phù sa dọc các thung lũng sông và các cánh đồng miền núi ⇒ Đa dạng các loại cây trồng
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có mùa đông lạnh nhất nước, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi nên có thế mạnh phát triển các cây trồng cận nhiệt và ôn đới.
- Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong SX nông nghiệp. Các cây chủ yếu:
- Cây CN: Chè là cây CN chủ yếu, trồng khắp vùng và đã tạo ra được vùng chè lớn nhất cá nước, chất lượng cao ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Phú Thọ. Ngoài ra còn có thuốc lá ở C.Bằng, L.Sơn.
- Cây dược liệu: Tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả ở giáp biên giới Việt Trung C.Bằng, LSơn.
- Cây ăn quả: mận, đào, lê…
- Sapa là nơi trồng rau vụ đông và sản xuấ hạt giống cung cấp cho cả nước. - Hạn chế: Rét đậm, rét hại, thiếu nước vào mùa khô…
Thế mạnh về chăn nuôi gia súc:
ĐK: Có nhiều diện tích đồng cỏ, cơ sở lương thực, thực phẩm cho người được đảm bảo, dân cư có nhiều kinh nghiệm thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc: Trâu, bò, ngựa dê
- Bò sữa nuôi ở Cao nguyên Mộc Châu, trâu bò lấy thịt được nuôi rộng rãi (Đàn trâu 1,7 triệu con - ½ đàn trâu cả nước, bò có 900 ngàn con- 16% đàn bò cả nước). Đàn lợn 5,8 tr con- 21% cả nước.
Hạn chế: Vận chuyển khó khăn, thị trường hạn chế, các đồng cỏ chưa được cải tạo…
Thế mạnh về kinh tế biển:
- Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên được ưu tiên đầu tư phát triển:
- Phát triển mạnh ngành đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản và khai thác thế mạnh du lịch biển đảo (quần thể di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long)
- Cảng nước sâu Cái Lân đang được đầu tư nâng cấp tạo đà cho việc hình thành khu CN Cái Lân.
Câu 4: Xác định trên bản đồ các mỏ lớn trong vùng và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng?
Các mỏ khoáng sản lớn:
- Than (Quãng Ninh) chiếm 90% trữ lượng cả nước, sản lượng khai thác 30 tr tấn/năm. Nguồn khai thác chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện trong vùng và cho xuất khẩu
- Thiếc, bôxit (Cao Bằng) sản lượng khai thác 1000 tấn/năm - Apatit (Lào Cai) khai thác 600 ngàn tấn/ năm
- Đồng, niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), sắt (Yên Bái), kẽm, chì (Bắc Kạn), đồng, vàng (Lào Cai)
Thuận lợi:
- Vùng giàu tiềm năng khoáng sản nhất cả nước, các mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn
- Trên một diện tích nhất định tập trung nhiều loại khoáng sản nên việc khai thác và chế biến khoáng sản trên quan điểm tổng hợp là một thế mạnh mà không phải vùng nào cũng có.
- Vùng có trữ lượng than lớn ⇒ Phát triển ngành nhiệt điện
- Vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất nước ta, khai thác tiềm năng này sẽ tạo ra nguồn năng lượng rẻ để phục vụ cho khai thác và chế biến khoáng sản.
Khó khăn:
+ Các mỏ khoáng sản thường nằm ở những vùng địa hình phức tạp, giao thông khó khăn. + Mỏ khoáng sản thường nằm sâu trong lòng đất, gây khó khăn trong việc khai thác, chế biến và vận chuyển.
+ Việc khai thác thủy điện có ý nghĩa lớn đối với vùng, tuy nhiên cần chú ý đến những thay đổi về MT
+ Việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại, chi phí cao.
Câu 5: Xác định trên bản đồ các trung tâm CN quan trọng của vùng:
Trung tâm CN trung bình:
Uông Bí (Q.Ninh): Cơ khí, chế biến LT-TP và CN đóng tàu.
Thái Nguyên (Thái Nguyên) : Khai thác sắt, khai thác than, CN cơ khí và luyện kim. Việt Trì (Phú Thọ): CN hoá chất, CN chế biến LT-TP, CN chế biến lâm sản.
Trung tâm CN nhỏ: Cẩm Phả (Q.Ninh).
Vấn đề 2: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng: Câu 1: Kể tên các tỉnh thành của vùng?
Đến năm 2008, vùng gồm 10 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Câu 2: Phân tích các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế ở ĐB sông Hồng? Thuận lợi:
- Là vùng có: 15.000 km2, DS: 18,2 triệu (2006), gồm 10 tỉnh, thành phố.