Một số phép tu từ trong tiêu đề Báo in Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiêu đề trên báo in bình định (Trang 78 - 197)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Một số phép tu từ trong tiêu đề Báo in Bình Định

3.2.2.1. Dùng con số để nhấn mạnh

Dạng tên bài này có tác dụng tạo ra sự rõ ràng và có tính thuyết phục cao đối với độc giả. Bởi lẽ thông qua những con số, ngƣời đọc sẽ có cái nhìn chính xác và tin cậy hơn đối với thông tin mà tác giả đƣa ra. Chính vì vậy, tần số sử dụng các con số trong tên bài trên Báo in Bình Định khá cao, với 213 lƣợt, bởi các con số có tác dụng rất tốt trong các tiêu đề. Những con số sẽ tạo ra sự tin cậy và một hình ảnh chính xác cho câu tiêu đề. Số lẻ thƣờng gây sự chú ý tốt hơn số chẵn (riêng số 10 là một số chẵn ngoại lệ).

Ví dụ 54: 10 năm sống trong ngập (05/10/2016) Ví dụ 55: Căng thẳng cuộc đua top 3 (13/3/2017)

Ví dụ 56: 25 năm tù giam cho kẻ hiếp dâm, giết người (22/3/2018) Trong các tên bài chúng tôi khảo sát đƣợc trên Báo in Bình Định, hầu hết các số dù nhỏ hay lớn đều đƣợc viết dƣới dạng số, không viết dƣới dạng chữ. Ngoài ra, ngƣời viết còn sử dụng cả số La Mã trong tiêu đề ở một số trƣờng hợp biểu thị các kỳ đại hội, các kì họp Quốc hội.

và có niềm tin chắc chắn hơn đối với thông tin mà ngƣời viết đƣa ra. Bởi lẽ, để có đƣợc các con số đó, phóng viên, nhà báo cũng phải có sự khảo sát thực tế hoặc thống kê, tổng hợp từ những nguồn thông tin khác nhau nhằm để phản ánh kịp thời các thông tin trên địa bàn ở những thời điểm nhất định.

Ví dụ 57: Chuẩn bị trên 40,5 triệu cây giống phục vụ trồng rừng (6/8/2018)

Ví dụ 58: 3.310 học sinh được hỗ trợ gạo (26/9/2018)

Ví dụ 59: Hơn 11.000 ĐVTN tham gia “Ngày chủ nhật xanh”

Nhƣ vậy, cách dùng con số “biết nói” để nhấn mạnh trong các tiêu đề

đƣợc các phóng viên, nhà báo khá thƣờng dùng khi đặt “tiêu đề”. Để tránh sự dài dòng, không “bắt mắt” độc giả, việc sử dụng các con số là một trong

những cách tốt nhất. Điều này có thể do ngƣời viết nắm đƣợc tính chất ngắn gọn của tiêu đề. Mặt khác, dùng con số nhấn mạnh đã góp phần tạo ra nội dung rõ ràng, dễ hiểu, và tăng độ đáng tin cậy đối với độc giả. Lối đặt tên bài này gần nhƣ thành “mẫu” theo loạt tên bài phóng sự điều tra cụ thể.

Ví dụ 60: 200 xe đạp và 100 góc học tập cho bạn nghèo từ “lì xì heo

đất” (29/1/2019)

Ví dụ 61: Hơn 18,2 tỷ đồng hỗ trợ bệnh nhân nghèo trong 6 tháng đầu

năm (3/7/2019)

Ví dụ 62: Thực hiện “4 xin, 4 luôn” trong ngành y tế (26/8/2019) Ví dụ 63: 25 hộ dân khu tập thể 508 chờ “sổ đỏ” (1/11/2018)

3.2.2.2. Dùng dấu chấm lửng giữa tên bài

Dạng tiêu đề có sử dụng dấu chấm lửng cũng đƣợc một số tác giả sử dụng khi đặt tiêu đề nhƣng ít hơn, chỉ 91 lần. Theo kết quả khảo sát, chúng tôi thấy một số tác giả dùng dấu chấm lửng đặt sau từ ngữ nhằm biểu thị sự châm biếm, hài hƣớc hoặc gây bất ngờ trong suy nghĩ của ngƣời đọc.

