Khái niệm chất lượng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình định (Trang 25 - 28)

7. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại ngân

ngân hàng thương mại

a. Khái niệm chất lượng và đặc điểm

Để hiểu được chất lượng tín dụng, trước hết ta cần hiểu được khái niệm chất lượng là gì? Chất lượng là khái niệm quen thuộc hàng ngày với mọi người, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tuỳ theo đối tượng sử dụng mà khái niệm “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau.

Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các quy định do yêu cầu khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con người và nền văn hoá trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng cũng khác nhau.

Vậy chất lượng là gì? Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO), chất lượng được định nghĩa như sau: Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan.

Từ định nghĩa trên có thể rút ra một số đặc điểm của chất lượng như sau:

+ Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì bị coi là chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.

+ Do chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn biến động nên chất lượng cũng luôn biến động theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng.

+ Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thoả mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.

+ Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chất lượng trong quá trình sử dụng.

+ Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá mà ta vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.

Ngoài ra, khi nói đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán hàng, vấn đề gia hàng đúng lúc, đúng thời hạn đó là yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi thấy sản phẩm mà họ định mua thỏa mãn nhu cầu của họ.

b. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedi, chất lượng tín dụng là một khái niệm không thông dụng, bởi tín dụng bao hàm các hoạt động khác nhau khó đồng nhất và đo lường, bao gồm: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,… Tuy nhiên, cho vay là hình thức tín dụng chủ yếu của NHTM, nên theo nghĩa hẹp thì chất lượng tín dụng chính là chất lượng cho vay của NHTM. Do đó phần trình bày sau đây chất lượng tín dụng được hiểu theo nghĩa hẹp là chất lượng cho vay của NHTM.

của khách hàng và các bên có liên quan. Trong quan hệ tín dụng, các bên liên quan gồm có: khách hàng, ngân hàng và xã hội. Nguyễn Văn Tiến (2013).

+ Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chổ “Tín dụng phải đáp ứng được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, với số lượng, kỳ hạn, lãi suất và lịch trả nợ hợp lý; thủ tục đơn giản, đảm bảo nguyên tắc tín dụng và tuân thủ pháp luật”.

+ Đối với ngân hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ “Tín dụng phải tuân thủ quy trình nghiệp vụ, chính sách tín dụng ngân hàng và pháp luật; tín dụng phải được đảm bảo và đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi; rủi ro tín dụng phải trong giới hạn cho phép và được kiểm soát; hoạt động tín dụng phải mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng, tạo điều kiện cho các dịch vụ khác của ngân hàng phát triển, đảm bảo thanh khoản ngân cao uy tín và vị thế cạnh tranh cho ngân hàng.

+ Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng phải phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá và đời sống dân cư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm.

Qua phân tích ta đi đến khái niệm: Chất lượng tín dụng ngân hàng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng; phù hợp với chính sách tín dụng, bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng; đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội như một tổng thể. Nguyễn Văn Tiến (2013).

Trong kinh doanh ngân hàng, chất lượng tín dụng là một phạm trù để phản ánh mức độ rủi ro trong danh mục cho vay đối với một tổ chức tín dụng hay còn gọi là chất lượng cho vay. Vậy, chất lượng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại NHTM là một phạm trù để phản ánh mức độ rủi ro trong danh mục cho vay đối với một NHTM trog lĩnh vực nông nghiệp hay còn gọi là chất lượng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo định nghĩa của NHNN Việt Nam thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Nếu coi tín dụng là việc “tin tưởng”, trên cơ sở đó trao cho khách hàng sử dụng một giá trị hiện tại với mong muốn nhận được một giá trị lớn hơn trong tương lại thì rủi ro tín dụng chính là khả năng mà mong muốn đó không được đáp ứng hay nói cách khác đó là khả năng xảy ra sự không mong muốn giữa kết quả thực tế và kỳ vọng. Như vậy, xét từ giác độ kinh doanh ngân hàng, thì rủi ro tín dụng chính là rủi ro từ phía khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình định (Trang 25 - 28)