7. Bố cục của luận văn
1.3.3. Tiêu đề báo
1.3.3.1. Khái niệm
Vì là một tiểu loại của văn bản, báo chí cũng có sự đa dạng trong tiêu đề. Tiêu đề báo còn đƣợc gọi là “tít”, “đầu đề”, “tiêu đề”, “nhan đề”...
nhƣng trong thực tế thuật ngữ tít đƣợc sử dụng rộng rãi bởi đây vừa là thuật ngữ báo chí vừa là một từ nghề nghiệp. Ngoài ra, thuật ngữ này còn có khả năng phái sinh cao, nói cách khác nó tiện lợi cho việc gọi tên các thao tác xử lý “tít”. Tuy nhiên, trong luận văn này chúng tôi dùng thuật ngữ “tiêu đề báo” để đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu mà vẫn chính xác. Thuật ngữ này sử
dụng với ý nghĩa khái quát giống nhƣ nghĩa của các thuật ngữ kể trên.
Theo Vũ Quang Hào, tiêu đề báo “là bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo
chí”, có khả năng „„khái quát được nội dung của cả bài báo trong một cấu trúc ngôn ngữ định danh xác định, chuẩn mực, ngắn gọn và có thể có sức
biểu cảm.” [21, tr. 142]. Nó là yếu tố tiếp xúc đầu tiên giữa tác phẩm với
công chúng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của tiêu đề bài báo. Khác với tiêu đề của tác phẩm văn học, tiêu đề báo có vai trò rất quan trọng.
Nếu xét về phƣơng diện thể loại của bài báo, ta có tên bản tin, tiêu đề phóng sự, tên tiểu phẩm, tên bài ký, tên bài bình luận. Mỗi loại tên bài nhƣ thế có đặc điểm, tính chất và đặc trƣng riêng. Chính cái riêng này có tác dụng hai mặt: một mặt nó giúp độc giả nhận diện ngay đƣợc nội dung, chủ đề mà bài báo thể hiện, mặt khác, nó chế định và đòi hỏi sự trình bày theo những cỡ chữ, kiểu chữ và tông màu nhất định.
1.3.3.2. Đặc điểm nổi bật của tiêu đề báo
Chính vì tầm quan trọng nhƣ thế nên tiêu đề báo lúc nào cũng cần phải nổi bật gây đƣợc sự hứng thú, kích thích độc giả. Vì thế, tiêu đề báo cũng mang những đặc điểm nổi bật nhƣ sau:
Thứ nhất, số lƣợng tiêu đề báo là rất lớn. Mỗi trang báo có thể có đến hàng chục tiêu đề và một số báo bốn trang, mỗi ngày một số thì con số lớn đó là hoàn toàn dễ hiểu.
Thứ hai, chính vì số lƣợng tiêu đề lớn nhƣ vậy nên ngoại trừ những tiêu đề rất đặc biệt, rất hấp dẫn, độc giả khó có thể lƣu nhớ và nhắc lại. Khi đã không nhớ đƣợc tên bài họ cũng khó có thể nhớ đƣợc nội dung của bài.
Thứ ba, đời sống của tiêu đề báo rất ngắn ngủi, xét vào mặt nào đó, nó chỉ “sống” trong khoảng thời gian giữa hai kì báo ra.
Thứ tƣ, tiêu đề báo đòi hỏi một sự hấp dẫn cao, có khả năng “níu mắt” ngƣời đọc với tác phẩm báo chí đó.
1.3.3.3. Chức năng của tiêu đề báo
Bên cạnh những đặc điểm nổi bật, khi nói đến chức năng của tiêu đề báo thì chức năng đầu tiên là phải “đập” vào mắt độc giả.
Nó thể hiện sự lựa chọn của ban biên tập. Do vậy mà đọc toàn bộ các tiêu đề trong một tờ báo, độc giả sẽ biết hôm nay có gì mới và thông tin nào quan trọng hơn.