STT Tiêu đề Ghi chú

1 Vì ... thƣơng nên phải hầu tòa 22/2/2018

2 Vẫn chƣa hết .... ―nóng‖ 24/3/2018

3 Đi một ngày đàng... 25/3/2018

4 Bắt đầu từ khâu...kiểm định 4/4/2018 5 Có một... ―thế giới hoa hồng‖ 20/5/2018 6 Sống gần nhà máy nƣớc vẫn... ―khát‖ 19/8/2019

7 Bệnh viện đi đòi ... ―nợ‖ 23/12/2019

8 Sẽ có sự ... ―lột xác‖ 22/12/2019

Ví dụ 64: Vì ... thương nên phải hầu tòa (22/2/2018)

Dấu chấm lửng đƣợc sử dụng ở tiêu đề trên không thể không gây sự tò mò của độc giả. Khi đọc xong nội dung bài viết độc giả không khỏi sự xúc động khi bị cáo vì lòng thƣơng ngƣời đã tiếp tay trộm cắp phụ tùng xe Honda để giúp 2 anh “Vì thương 2 anh không có tiền sửa xe”. Tại phiên tòa, với câu trả lời của bị cáo khiến những ngƣời xét xử, ngƣời dự khán, tin bị cáo thật thà, nhƣng lại trách bị cáo đặt tình thƣơng không đúng chỗ, vì tiền bán tài sản trộm, bị cáo không đƣợc chia đồng nào.

Ví dụ 65: Bắt đầu ngay từ khâu ... kiểm định (4/4/2018)

Ở ví dụ này, tác giả đã sử dụng dấu chấm lửng nhằm thể hiện sự kỳ vọng của việc phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa Cục Thuế tỉnh và Sở Giao thông vận tải chính thức ra đời sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh. Vì thực tế tình trạng xe không đăng ký kinh doanh, không đăng ký kê khai nộp thuế, một số đơn vị kê khai chƣa sát thực tế, chây ì, nợ đọng thuế vẫn còn xảy ra. Chính dấu chấm lửng này đã khiến nhiều độc giả phải suy nghĩ và cũng mong muốn có đƣợc kết quả tốt.

Ví dụ 66: Sống gần nhà máy nước vẫn... “khát” (19/8/2019)

Ở ví dụ này, dấu ba chấm đã tạo cho độc giả sự băn khoăn khiến cho họ phải tìm hiểu, đọc hết nội dung bài viết để tìm ra nội dung chính của bài viết.

Nội dung mà bài báo đề cập đến chính là sự phàn nàn của bà con nhân dân khi nhà máy nƣớc sạch đƣợc xây dựng chỉ cách các hộ dân vài kilomet nhƣng đang vào mùa nắng nóng gay gắt lại không có nƣớc cho nhân dân sinh hoạt.

Nhƣ vậy, qua phân tích có thể thấy, việc dùng cấu trúc bỏ lửng mà dấu lửng hiện diện ở giữa tên bài là không nhiều. Bởi lẽ, việc dùng dấu chấm lửng nhiều khi lại tạo cho tiêu đề có vẻ nhƣ dài dòng, rối mắt và đôi khi khiến cho thông tin tác giả đƣa ra trở nên mơ hồ, khó hiểu. Điều này, chứng tỏ các tác giả trên Báo in Bình Định vẫn luôn có ý thức đảm bảo tính chất ―nghiêm

chỉnh” cần có của tiêu đề báo Đảng. Đó là yêu cầu ngắn gọn, chính xác,

không mơ hồ, chung chung.

3.2.2.3.Đặt ra những câu hỏi

Các câu hỏi thƣờng có tác động mạnh và trực tiếp tới não bộ của chúng ta. Chỉ cần nhìn thấy câu hỏi là chúng ta đã bị kích thích. Nó vừa gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức xúc, đáng đƣợc quan tâm nào đó, vừa hứa hẹn câu trả lời thỏa đáng trong bài viết. Vì vậy, chúng sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu tâm lí là muốn tìm tòi, khám phá cụ thể của con ngƣời. Lí do trên đã thúc đẩy một số phóng viên lựa chọn cách thức trên để tiêu đề cho bài báo của mình. Trong tổng số 2.420 tiêu đề, có 27 tên bài xuất hiện dƣới dạng là câu hỏi, chiếm 1,1%.

Ví dụ 67: Ai bán cây me tây cổ thụ?

Khi độc giả đọc tiêu đề bài này sẽ không khỏi tò mò muốn biết nội dung bài báo sẽ nói gì về vấn đề này. Một cây me tây hơn 40 năm tuổi trồng trong sân trƣờng mầm non Thanh Quang - thuộc Trƣờng mầm non Phƣớc Thắng (xã Phƣớc Thắng, huyện Tuy Phƣớc) bị đem bán, cƣa hạ lấy gỗ. Cây me tây đã thân thuộc với nhiều thế hệ ngƣời dân địa phƣơng nên việc cây bị cƣa hạ khiến không ít ngƣời thắc mắc. Điều lạ, Ban nhân dân thôn Thanh Quang và UBND xã Phƣớc Thắng đều từ chối việc đứng ra bán cây và cũng

không biết ngƣời mua là ai. Tên bài đƣợc cấu tạo dƣới dạng một câu hỏi đã khiến nhiều độc giả suy ngẫm, muốn biết nguyên nhân dẫn đến sự vƣớng mắc trong các vụ việc này. Chính vì thế, ngƣời đọc mong muốn biết câu trả lời mà các phóng viên thể hiện trong bài viết. Ai là ngƣời bán cây me tây cổ thụ? Câu hỏi ấy vẫn chƣa có câu trả lời.

Ví dụ 68: Pháo vẫn nổ đì đùng: Tại sao?

Tình trạng đốt pháo xảy ra tại nhiều địa phƣơng trong tỉnh vẫn còn xảy ra nhiều gây lo lắng cho nhân dân. Mặc dù việc cấm sản xuất, đốt pháo có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 đƣợc nhân dân cả nƣớc đồng tình và chấp hành nghiêm chỉnh hơn 20 năm qua, thế nhƣng vài năm gần đây, việc vi phạm lại xảy ra trên diện rộng và điều đáng lo ngại là nhiều ngƣời tỏ ra bàng quang, thậm chí đồng tình, bao che cho ngƣời vi phạm. Với tiêu đề bài báo thể hiện rõ sự quan tâm của nhân dân và tìm rõ nguyên nhân để kiên quyết xử lý không để tái diễn tình trạng đốt pháo gây bất an trong nhân dân trong những năm đến.

Ví dụ 69: Quà tặng hay chiêu trò bán hàng? (4/12/2019)

Để nhận đƣợc món quà là chiếc tivi 49inch màn hình phẳng của một công ty bán hàng online tặng khách hàng gọi điện thoại mua hàng trong khung giờ vàng (phƣờng Nhơn Phú, TP Quy Nhơn), đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua hàng online. Thế nhƣng điều chị nhận đƣợc chỉ là những lời mời mua hàng và hứa hẹn. Qua sự việc này chị Hạnh nghi ngờ việc đơn vị bán hàng quảng cáo tặng quà có giá trị lớn cho khách hàng gọi điện mua hàng trong khung giờ vàng chỉ là một chiêu trò bán hàng. Câu hỏi đặt ra khiến ngƣời đọc suy nghĩ nhiều về việc bán hàng online đang rất thịnh hành trong xu thế hiện nay. Đọc qua tiêu đề bài viết này độc giả muốn tìm hiểu nội dung bài viết để suy nghĩ, lựa chọn khi mua hàng online.

