Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trong lĩnh vực nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình định (Trang 28 - 120)

7. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trong lĩnh vực nông

nghiệp tại NHTM

Các chỉ tiêu để phản ánh chất lượng tín dụng tại NHTM không được các nhà nghiên cứu viết riêng cho lĩnh vực nông nghiệp mà được nghiên cứu chung cho tất cả các lĩnh vực, vì vậy, có thể dựa vào lý thuyết chung của tác giả Nguyễn Văn Tiến (2013) về chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu để phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng để hình thành các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng như sau:

1.2.2.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn trong lĩnh vực nông nghiệp

Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Nợ quá hạn có nhiều mức độ khác nhau, căn cứ vào tính chất rủi ro, ta có các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn sau:

a. Tỷ lệ nợ quá hạn trong lĩnh vực nông nghiệp

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn x 100%

Tổng dư nợ trong lĩnh vực NN

Tỷ lệ “Nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp; ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao.

b. Chỉ tiêu “Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn” trong lĩnh vực nông nghiệp

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Tổng số khách hàng quá hạn x 100% Tổng số khách hàng có dư nợ trong lĩnh vực NN

Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 khách hàng vay vốn, thì có bao nhiêu khách đã quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả. Ngoài ra nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn”, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng lớn; ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn”, thì nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng nhỏ.

c. Chỉ tiêu “Cơ cấu nợ quá hạn” trong lĩnh vực nông nghiệp

Tỷ lệ nợ ngắn hạn

quá hạn =

Số dư nợ quá hạn ngắn hạn

x 100% Tổng dư nợ ngắn hạn trong lĩnh vực NN

Tỷ lệ nợ dài hạn

quá hạn =

Số dư nợ quá hạn dài hạn

x 100% Tổng dư nợ dài hạn trong lĩnh vực NN

d. Khả năng thu hồi nợ quá hạn trong lĩnh vực NN

Để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng, người ta còn phân loại nợ quá hạn theo hai tiêu chí:

Tỷ lệ nợ quá hạn

có khả năng thu hồi =

Số dư nợ quá hạn có khả năng thu hồi

x 100% Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi =

Số dư nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

x 100% Nợ quá hạn

1.2.2.2. Các chỉ tiêu nợ xấu

Để hình thành chỉ tiêu “Nợ xấu”, chúng ta phải tiến hành phân loại nợ. Phân loại nợ là quá trình xem xét, đánh giá danh mục cho vay nhằm phân loại các khoản vay nợ vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro và các đặc điểm tương đồng của các khoản vay. Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát chất lượng danh mục cho vay và khi cần thiết sẽ đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao chất lương tín dụng. Danh mục cho vay của NHTM được phân loại thành 5 nhóm sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 369 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xừ lý.

“Nợ xấu” (Non - Performance Loan – NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

Tỷ lệ nợ xấu

trong lĩnh vực NN =

Nợ xấu trong lĩnh vực NN

x 100% Tổng dư nợ trong LV NN

Tỷ lệ “Nợ xấu” cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng trong cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn.

1.2.2.3. Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng trong lĩnh vực NN Tỷ lệ lợi nhuận

từ tín dụng =

Lãi từ tín dụng

x 100% Tổng lợi nhuận

Xét cho cùng, ngoài các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu…, thì chất lượng tín dụng phải được phản ánh bởi tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tổng lợi nhuận thì có bao nhiêu đồng là do tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp mang lại. Lợi nhuận do hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp mang lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn lãi, đảm bảo an toàn cho vốn vay.

Tỷ lệ sinh lời

của tín dụng =

Lãi từ tín dụng

x 100% Tổng dư nợ trong lĩnh vực

nông nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, nó cho biết số tiền lãi thu được đối với tín dụng trong lĩnh vực NN trên 100 dư nợ là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng tốt.

1.2.2.4. Các chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp

a. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD (rủi ro tín dụng)

Do các khoản vay có thể giảm giá trị nên nên việc trích lập dự phòng là cần thiết. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là biện pháp ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất các khoản cho vay đã cấp cho khách hàng. Quá trình trích lập dự phòng chủ yếu dựa trên kết quả phân tích thông tin mang tính cảm quan và có thể được ngân hàng điều chỉnh căn cứ vào diễn biến thực tế. Mặc dù đã có những điểm tương đồng nhất định trong việc phân loại và lập dự phòng rủi ro tín dụng giữa các quốc gia, nhưng việc phân loại nợ và lập dự phòng gặp không ít khó khăn cả về lý thuyết và thực tế, vì chưa có quy định và tiêu chuẩn quốc tế thống nhất được thừa nhận.

Tỷ lệ trích lập

dự phòng RRTD =

Dự phòng RRTD trích lập

x 100% Dư nợ trong lĩnh vực NN

Về trích lập dự phòng RRTD, tại Việt Nam quy định trích lập hai loại dự phòng là dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo thông tư số 01/VBHN- NHNN ngày 31/3/2014 của NHNN như sau:

Dự phòng chung

Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dự các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 trừ các khoản sau đây:

i. Tiền gửi (trừ tiền thanh toán) tại tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại TCTD nước ngoài.

ii. Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Dự phòng cụ thể

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau: R = 

n i Ri 1 Trong đó:

R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;

  n i Ri 1

: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.

Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai - Ci) x r

Trong đó: Ai: Số dư nợ gốc thứ i; Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định

bên dưới. Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. b. Tỷ lệ xoá nợ Tỷ lệ xoá nợ trong lĩnh vực nông nghiệp = Xoá nợ trong lĩnh vực NN x 100% Dư nợ trong lĩnh vực NN

Những khoản nợ khó đòi sẽ được xoá theo quy chế hiện hành (đưa ra hoạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ dự phòng RRTD. Như vậy, một ngân hàng có tỷ lệ xoá nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, nghĩa là chất lượng tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ này lớn (thường là 2% trở lên) thì chất lượng tín dụng ngân hàng được xem là có vấn đề.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại NHTM

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của một ngân hàng, hoạt động tín dụng phát triển cũng kéo theo các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Nâng cao chất lượng tín dụng đã, đang và sẽ là cái đích mà tất cả các ngân hàng thương mại hướng tới. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh các nhân tố từ chính ngân hàng, còn có những nhân tố từ khách hàng của ngân hàng và các nhân tố khách quan khác.

a. Các nhân tố từ phía Ngân hàng

Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Chính sách tín dụng của là một trong những chính sách trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Đó là yếu tố đầu tiên tác động đến việc cung

ứng vốn cho nền kinh tế.

Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhà nước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp. Ví dụ như với các khách hàng có uy tín với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn; còn đối với các khách hàng khác, việc có tài sản đảm bảo là cần thiết.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không. Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường.

Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ.

Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (khách hàng nhập hồ sơ vay vốn). Bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn. Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc nhiều vào chất lượng công tác thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của từng ngân hàng thương mại.

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh can thiệp khi cần thiết và sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cao chất lượng tín dụng.

Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động tín dụng.

Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng là công tác thu thập thông tin. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro tín dụng càng tốt. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ phòng thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua báo cáo tài chính của khách hàng.

Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại không mang tính cứng nhắc. Đối với mỗi khách hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt, thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cho phù hợp. Ví dụ như đối

với các dự án lớn, bước phân tích là rất quan trọng. Thậm chí có trường hợp quá phức tạp, ngân hàng phải thành lập tổ thẩm định riêng.

Công tác tổ chức ngân hàng

Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hoá và sắp xếp có khoa học, có tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình định (Trang 28 - 120)