2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
3.3.3. Nhận xét của người bệnh về công tác tư vấn GDSK của điều dưỡng
Qua phỏng vấn người bệnh THA tại các khoa lâm sàng, khối Nội 100 bệnh nhân, khối ngoại 35 bệnh nhân về công tác tư vấn GDSK của điều dưỡng đối với người bệnh điều trị có tăng huyết áp chuẩn bị ra viện (qua phát phiếu khảo sát của nhân viên tổ CTXH). Thời gian từ 04/5/2016 – 30/5/2016. Kết quả cho thấy:
Bảng 3: Nhận xét của người bệnh THA về công tác tư vấn GDSK của điều
dưỡng tại các khoa lâm sàng
Nội dung BN khối Nội (n = 100) BN khối Ngoại (n = 35) Có Không Có Không n % n % n % n % Khi mới vào khoa 85 85 15 15 25 71.4 10 28.6 Trong khi nằm điều
trị tại khoa 90 90 10 10 30 85.7 5 14.3 Trước khi ra viện 80 80 20 0 23 65.7 12 34.3
Tại các khoa khối Nội: Điều dưỡng thực hiện tư vấn GDSK cho NB
thường xuyên và có chất lượng hơn điều dưỡng khối ngoại: 85% NB khi vào khoa được tư vấn ngay, 90% người bệnh được tư vấn trong thời gian nằm viện, 80% người bệnh được tư vấn GDSK khi ra viện. Trong đó người bệnh và người nhà điều trị THA tại khoa Nội tim mạch, Nội tổng hợp, đều được ĐD tư vấn GDSK đã đánh công tác CSNB tốt, người bệnh nằm điều trị tại các khoa khác trong khối có bệnh THA được điều dưỡng hướng dẫn nhưng chưa thường xuyên hoặc chưa chủ động tư vấn.
Tại các khoa trong khối Ngoại: NB có bệnh THA được điều dưỡng tư vấn GDSK khi mới vào khoa 71.4%, trong khi nằm viện 85.7%, khi ra viện là 65.7%. Trong đó khoa Ung bướu điều dưỡng tư vấn GDSK cho NB tốt được bệnh nhân khen ngợi, các khoa khác người bệnh có được tư vấn nhưng chưa thường xuyên, một số người bệnh không được tư vấn GDSK hoặc có hướng dẫn nhưng chưa cụ thể, 34.3% người bệnh có THA ra viện không được tư vấn GDSK lại.
3.4. Các ưu, nhược điểm của công tác tư vấn GDSK cho NB THA tại Bệnh viện C 3.4.1. Ưu điểm
- Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh THA điều trị nội trú đã được điều dưỡng thực hiện ở tất cả các khoa lâm sàng với phương pháp tư vấn trực tiếp cho cá nhân người bệnh THA và tư vấn cho nhóm người bệnh THA.
- Phần lớn người bệnh THA đến điều trị tại các khoa lâm sàng đều được điều dưỡng tư vấn GDSK từ khi mới vào khoa, trong quá trình điều trị và trước khi ra viện
- Các khoa đã xây dựng được nội dung GDSK cho từng nhóm người bệnh THA theo từng giai đoạn điều trị khác nhau như: Người bệnh mới mắc bệnh THA, người bệnh đã điều trị THA và người bệnh THA đã có biến chứng.
- Tại các khoa đã xây dựng được góc tư vấn (bàn tư vấn GDSK): Mỗi khoa có 1 bàn tư vấn, có tài liệu, có 1 phòng truyền thông đặt tại phòng khám, khoa dinh dưỡng có phòng tư vấn GDSK. Có tổ chức tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh.
- Bệnh viện đã thành lập tổ CTXH (chăm sóc khách hàng) trực thuộc phòng Điều dưỡng, tham gia hoạt động tư vấn GDSK: Hàng ngày tổ CTXH có 3 điều dưỡng xuống các khoa lấy danh sách NB ra viện, tiếp xúc với NB, tiếp nhận thông tin về công tác chăm sóc điều trị và hỗ trợ tư vấn GDSK cho người bệnh.
`- Người bệnh vào các khoa điều trị bệnh THA đã cập nhật được kiến thức về bệnh THA, chế độ điều trị thuốc, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Thông qua việc tư vấn GDSK của ĐD các khoa. Một số NB đã tuân thủ thực hiện tốt theo hướng dẫn. 3.4.2. Nhược điểm
- Bệnh viện chưa xây dựng được kế hoạch tư vấn đồng bộ
- Cơ sở vật chất không đồng bộ, diện tích khoa phòng chật hẹp, các khoa không có phòng TT - GDSK, chỉ có góc tư vấn hoặc bàn tư vấn đặt trong buồng bệnh hoặc đặt ngoài hành lang. Tài liệu tư vấn còn thiếu, số lượng ít, rách, mất chưa được bổ xung kịp thời. Không có áp phích về bệnh THA treo dán ở khoa.
- Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh THA nhiều khi thực hiện chưa thường xuyên và liên tục, còn bỏ sót người bệnh.
- Một số điều dưỡng không thực hiện tư vấn GDSK cho người bệnh do thiếu thời gian, không gian trao đổi không thoải mái (tại buồng bệnh).
- Một số điều dưỡng mới kinh nghiệm công tác còn ít, giao tiếp với người bệnh chưa được tốt, kiến thức về bệnh THA còn hạn chế, thiếu kiến thức về kỹ năng truyền thông/giao tiếp (lắng nghe, giải thích, hướng dẫn, động viên…) do đó trong công tác tư vấn GDSK cho người bệnh còn chưa đạt được như mong muốn.
- Đối với người bệnh vào điều trị các bệnh khác có bệnh THA đi kèm, nhiều lúc điều dưỡng không chú ý nên chưa tư vấn GDSK cho người bệnh kịp thời, chưa giám sát người bệnh tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống: Người bệnh còn hút thuốc lá, uống rượu bia trong khi nằm viện.
- Sau khi tư vấn GDSK, một số điều dưỡng còn chưa ghi vào phiếu chăm sóc để làm bằng chứng thực hiện.
- Khoa Dinh dưỡng đã được thành lập nhưng chưa xây dựng được chế độ ăn bệnh lý cho bệnh nhân THA, chưa cung cấp được suất ăn bệnh lý đến tận khoa cho người bệnh.
3.4.3. Thuận lợi
- Công tác điều dưỡng tại Bệnh viện C luôn được ban lãnh đạo bệnh viện quan tâm tạo điều kiện.
- Phòng Điều dưỡng với số lượng điều dưỡng chuyên trách có trình độ chuyên môn: 01 thạc sỹ, 4 điều dưỡng đại học phụ trách công tác điều dưỡng và chăm sóc người bệnh theo các khối (khối Nội, khối Ngoại, khối Cận lâm sàng).
- Có văn bản quy định về công tác tư vấn GDSK để các khoa và điều dưỡng thực hiện tư vấn GDSK cho người bệnh.
- Đội ngũ điều dưỡng trưởng khoa có trình độ chuyên môn đồng đều, 12/15 điều dưỡng trưởng khoa có trình độ cử nhân đại học, 2 điều dưỡng trưởng khoa có trình độ cử nhân cao đẳng.
- Xây dựng được góc tư vấn, bàn tư vấn GDSK: Mỗi khoa có 1 bàn tư vấn, có tài liệu như tờ rơi, sách hướng dẫn điều trị và phòng bệnh THA, có 1 phòng truyền thông đặt tại phòng khám, khoa dinh dưỡng có phòng tư vấn GDSK. Đã tổ chức các lớp được tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đổi mới phong cách thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
- Đã thành lập được tổ Công tác xã hội tham gia hoạt động tư vấn GDSK: Tổ CTXH gồm 8 điều dưỡng chuyên trách và 10 điều dưỡng cộng tác viên thuộc các khoa lâm sàng. Nhóm tư vấn có 3 điều dưỡng hàng ngày xuống các khoa lấy danh
sách người bệnh ra viện, tiếp xúc với người bệnh để tiếp nhận thông tin về công tác chăm sóc và điều trị. Phát phiếu khảo sát người bệnh ra viện tổng hợp các ý kiến và hỗ trợ tư vấn GDSK cho người bệnh.
3.4.4. Nguyên nhân chưa làm được
- Do điều dưỡng bị quá tải bởi thủ tục hành chính quá nhiều, người bệnh quá tải nên số lượng người bệnhh nằm điều trị vượt chỉ tiêu kế hoạch, một số người bệnh phải nằm ghép 2 người/giường, điều dưỡng không có đủ thời gian tư vấn GDSK cho người bệnh.
- Cơ sở vật chất xuống cấp và không đồng bộ, không có phòng tư vấn tại khoa mà chỉ có góc tư vấn GDSK hoặc bàn tư vấn đặt tại hành lang của khoa hoặc đặt trong buồng bệnh.
- Quy định về tư vấn GDSK cho người bệnh chưa cụ thể, không có quy định sự phối hợp của phòng Điều dưỡng với các phòng ban chức năng tham gia vào công tác TT – GDSK: Phòng Công nghệ thông tin, Kế hoạch tổng hợp...
- Chưa tổ chức được các lớp tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng truyền thông GDSK, tài liệu về THA số lượng ít, không có áp phích dán ở các khoa, tài liệu bị mất hoặc rách chưa bổ xung kịp thời...
- Kiến thức của điều dưỡng về bệnh tăng huyết áp còn hạn chế, đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng trẻ tuổi, điều dưỡng mới.
-Thiếu sự giám sát thực hiện nhiệm vụ tư vấn GDSK của lãnh đạo khoa, phòng: Do thiếu BS, do kiêm nhiệm, đi học, hội thảo, tập huấn...
4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ VẤN GDSK CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN C VẤN GDSK CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN C
Từ thực trạng công tác tư vấn GDSK của điều dưỡng đối với người bệnh tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viện C Thái Nguyên, tôi đưa ra một số đề xuất như sau: 4.1. Đối với bệnh viện và phòng Điều dưỡng
- Cơ sở vật chất trang thiết bị: Phòng Điều dưỡng đề xuất với Ban giám đốc : + Bố trí mỗi khoa có 1 phòng truyền thông GDSK cho người bệnh nội trú
+ Đầu tư thêm trang thiết bị: Phòng truyền thông có đủ bàn ghế; ti vi; áp phích treo dán ở những vị trí dễ thấy, dễ nhìn, nhiều người qua lại; có đủ tài liệu về THA ở góc, phòng truyền thông của khoa để người bệnh và người nhà tham khảo.
- Công tác tổ chức truyền thông GDSK
+ Ban hành các quy định cụ thể hơn về tư vấn GDSK cho người bệnh THA điều trị nội trú. để điều dưỡng làm tốt công tác tư vấn GDSK cho người bệnh, phòng ngừa và kiểm soát tốt huyết áp mục tiêu đề ra.
+ Phòng Điều dưỡng xây dựng quy trình tư vấn GDSK cho cá nhân người bệnh THA và quy trình tư vấn GDSK cho nhóm người bệnh THA, được Hội đồng khoa học của bệnh viện phê duyệt hàng năm (Phụ lục 3, Phụ lục 4).
+ Xây dựng được bảng kiểm đánh giá thực hiện quy trình tư vấn GDSK cho cá nhân và cho nhóm người bệnh tăng huyết áp (Phụ lục 5, Phụ lục 6).
+ Tổ chức lập kế hoạch tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB điều trị nội trú + Tổ chức tư vấn GDSK cho người bệnh 1 tháng/lần lồng ghép vào họp Hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện.
+ Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn về TT – GDSK cho điều dưỡng, đặc biệt cử điều dưỡng tham gia các Hội về tim mạch, THA và tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sau khi đi tập huấn về phải tổ chức tập huấn lại cho điều dưỡng các khoa trong bệnh viện.
+ Tổ Công tác xã hội phối hợp với các khoa lâm sàng làm tốt công tác TT - GDSK + Thành lập Câu lạc bộ người bệnh THA tại bệnh viện để NB gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm về các biện pháp kiểm soát huyết áp phòng ngừa biến chứng.
- Công tác kiểm tra đánh giá: Phòng Điều dưỡng tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tư vấn GDSK cho người bệnh THA tại các khoa (phỏng vấn người bệnh, quan sát, giám sát, kiểm tra sổ lập kế hoạch chăm sóc, phiếu chăm sóc). Để điều dưỡng thực hiện tư vấn GDSK cho NB theo quy định.
+ Có biện pháp chế tài: Đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng của bệnh viện động viên những điều dưỡng làm tốt công tác tư vấn GDSK cho người bệnh, được đồng nghiệp và người bệnh khen ngợi. Nhắc nhở, hạ thi đua những điều dưỡng chưa làm tốt công tác tư vấn GDSK cho người bệnh .
+ Hàng quý phòng Điều dưỡng đánh giá công tác tư vấn GDSK cho người bệnh nội trú báo cáo lãnh đạo bệnh viện.
2.2.Đối với các khoa lâm sàng và điều dưỡng trưởng khoa
- Bố trí phòng truyền thông, góc tư vấn – GDSK tại khoa, có tổ chức tư vấn GDSK cho người bệnh khi đang nằm điều trị và hướng dẫn lại khi NB ra viện.
- Điều dưỡng trưởng khoa hoặc điều dưỡng đội trưởng lập kế hoạch tư vấn GDSK cho người bệnh và giao cho ĐD chăm sóc thực hiện tư vấn- GDSK cho người bệnh và người nhà bệnh nhân theo quy định.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tư vấn GDSK cho người bệnh THA tại khoa. Hàng tháng có đánh giá chất lượng tư vấn - GDSK.
- Tổ chức tư vấn GDSK cho người bệnh 2 tuần/lần lồng ghép vào sinh hoạt Hội đồng người bệnh cấp khoa.
- Xây dựng những tấm gương điều dưỡng làm tốt công tác tư vấn GDSK, đề nghị bệnh viện khen thưởng động viên.
2.3.Đối với điều dưỡng viên
- Điều dưỡng thường xuyên duy trì công tác tư vấn GDSK, hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và trước khi ra viện.
- Chủ động học tập nâng cao kỹ năng truyền thông, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe thuyết phục, giao tiếp ứng xử, thân thiện với người bệnh và người nhà. Tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Nắm vững kiến thức về bệnh THA để có kiến thức tư vấn GDSK cho người bệnh.
- Chủ động thực hiện công tác GDSK, sắp xếp công việc hợp lý, khoa học để có thời gian tư vấn GDSK cho người bệnh THA, góp phần nâng cao nhận thức của bệnh nhân về cách phòng bệnh, kiểm soát HA, hạn chế những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
5. KẾT LUẬN
5.1. Đánh giá công tác tư vấn GDSK của điều dưỡng đối với người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện C
Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh THA tại Bệnh viện C được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 07/2011/TT – BYT và Thông tư số 07/2014/TT- BYT của Bộ Y tế; Bệnh viện đã xây dựng được và ban hành quy định về tư vấn và các hình thức tư vấn GDSK cho NB nội trú.
Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh THA được áp dụng theo phương pháp tư vấn trực tiếp cho cá nhân người bệnh THA do điều dưỡng chăm sóc thực hiện tại giường hoặc tại bàn tư vấn, tư vấn cho nhóm người bệnh THA do điều dưỡng trưởng khoa thực hiện 1 tháng/lần
Tư vấn cho cá nhân NB tăng huyết áp: Các biện pháp tuân thủ điều trị thuốc và các biện pháp thay đổi lối sống.
. - Tuân thủ điều trị thuốc: 100% người bệnh được điều dưỡng trực tiếp tiêm thuốc và cho uống thuốc tại giường. Trước và sau khi uống, tiêm thuốc đều được điều dưỡng theo dõi HA và các tác dụng của thuốc HA, báo cáo BS xử trí và điều chỉnh thuốc kịp thời. Không có người bệnh bị tai biến do dùng thuốc xảy ra trong bệnh viện.
Tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống: Điều dưỡng đã hướng dẫn cho NB: Ăn nhạt; không hút thuốc lá, lào; hạn chế uống rượu, bia…phần lớn người bệnh đã thực hiện được theo hướng dẫn.
Tư vấn GDSK cho người bệnh tăng huyết áp theo nhóm: Tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt Hội đồng người bệnh cấp khoa . Khoa Nội Tổng hợp, khoa Nội Tim mạch – lão khoa, Hồi sức cấp cứu có tổ chức tư vấn GDSK cho nhóm người bệnh tăng huyết áp. Các nội dung đã tư vấn giáo dục sức khỏe được ghi lại trong sổ họp Hội đồng người bệnh cấp khoa và sổ Tư vấn GDSK của khoa theo quy định.
Tại các khoa khối Nội: 85% NB khi vào khoa được tư vấn ngay, 90% người bệnh được tư vấn trong thời gian nằm viện, 80% NB được tư vấn GDSK khi ra viện.
Tại các khoa trong khối Ngoại: Người bệnh tăng huyết áp được điều dưỡng tư vấn giáo dục sức khỏe khi mới vào khoa 71.4%, trong khi nằm viện 85.7%, trước khi ra viện là 65%.
5.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn GDSK cho người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện C
* Đối với Bệnh viện và phòng Điều dưỡng
+ Bố trí phòng TT- GDSK cho người bệnh nội trú tại các khoa lâm sàng
+ Đầu tư thêm trang thiết bị, tài liệu về THA:Ti vi, áp phích treo ở những vị trí dễ