Tiêu đề báo phải nêu đƣợc chủ đề. Tiêu đề báo phải nhấn mạnh có gì mới, có gì hay để độc giả có thể lựa chọn ngay khi xem lƣớt qua tờ báo.
Tiêu đề là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo chí, cho nên nó cũng có những chức năng chung của tác phẩm báo chí. Nhƣng do chỗ tiêu đề là phần tồn tại tƣơng đối độc lập với bài nên có những chức năng riêng, đặc thù, chức năng định danh thông tin. Do vậy, để thực hiện đƣợc chức năng này tên bài phải thỏa mãn đƣợc hai yêu cầu:
(1). Tiêu đề phải khái quát đƣợc nội dung của cả bài báo trong một cấu trúc ngôn ngữ định danh xác định, chuẩn mực, ngắn gọn và có sức biểu cảm.
(2). Tiêu đề phải đƣợc trình bày hấp dẫn.
1.3.3.4. Tính chất của tiêu đề báo
- Tiêu đề phải rõ ràng, dễ hiểu, nghĩa là làm thế nào để độc giả có thể hiểu ngay lập tức. Tránh các từ trừu tƣợng, từ viết tắt, từ chuyên môn hay từ gây hiểu nhầm.
- Tiêu đề phải ngắn gọn, sinh động, nghĩa là phải viết trực tiếp, loại bỏ các yếu tố thừa, yếu tố lặp.
- Tiêu đề phải chính xác và chứa thông tin, không mơ hồ, chung chung. - Tiêu đề phải thích đáng, phải nêu đƣợc thông tin độc đáo và nhất thiết phải phù hợp với nội dung bài báo.
1.3.3.5. Dạng và cấu trúc của tiêu đề báo
* Về dạng tiêu đề: Có ba loại chính:
- Tiêu đề thông báo: Loại tiêu đề này tóm tắt toàn bộ bài báo để cung
cấp thông tin chính cho độc giả, trả lời một cách đơn giản một số câu hỏi cơ bản: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Nhƣ thế nào? Tại sao?
- Tiêu đề kích thích: Loại tiêu đề này phản ánh cái thần của bài báo hơn
là nội dung bài báo. Nó chỉ chứa một vài yếu tố liên quan đến chủ đề của bài báo, làm cho độc giả tò mò, muốn đọc ngay lập tức.
- Tiêu đề hỗn hợp: Loại tiêu đề này thƣờng đƣợc dùng nhất, hoà hợp
của hai loại trên, nên vừa cung cấp thông tin vừa gợi ý tò mò. [20, tr.144]. * Cấu trúc ngữ pháp của tiêu đề:
Tiêu đề có thể là một từ, một ngữ, một câu, một kết cấu cố định, thậm chí một kết cấu đặc biệt.
1.3.3.6. Các thủ pháp đặt tiêu đề thường gặp
Theo tác giả Vũ Quang Hào trong [21, tr. 150-153], có 11 thủ pháp đặt tiêu đề (hay có 11 loại tiêu đề) thƣờng gặp là:
1). Dùng con số để nhấn mạnh, gây ấn tƣợng: Các con số có tác dụng rất tốt trong các tiêu đề. Số lẻ thƣờng gây sự chú ý tốt hơn số chẵn (riêng số 10 là một số chẵn ngoại lệ). Ví dụ: Bình chọn 10 điểm đến nổi bật của Bình
Định năm 2020 ( 9/2/2020),…
2). Dùng dấu lửng hiện diện ở giữa tiêu đề: Dấu lửng dùng trong tiêu đề để biểu thị rằng ngƣời viết chƣa diễn đạt hết ý, khuyến khích ngƣời đọc tìm hiểu để có nhiều thông tin hơn. Ví dụ: Giảm bớt nỗi lo cho người bệnh,
nhưng…(14/7/2018),…
3). Đặt ra những câu hỏi: Tiêu đề dạng này đặt ra một câu hỏi, nó khơi gợi trí tò mò của ngƣời đọc. Ví dụ: Nên có thời hạn cấp chứng chỉ hành nghề? (21/9/2019),
4). Dùng ngôn ngữ dân gian nhƣ thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca: Sử dụng nguyên dạng; sử dụng một vế hoặc dùng đơn vị ngôn ngữ dân gian, đồng thời thêm, bớt, thay đổi thành tố của nó cho phù hợp với nội dung bài bài báo. Việc áp đụng ca dao, tục ngữ... trong tiêu đề bài viết tạo cảm giác thân quen, khơi gợi tình cảm, gây ấn tƣợng với ngƣời đọc. Ví dụ: “Đến từng
ngõ, gõ từng nhà” (12/10/2019)
5). Dựa theo tên tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi tiếng hoặc nƣơng theo ý thơ, danh ngôn: Các tác phẩm điện ảnh, ca khúc, tác phẩm văn học nổi tiếng vốn đƣợc nhiều ngƣời yêu thích, biết tới, có một lƣợng công chúng nhất định. Cũng giống nhƣ việc sử dụng ca dao, tục ngữ... trong tiêu đề bài viết, tít đặt theo tên các tác phẩm nổi tiếng tạo cảm giác thân quen, gây ấn tƣợng với ngƣời đọc.
Ví dụ: - Xem bói - coi chừng “tiền mất, tật mang” (18/3/2018)
6). Lặp lại những mẫu cấu trúc tiêu đề có sẵn hoặc cấu trúc tiêu đề vốn là những chệch chuẩn đã từng nổi tiếng trong làng báo: Với mỗi tiêu đề hay, cấu trúc của nó có thể đƣợc sử dụng trong nhiều bài viết khác nhau.
Ví dụ: cấu trúc: vừa...vừa... đƣợc biết tới với nguyên gốc là: Vừa mềm
dẻo, vừa chặt chẽ (6/10/2019), Vừa điều trị, vừa lo giữ quỹ (15//2019), với rất
nhiều biến thể nhƣ: Vừa dạy vừa lo! (12/01/2018),...
7). Tạo ra những cấu trúc mới, lạ, bất thƣờng cho tiêu đề. Ví dụ: Những
“lỗ hổng” và nỗi lo chưa dứt (9/10/2019); Đường biến thành sông (24/9/2019),...
8). Dùng biện pháp tu từ nhƣ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, chơi chữ...: Phép tu từ là cách sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Ví dụ: “Mầm xanh” bài chòi ở Nhơn Châu (4/5/2018), Treo “cần câu” giúp hội viên vượt khó (24/9/2019)
9). Dùng những từ ngữ đang hoặc vẫn là điều bí ẩn đối với đa số độc giả: “Bài toán” cần lời giải (20/8/2019), Quanh một chữ “quý” (9/8/2019),...
10). Tạo ra một mệnh đề có vẻ ngƣợc đời làm cho độc giả không thể không tìm hiểu: Ví dụ: Xe máy cày “cõng” xe múc (4/9/2018), Trộm xe máy
theo “đơn đặt hàng” (26/3/2019),…
quát về đặc điểm, tính chất của tên riêng đó: Đƣa tên riêng lên đầu tiêu đề và trích dẫn câu nói của một nhân vật nổi tiếng, có uy tín, khiến ngƣời đọc cảm giác nguồn tin mà tác giả dẫn ra là chính xác, đáng tin cậy. Ví dụ: Cựu Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi bị bắt vì tham nhũng (19/10/2018)
Thực tế khảo sát tiêu đề trên Báo in Bình Định, không phải 11 cách đặt tiêu đề mà tác giả Vũ Quang Hào nêu trên đều có xuất hiện trong các thể loại báo in Bình Định, mà chỉ một số cách đặt tiêu đề nổi bật đƣợc Báo in Bình Định sử dụng mà thôi.