nuôi con thực sự trở thành “món nợ khó đòi”.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
mặt, tuy nhiên trong quá trình thực hiện lại xuất hiện nhiều vấn đề nổi cộm. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau: