III. THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC
3. Khảo sát thực trạng GDSK cho người bệnh THA tại khoa Nội Tim mạch
BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc
3.1. Thực trạng kiến thức của người bệnh THA
Thông qua phỏng vấn nhanh một số người bệnh THA đang điều trị tại khoa Nội Tim mạch - BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc tôi nhận thấy:
Kiến thức của người bệnh về chăm sóc bệnh THA ở mức độ trung bình. Về chế độ ăn chỉ có một số ít người bệnh có kiến thức tốt về chế độ ăn (cụ thể người bệnh biết không ăn mặn, hạn chế mỡ và các phủ tạng động vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây…). Số còn lại chỉ nắm được kiến thức chung chung, khi đi vào hỏi cụ thể thì người bệnh không nắm được chi tiết chế độ ăn, chính vì vậy người bệnh không biết cách xây dựng chế độ ăn đúng cho bản thân.
Đối với kiến thức về dùng thuốc: Người bệnh chỉ biết dùng thuốc theo đơn của bác sỹ, tuy nhiên người bệnh không biết cách theo dõi những tác dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc như thế nào.
Đối với chế độ tập luyện: Người bệnh biết là THA cần tập luyện thể dục hàng ngày, nhưng không biết lựa chọn hình thức tập luyện thích hợp cho bản thân và cũng không biết thời gian tập cụ thể trong từng trường hợp.
Đối với kiến thức về biến chứng của THA: Đa số NB chỉ biết biến chứng về tai biến mạch máu não còn các biến chứng về suy thận, suy tim, mắt… hầu như NB đều không biết đến.
Về cách theo dõi và tái khám sau khi ra viện: NB biết là phải đến khám lại theo đơn của bác sỹ nhưng NB không biết các dấu hiệu cần phải theo dõi và không biết các dấu hiệu nào chỉ bảo cần phải đi khám bác sỹ ngay.
Như vậy người bệnh THA chỉ nắm được kiến thức chung chung về bệnh THA, những kiến thức cụ thể và chi tiết người bệnh vẫn chưa nắm được, chính vì vậy mà người bệnh không áp dụng được kiến thức đó vào trong việc tự chăm sóc cho bản thân tại gia đình và cộng đồng.
3.2. Thực trạng GDSK tại khoa Nội Tim mạch - BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc
Thông qua phỏng vấn một số người bệnh và quan sát thực tế công tác GDSK cho NB tăng HA của nhân viên y tế tại khoa nội tim mạch BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc tôi nhận thấy:
Hầu hết người bệnh THA khi vào điều trị tại khoa đều được nhân viên y tế GDSK. Tuy nhiên, khi tiến hành GDSK cho người bệnh THA, nội dung GDSK còn khá sơ sài nhân viên y tế thường chỉ chú trọng đến cách dùng thuốc và chế độ ăn còn lại những nội dung tập luyện, theo dõi biến chứng, và tái khám NB ít được GDSK.
Hình thức GDSK cho NB THA chủ yếu là tư vấn trực tiếp được lồng ghép trong quá trình chăm sóc. Người bệnh chưa có các buổi tư vấn cụ thể cũng như chương trình giáo dục chi tiết. Khoa cũng chưa tạo được môi trường để NB chia sẻ khiến thức với nhau.
Nguồn thông tin người bệnh THA được nhận thông tin GDSK chủ yếu qua nhân viên y tế tư vấn còn lại các hình thức khác (qua đài, tivi, internet, sách báo, tài liệu, tờ rơi, pano, áp phích) hầu như NB ít được biết đến.
Trong khi đó, nhu cầu của NB tăng HA về các nội dung GDSK khá đa dạng: Hầu hết NB đều mong muốn GDSK về các nội dung (cách sử dụng thuốc, chế độ ăn, biến chứng THA, cách theo dõi tác dụng phụ của thuốc, chế độ tập luyện…) và mong muốn nhận được các thông tin về THA từ nhiều chiều và nhiều nguồn thông tin.
Như vậy thực trạng về công tác GDSK cho NB tăng HA tại khoa nội BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc có những ưu điểm sau:
+ Các lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa luôn quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo công tác GDSK cho NB tăng HA.
+ Đa số cán bộ y tế có tâm huyết với nghề.
+ Khoa đã tổ chức triển khai GDSK cho NB tăng HA bằng hình thức tư vấn trực tiếp lồng ghép trong quá trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh. Vì thế khi vào khoa, NB được điều dưỡng tư vấn một số kiến thức về bệnh THA.
+ Khi NB được xuất viện về cộng đồng, NB được hướng dẫn về chế độ dùng thuốc, chế độ ăn và cách theo dõi HA thường xuyên tại nhà để phát hiện những biến chứng của THA.
- Tuy nhiên công tác GDSK cho NB tăng HA tại khoa nội BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn một số nhược điểm/ hạn chế sau:
Đa số điều dưỡng tại khoa có trình độ trung cấp và chưa được tập huấn về công tác GDSK vì thế chất lượng GDSK chưa cao, cách thức GDSK chưa phù hợp với từng NB.
Nội dung GDSK còn sơ sài, GDSK cho NB còn mang tính hình thức, chưa sâu sát đến từng NB.
Khoa cũng chưa có quy định cụ thể về GDSK cho người bệnh THA tại khoa. Hình thức GDSK còn sơ sài, đơn giản. Hầu hết mới chỉ tập trung vào hình thức tư vấn trực tiếp, các hình thức khác chưa được quan tâm, đặc biệt là chưa tạo được môi trường cho NB chia sẻ kinh nghiệm với nhau.
Hạn chế tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện công tác GDSK: Chưa có phòng truyền thông GDSK, chưa đa dạng các hình thức truyền thông GDSK cho NB tăng HA (không có tranh ảnh, pano, áp phích), NB vào khoa chỉ được cán bộ y tế tư vấn THA.
Trình độ hiểu biết của mỗi NB khác nhau nên tiếp thu kiến thức còn hạn chế, điều dưỡng chưa xây dựng được cách thức GDSK phù hợp với các đối tượng người bệnh.
Công việc của điều dưỡng đôi khi bị quá tải do nguồn nhân lực còn hạn chế điều dưỡng chưa đầu tư thời gian vào công tác GDSK cho người bệnh.
- Nguyên nhân của hạn chế
Kỹ năng truyền thông GDSK của một số cán bộ y tế còn hạn chế nên khi tư vấn GDSK cho NB chưa hiệu quả, một số điều dưỡng chưa nhận thức hết tầm quan trọng của GDSK nên chưa chú trọng đến nhiệm vụ GDSK cho NB.
Do hạn chế về nhân lực, kinh phí, trang thiết bị (chưa có phòng TT – GDSK đôi khi phải sử dụng phòng giao ban, phòng học của học sinh để họp hội đồng NB, tư vấn trực tiếp rất nhanh trong quá trình chăm sóc NB, không có buổi tư vấn cụ thể) nên hiệu quả GDSK chưa cao.
Do tình trạng quá tải, nhân lực điều dưỡng ít nên không đủ thời gian để GDSK một cách đầy đủ.
Do độ tuổi, trình độ dân trí không đồng đều, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự tiếp thu của mỗi NB khác nhau nên có một số ít NB chưa tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế về bệnh tăng HA.
HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC
Hình 4: Điều dưỡng tư vấn cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân THA Hình 3: Điều dưỡng đo huyết áp cho người bệnh
Hình 5: Điều dưỡng thực hiện khảo sát kiến thức của người bệnh
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH THA
TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH – BVĐK TỈNH VĨNH PHÚC
Nhằm nâng cao chất lượng công tác GDSK cho người bệnh THA tại Khoa Nội – Tim mạch, BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đề xuất một số giải pháp sau:
- Mở thêm các lớp tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng TT – GDSK, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh cho bác sĩ và điều dưỡng khoa Nội Tim mạch.
- Xây dựng những quy định cụ thể về GDSK cho NB tăng HA tại khoa, cụ thể như sau:
+ Điều dưỡng phải tư vấn về bệnh THA cho NB từ khi vào khoa điều trị cho tới khi NB ra viện.
+ Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, thảo luận nhóm và tư vấn GDSK cho NB về THA 1 lần/tuần tại buồng bệnh.
+ Thành lập và duy trì hoạt động câu lạc bộ người bệnh THA để NB tự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về bệnh THA 1 lần/tháng.
- Xây dựng tờ rơi và áp phích truyền thông về THA: Nội dung GDSK nhấn mạnh vào những vấn đề NB còn chưa biết, chưa hiểu, thiếu sót về THA như: Khái niệm về THA, cách dùng thuốc khi ra viện, chế độ ăn, các biến chứng THA, cách theo dõi và phòng bệnh THA. Áp phích sẽ được dán tại bảng tin của khoa và tại các buồng bệnh. Tờ rơi sẽ được sử dụng trong các buổi sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt câu lạc bộ của người bệnh.
- Trong quá trình GDSK phải phân loại người bệnh được GDSK để có biện pháp GDSK phù hợp với từng người bệnh.
- Đa dạng hóa các hình thức GDSK cho NB như: tư vấn cá nhân, thảo luận nhóm, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tổ chức trò chơi tìm hiểu về bệnh THA.
- Đề xuất khoa Nội Tim mạch bố trí một phòng rộng, thích hợp để tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ cho người bệnh THA.
KẾT LUẬN