Những hạn chế trong công tác chăm cho người bệnh nội soi phế quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh nội soi phế quản ống mềm tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc (Trang 31 - 32)

3.2.1 Hạn chế trong hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh/ người nhà người bệnh trước NSPQ

* Qua bảng 2.6 chúng ta thấy người bệnh ngày trước soi được điều dưỡng giải thích về kỹ thuật NSPQ dự kiến làm rất ít chỉ chiếm 56,2%. Qua khảo sát chúng tôi thấy việc tỷ lệ người bệnh được điều dưỡng giải thích về NSPQ thấp có những nguyên nhân sau

- Do nhân lực điều dưỡng của khoa ít chỉ có 12 điều dưỡng, hàng ngày nghỉ trực 02 điều dưỡng, 01 điều dưỡng làm việc tại phòng khám và phòng nội soi, điều dưỡng hành chính, cộng với lượng người bệnh trong khoa đông thường xuyên trên 45 người bệnh (kế hoạch khoa 45 giường bệnh)… Công việc luôn trong tình trạng quá tải, chính vì vậy thời gian điều dưỡng dành người bệnh không nhiều.

- Do cả khoa mới chỉ có 02/ 12 điều dưỡng được đào tạo cơ bản về kỹ thuật thực hành trong phòng nội soi, hầu hết số cán bộ còn lại kiến thức về NSPQ còn hạn chế dẫn đến khó khăm trong tư vấn cho người bệnh.

- Điều dưỡng còn phụ thuộc vào sự giải thích của bác sỹ, chưa chủ động trong việc giải thích cho người bệnh trong phạm vi lĩnh vực của mình

- Do chưa có quy trình cụ thể giành riêng cho điều dưỡng chăm sóc người bệnh NSPQ

3.2.2 Hạn chế trong công tác chuẩn bị người bệnh, hồ sơ bệnh án trước khi NSPQ

Qua bảng 2.8 chúng ta thấy công tác chăm sóc người bệnh trước NSPQ còn nhiều thiếu sót như:

- Trước khi NSPQ điều dưỡng chuẩn bị người bệnh cũng rất ít giải thích về thủ thật NSPQ chuẩn bị thực hiện, tỷ lệ giải thích chỉ đạt 9,3%

- Khi người bệnh / người nhà ký giấy cam đoan khi thực hiện thủ thuật, điều dưỡng gần như không hướng dẫn mà chỉ có bác sỹ giải thích và cho người bệnh/ người nhà ký giấy cam đoan.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do: Quá tải trong công việc, không đủ nhân lực điều dưỡng, do kiến thức của điều dưỡng về NSPQ còn hạn chế chưa được đào tạo, do chưa có quy trình cụ thể giành riêng cho điều dưỡng chăm sóc người bệnh NSPQ nên điều dưỡng không nắm rõ được các công việc cụ thể mình phải làm gì.

3.2.3 Hạn chế trong theo dõi đánh giá tình trạng người bệnh sau NSPQ

Qua bảng 2.13 chúng ta thấy hầu hết người bệnh chỉ được theo dõi, đánh giá các vị trí đau có thể có, các diễn biến bất thường trong khoảng thời gian 02 giờ đầu sau khi NSPQ, còn trong khoảng thời gian từ 02 gời đến 12 giờ và từ 12 giờ đến 24 giờ tỷ lệ người bệnh được theo dõi còn thấp lần lượt là 18,7 % và 15,6%

Nguyên nhân của những hạn chế trên do quá tải trong công việc, không đủ nhân lực điều dưỡng chăm sóc người bệnh, do chưa có quy trình cụ thể giành riêng cho điều dưỡng chăm sóc người bệnh NSPQ nên điều dưỡng không nắm rõ được các công việc cụ thể mình phải làm gì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh nội soi phế quản ống mềm tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)