3.3.1 Xây dựng quy trình điều dưỡng
Về thực tiện chưa có quy trình điều dưỡng: chăm sóc người bệnh nội soi phế quản
Từ những quy trình điều dưỡng như: Quy trình chuẩn bị bệnh nhân làm xét nghiệm cận lâm sàng, Quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật, thủ thuật, Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật, thủ thuật. Tôi đề xuất quy trình chăm sóc NB nội soi phế quản, Kiến nghị phòng Điều dưỡng xem xét, nghiệm thu, quy trình điều dưỡng giành riêng cho: Điều dưỡng chăm sóc người bệnh nội soi phế quản, thông qua hội đồng khoa học bệnh viện phê duyệt.
3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực
Do hiện tại chỉ có 02 điều dưỡng được đạo tạo về NSPQ
Do đặc thù công việc hiện tại nhân lực điều dưỡng còn thiếu nên không thể cùng lúc cử nhiều điều dưỡng đi đào tạo tập trung.
Vì vậy kiến nghị bệnh viện cho phòng Đào tạo bệnh viện xây dựng lớp học tại chỗ, mời giảng viên tuyến trên về đào tạo cho tất cả các điều dưỡng còn lại của khoa Nội tổng hợp, cũng như điều dưỡng một số khoa liên quan có người bệnh nội soi phế quản, hoặc mở các lớp đào tạo trực tuyến về chăm sóc NB Nội soi phế quản với các giảng viên là chuyên gia trong lĩnh vực này.
3.2.3 Bổ xung nhân lực điều dưỡng
- Tập huấn bổ xung kiến thức về nội soi phế quản cho toàn bộ điều dưỡng trong khoa Nội tổng hợp, và một số khoa có người bệnh thường xuyên NSPQ. Do tình hình nhân lực tại khoa Nội tổng hợp hiện đang thiếu khó bố trí nhân lực đào tạo tập trung tại tuyến trên, kiến nghị Phòng đạo tạo phối hợp tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ, đào tạo trực tuyến…
- Đề nghị lãnh đạo bệnh viện bổ xung nhân lực về điều dưỡng cho khoa, nhân lực điều dưỡng có thể tuyển mới (ưu tiên những cá nhân có kinh nghiệm làm việc chăm sóc, liên quan đến Nội soi phế quản) hoặc luân chuyển từ những khoa dư nhân lực.
KẾT LUẬN
Qua đánh giá công tác chăm sóc của điều dưỡng cho 32 người bệnh nội soi phế quản điều trị tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 01 tháng 06 năm 2020 đến 31 tháng 07 năm 2020 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
4. 1.Thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh nội soi phế quản
- Trước nội soi phế quản
Người bệnh được điều dưỡng chăm sóc tốt về các mặt như theo dõi dấu hiệu sinh tồn, thực hiện y lênh thuốc, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, chuẩn bị hồ sơ bênh án, Hướng dẫn người bệnh nhịn ăn, kiểm tra việc tuân thủ các hướng dẫn trước khi NSPQ. Chưa được chăm sóc đầy đủ như: Công tác tư vấn về NSPQ (43,8%)
- Trong nội soi phế quản
Người bệnh được điều dưỡng chăm sóc tốt - Sau nội soi phế quản
Người bệnh được điều dưỡng chăm sóc tốt về các mặt như : Hướng dẫn chế độ ăn uống nghỉ nghơi sau NSPQ, theo dõi dấu hiệu dinh tồn, theo dõi các diễn biến bất thường thời trong 02 giờ sau khi NSPQ. Chưa được chăm sóc đầy đủ như: Theo dõi nhứng diến biến bất thường của bệnh nhân từ 02 giờ đến 24 giờ ( 18,7% và 15,6%)
4. 2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế và giải pháp cải thiện công tác chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh nội soi phế quản
Do chưa có quy trình điều dưỡng giành riêng cho Điều dưỡng chăm sóc người bệnh nội soi phế quản
Trình độ nguồn nhân lực không đồng đều, số điều dưỡng được đào tạo về nội soi phế quản ít
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1. Xây dựng quy trình điều dưỡng giành riêng cho Chăm sóc người bệnh nội soi phế quản
Đề xuất Quy trình chăm sóc NB nội soi phế quản, với căn cứ dựa trên các Quy trình sau: Quy trình chuẩn bị người bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng, quy trình chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật thủ thuật, Hướng dẫn công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh (Thông tư 07/2011/TT- BYT)
* Đề xuất quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh nội soi phế quản: Quy trình chăm sóc người bệnh nội soi phế quản gồm 03 phần: Trước nội soi phế quản, trong nội soi phế quản, sau nội soi phế quản:
Ngày trước nội soi phế quản:
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn bệnh nhân ngày trước khi NSPQ tối thiểu 2 lần trong 24 giờ
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết ( Xquang ngực, điện tin, công thức máu, đông máu cơ bản…)
- Giải thích cho người bệnh hiểu về kỹ thuật NSPQ và mục đích thực hiện kỹ thuật, động viên tinh thần người bệnh yên tâm tin tưởng.
