+ Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ => Thâm canh nông nghiệp
+ Nguồn nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm, nước khoáng, nước nóng phong phú => Thuận lợi cho tưới tiêu, GTVT và du lịch.
+ Biển: Có giá trị về hải sản, du lịch và GTVT.
+ Khoáng sản: giàu than nâu, khí tự nhiên, đất sét, cao lanh...
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh => đa dạng hóa sản phẩm NN. - Điều kiện KT - XH thuận lợi:
+ Dân cư và nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn, người lao động có trình độ và giàu kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
+ Cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông, điện nước vào loại tốt, mạng lưới đô thị dày đặc. + Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt phục vụ sản xuất, đời sống.
+ Có lịch sử khai thác lâu đời.
- Khó khăn:
+ Chịu nhiều thiên tai, bão lụt, hạn hán
+ TN bị suy thoái đặc biệt là TN đất và nước.
+ Dân số đông nhất cả nước gây áp lực lớn về KT, XH, MT.
+ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy có hiệu quả thế mạnh của vùng.
Câu 3: Tại sao ở đồng bằng sông Hồng phải chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế? Sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở đồng bằng sông Hồng như thế nào? Những định hướng chính trong tương lai.
a. Đồng bằng sông Hồng phải chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế vì:
- Vai trò quan trọng của vùng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nước ta: Phần lớn các tỉnh trong vùng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; đây là vùng đứng thứ hai cả nước về SX lương thực thực phẩm; trong vùng tập trung nhiều cơ sở kinh tế quan trọng.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế góp phần khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có của vùng
- Vùng có dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước ta, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ đáp ứng được yêu cầu về SX, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
- Góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH kinh tế- xã hội vùng và xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đã và đang là một xu thế tất yếu của cả nước nói chung và của vùng nói riêng.
b. Thực trạng chuyển dịch
- Từ 1986 đến nay, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: tăng nhanh dịch vụ, và giảm nhanh nông lâm ngư, công nghiệp tăng chậm.
- Chiều hướng trên là tích cực và phù hợp với thời kì mới, tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm.
c. Các định hướng
- Tiếp tục giảm tỉ trọng của nông lâm ngư, tăng nhanh tỉ trọng CN – XD và DV, đến năm 2010 tỉ trọng đạt: N – L – Ng: 20%, CN – XD: 34%, DV: 46%
- Trong từng ngành: tập trung phát triển và hiện đại hóa CN chế biến, các ngành công nghiệp khác phát triển gắn với nông nghiệp hàng hóa.
+ Đối với N – L – Ng: giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi, thủy sản. Trong trồng trọt giảm cây lương thực, tăng cây công nghiệp, thực phẩm và rau quả.
+ Đối với CN - XD: Phát triển mạnh các ngành CN trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, dày da, vật liệu xây dựng, cơ khí điện tử.
+ Đối với dịch vụ: du lịch, tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo…
Câu 4: Xác định các trung tâm CN và cơ cấu ngành của các trung tâm đó? TT lớn:
- TT CN Hà Nội: CN cơ khí, CN chế biến LT-TP, CN SX ô tô, CN hoá chất, CN SX hàng tiêu dùng và CN luyện kim đen.