không nhiều. Điều này bỡi vì công chúng hiện nay thƣờng có rất ít thời gian trong khi đó lại có rất nhiều loại thông tin đƣợc cập nhật liên tục để độc giả có thể lựa chọn. Vì thế, độc giả luôn mong muốn biết đƣợc nhiều thông tin trong thời gian nhanh nhất. Một số tiêu đề dùng thủ pháp đặt câu hỏi trên Báo in Bình Định:

Ví dụ 70: Dân la, xã chƣa nghe? (10/7/2018)

Ví dụ 71: Bình Định TMS sẽ trụ hạng? (5/10/2018) Ví dụ 72: Tạo thêm bất ngờ? (8/1/2019)

Ví dụ 73: Đất đang sử dụng thành ... đất hoang? (4/5/2019)

Ví dụ 74: Chính quyền tạo điều kiện thi công công trình? (4/8/2019) Việc đặt câu hỏi sẽ giúp gợi ra tính thời sự, tính gợi mở nhiều hơn nhƣng nếu lạm dụng hình thức tiêu đề này không khéo sẽ gây sự nhàm chán đối với độc giả.

3.2.2.4. Dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca có khả năng tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cho tên tiêu đề mỗi bài báo. Hiệu quả này chỉ có đƣợc khi nhà báo biết khai thác vận dụng thành ngữ, tục ngữ một cách linh hoạt. Nhờ những chất liệu dân gian này mà mỗi bài báo sẽ có thêm sức nặng và trở nên rất gần gũi với ngƣời đọc. Ngoài ra, chúng còn có khả năng biến những câu văn vốn xa lạ trở thành những câu nói đời thƣờng mà sinh động, có khả năng diễn đạt tối ƣu những thông tin mà ngƣời viết muốn gửi gắm.

STT Tiêu đề Ghi chú

1 ―Ngựa quen đƣờng cũ‖ (17/8/2018)

2 ―Một sự nhịn chín sự lành‖ (28/4/2018)

3 Về quê mẹ ―Bén rễ, xanh cây‖ (21/1/2019) 4 Đừng để ―Con sâu làm rầu nồi canh‖ (15/9/2019) 5 Không để ―mất bò mới lo làm chuồng‖ (22/6/2019)

Ví dụ 75: “Ngựa quen đường cũ” (23/06/2018)

Câu tục ngữ đã phơi bày cho ngƣời đọc thấy đƣợc một thực trạng đáng buồn trong xã hội ngày nay. Đó là sự suy giảm về ý thức của một bộ phận những ngƣời đã mãn hạn tù về hòa nhập với xã hội nhƣng không lo tu chí làm ăn mà lại tiếp tục lao vào con đƣờng lao lý. Bài viết nói về N.A.H (SN 1982, ngụ huyện Hòa Vang) từng đứng ở tòa nhiều lần để xin hƣởng sự khoan hồng của pháp luật. Thế mà, lần mới đây nhất, vừa mãn hạn tù, H. lại trở về con đƣờng cũ, tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Qua bài viết, tác giả đã gởi gắm hy vọng mỗi ngƣời đều sáng suốt lựa chọn mở cánh cửa đúng cho đời mình để không làm khổ ngƣời thân...

Ví dụ 76: “Một sự nhịn chín sự lành” (28/4/2018)

Câu tục ngữ “Một sự nhịn chín sự lành” ý của câu tục ngữ muốn

khuyên chúng ta rằng: Nên nhƣờng nhịn, nhún nhƣờng một chút để đạt đƣợc kết quả tốt đẹp. Ngƣời ta thƣờng nói, sai thì sửa nhƣng có những lỗi không thể nào sửa đƣợc, nhƣ trƣờng hợp của anh Lê P ở Phù Cát vì một phút không thể tiếp tục kiềm chế cơn giận của mình đã vô tình mang tội danh giết ngƣời vì trong lúc giằng co với anh S, P đã đẩy ngã đối phƣơng xuống mƣơng nƣớc rồi bỏ về. Hậu quả, anh S từ vong vì ngạt nƣớc. Nếu anh P bớt nóng và biết nhƣờng nhịn và bớt vô tâm thì sự việc đã không đi quá xa nhƣ vậy. Tác giả dùng câu tục ngữ trên để làm tiêu đề bài vừa ngắn gọn, súc tích, chứa đựng đƣợc nội dung bao quát của bài viết lại vừa gây đƣợc sự chú ý độc giả.