- Hướng dẫn người bệnh nhịn ăn, uống trước khi NSPQ tối thiểu 06 giờ - Thực hiện các y lệnh thuốc, thuốc an thân (nếu có)…
Chuần bị dụng cụ, hồ sơ bệnh án, chuẩn bị người bệnh trước NSQP
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn người bệnh
- Chuẩn bị, kiểm tra đầy đủ kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết đã làm
- Kiểm tra sự tuân thủ hướng dẫn nhịn ăn của người bệnh( hỏi người bệnh/ người nhà)
- Giải thích cho người bệnh hiếu về kỹ thuật NSPQ và mục đích thực hiện kỹ thuật ( với người bệnh chưa hiểu rõ), động viên tinh thần người bệnh yên tâm tin tưởng phối hợp thực hiện kỹ thuật NSPQ
- Hướng dẫn người bệnh/ gia đình người bệnh ký giấy cam đoan làm thủ thuật NSPQ (thực hiện sau khi bác sỹ giải thích)
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị NSPQ, và các dụng cụ vật tư cần thiết nếu có thực hiện sinh thiết, gắp dị vật….
Trong khi thực hiện kỹ thuật NSPQ
- Động viên người bệnh, hướng dẫn người bệnh hợp tác để thực hiện kỹ thuật
- Điều dưỡng thực hiện kỹ thuật
- Thường xuyên theo dõi dấu hiệu sinh tồn của người bệnh qua monitor Sau khi nội soi phế quản:
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn người bệnh vào các thời điểm ngay sau khi NSPQ, các thời điểm 02 giờ, 06 giờ, 12 giờ, 24 giờ sau khi NSPQ và khi cần
- Hướng dẫn người bệnh tiếp tục nhị ăn uống trong 02 giờ đầu sau khi NSPQ ( vì còn ảnh hưởng thuốc tê ăn, uống gây sặc vào đường thở…)
- Giám sát việc tuân thủ chế độ ăn uống của người bệnh trong 02 giờ đầu
- Trong 24 giờ sau khi NSPQ theo dõi, hướng dẫn người bệnh/ người nhà người bệnh nhận biết và báo nhân viên y tế kịp thời các triệu chứng, biến chứng có thể sẩy ra như: Các vị trí đau (đau ngực, đau rát cổ họng, đau mũi…) , các triệu chứng khác như (Ho, ho ra máu, khó thở, đau ngực, buồn nôn, chảy máu, vật vã…)
- Thu dọn, vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị NSPQ, bảo quản trang thiết bị đảm bảo để sẵn sàng soi cho các người bệnh tiếp theo.
- Gửi các bệnh phẩm sinh thiết (nếu có)… 5.2. Về công tác nhân lực
- Tập huấn bổ xung kiến thức về nội soi phế quản cho toàn bộ điều dưỡng trong khoa Nội tổng hợp, và một số khoa có người bệnh thường xuyên NSPQ. Do tình hình nhân lực tại khoa Nội tổng hợp hiện đang thiếu khó bố trí nhân lực đào tạo tập trung tại tuyến trên, kiến nghị Phòng đạo tạo phối hợp tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ, đào tạo trực tuyến…
- Đề nghị lãnh đạo bệnh viện bổ xung nhân lực về điều dưỡng cho khoa, nhân lực điều dưỡng có thể tuyển mới hoặc luân chuyển từ những khoa dư nhân lực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Thị Thuận (2007). Điều dưỡng cơ bản I. Nhà xuất bản y học 2. Trần Thị Thuận (2007). Điều dưỡng cơ bản II. Nhà xuất bản y học 3. Ngô Quý Châu (2007), “Nội soi phế quản”. Nhà xuất bản y học.