Ví dụ 77: Đừng để “Con sâu làm rầu nồi canh” (15/9/2019)

Câu tục ngữ “Con sâu làm rầu nồi canh” đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc một thực trạng đáng buồn trong xã hội ngày nay. Đó là sự suy giảm về ứng xử văn hóa trong giao tiếp. Đặc biệt du lịch Bình Định đã và đang trên đƣờng phát triển, hội nhập. Niềm vui đó đang đƣợc nhiều ngƣời dân ủng hộ. Nhƣng nếu nét đẹp văn hóa du lịch không đƣợc phát huy thì dù cố gắng đến đâu cũng

không thể đạt kết quả nhƣ mong muốn. Sự ứng xử thiếu văn hóa của một nữ nhân viên điều hành của hãng Taxi tại sân bay Phù Cát có thái độ hách dịch: ―Không đồng ý thì xuống xe, bỏ hành lý xuống...‖. Với cách ứng xử này sẽ đề nghị lãnh đạo Sở Du lịch và Cảng hàng không Phù Cát cần quan tâm đến những ―hạt sạn‖ này. Dừng để ―con sâu làm rầu nồi canh‖, ảnh hƣởng đến phƣơng châm thân thiện và mến khách mà ngành Du lịch của Miền Đất võ xây dựng lâu nay..‖

Tuy có những ƣu điểm trên nhƣng tiêu đề sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca không đƣợc các tác giả sử dụng nhiều. Qua dữ liệu đã khảo sát, chúng tôi thấy việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong thiết lập tiêu đề Báo in Bình Định chỉ chiếm 0,87%. Điều này có thể do số lƣợng thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, để nắm đƣợc các thành ngữ, tục ngữ đã khó, hiểu đƣợc chúng và vận dụng, lựa chọn một cách linh hoạt, đƣa chúng vào quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí lại càng khó hơn. Nó không chỉ đòi hỏi ngƣời cầm bút phải có vốn hiểu biết sâu rộng và có sự đầu tƣ cho bài viết mà ngƣời đọc cũng phải có vốn hiểu biết, tri thức nhất định mới có thể hiểu đƣợc dụng ý của những thành ngữ, tục ngữ ấy đƣợc dùng trong tiêu đề. Các chất liệu dân gian này hầu hết đƣợc các phóng viên sử dụng một cách khá sáng tạo. Điều này cũng dễ hiểu bởi việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ để thiết lập tiêu đề là một điều không hề dễ dàng. Một mặt, nó đòi hỏi ngƣời viết

“phải nắm được quy tắc về âm điệu, vần nhịp và cách hình thành nghĩa bóng của nó” [18, tr.106]. Mặt khác, phải đảm bảo sao cho thành ngữ, tục ngữ

đƣợc sử dụng nhƣ là thủ pháp làm tăng thêm tính biểu cảm, gây ấn tƣợng sâu sắc đối với ngƣời đọc. Xem xét tiêu đề dạng này, chúng tôi thấy ngƣời viết dùng nguyên dạng các đơn vị thành ngữ, tục ngữ hoặc hình thức cải biên. Trong đó, dùng cải biên thành ngữ, tục ngữ là một thủ pháp sáng tạo trong cách đặt tiêu đề cho bài báo.

3.2.2.5. Dùng biện pháp tu từ

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy nhiều tác giả trên Báo in Bình Định còn sử dụng một số biện pháp tu từ trong việc đặt tên bài để tạo những tiêu đề hay, độc đáo, ―bắt mắt‖ độc giả.

STT Tên bài Ghi chú

1 ―Làm xiếc‖ trên đƣờng 26/2/218

2 ―Diểm đen‖ cần xử lý 30/3/2018

3 Sẻ chia ―giọt máu đào‖ vì sự sống 8/4/2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiêu đề trên báo in bình định (Trang 78 - 197)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)