4. Nguyễn Hồng Hạnh (2009), “Nhận xét chất lượng cuộc sống bệnh nhân trước và sau nội soi phế quản ống mềm”, Luận văn cử nhân y học, Đại học Y Hà Nội
5. Ngô Quý Châu (2005), “Tình hình bệnh phế quản phổi qua soi phế quản ống mềm tại khoa Hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai từ 12/2000 – 7/2001”, tạp chí nội khoa, 3, trang 26-31.
6. Ngô Quý Châu, Chu Thị Hạnh, Nguyễn Khắc Tường (2006), “Mối liên quan giữa hút thuốc và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong công nhân một số nhà máy công nghiệp ở Hà Nội”, Tạp chí nghiên cứu y học, số 3 năm 2006, trang 16-23.
7. Hoàng Hà, Diệp Văn Cam (2011), “Nghiên cứu kết quả nội soi phế quản ống mềm tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên năm 2011”. 8. Phạm Thị Dung, Nguyễn Thị Hảo (1999). Từ điển văn hóa gia đình,
Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội, trang 95.
9. Nguyễn Sơn Lam, Nguyễn Trần Phùng, Trần Ngọc Thạch (2001), “Chẩn đoán tế bào học chải phế quản trong ung thư phế quản phổi”, 10. Trần Văn Ngọc (2001), “Phương pháp soi phế quản với ống soi mềm”,
Tập 5, phụ bản số 2.2001, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Bộ Y tế (2011) Thông tư 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác điều
dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, ban hành ngày
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT CÔNG TÁC CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH NỘI SOI PHẾ QUẢN TẠI KHOA NỘI TỔNG
HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC
Mã phiếu:………. I. Thông tin người bệnh:
1 Mã bệnh án :……….
2. Họ tên NB:……….. 3.Giới: (1: Nam 2:Nữ) 4. Tuổi:….. 5. Nghề nghiệp: (1.Tri thức; 2. Công nhân; 3. Nông dân; 4. Khác…)
6. Địa dư: (1. Thành thị; 2. Nông thôn; 3.Miền núi; 4. Khác…) 7. ngày vào viện: ngày……tháng……năm 2020;
8. Chẩn đoán:……….. II. Thông tin chăm sóc điều dưỡng:
9. Ngày hôm trước khi SPQ A. Dầu hiệu sinh tồn BN:
Chỉ số sinh tồn Thực hiện Không thực hiện Nhịp tim (l/p)
Huyết áp (mmHg) Nhịp thở (l/p) Nhiệt độ SpO2 (%)
B. Hướng dẫn, tư vấn của điều dưỡng với người bệnh
(1) ĐD Giải thích cho NB/ người nhà NB về thủ thuật dự kiến làm, động viện người bệnh yên tâm, tin tưởng làm thủ thuật: Có Không
(2) ĐD hướng dẫn NB nhịn ăn trước thời điểm dự kiến SPQ tối thiểu 6 tiếng: Có Không
(3) ĐD Thực hiện y lệnh thuốc an thần cho NB(nếu có): Có Không C. Chuẩn bị đủ các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết: Có Không
10. Buổi thực hiện SPQ
A. Chuẩn bị trước SPQ:
(1) Kiểm tra lại các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết : Có Không (2) Kiểm tra người bệnh đã nhịn ăn theo hướng dẫn: Có Không (3) Hướng dẫn NB/ người nhà ký giấy can đoan SPQ: Có Không (4) Giải thích cho NB, người nha về thủ thuật, động viện người bệnh yên tâm, tin tưởng làm thủ thuật: Có Không
B. Dầu hiệu sinh tồn trước SPQ:
Chỉ số sinh tồn Thực hiện Không thực hiện Nhịp tim (l/p)
Huyết áp (mmHg) Nhịp thở (l/p) Nhiệt độ
C. Chuẩn bị dụng cụ: Chuẩn bị đầy đủ Chuẩn bị chưa đầy đủ 11. Chăm sóc bệnh nhân trong khi SPQ:
A. Động viên tinh thần người bệnh: Có Không B. Điều dưỡng thực hiện kỹ thuât: Đạt Không đạt C. Dấu hiệu sinh tồn BN trong SPQ
Chỉ số sinh tồn Thực hiện Không thực hiện Nhịp tim (l/p)
Huyết áp (mmHg) SpO2 (%)
12. Theo dõi, chăm sóc người bệnh sau khi SPQ:
A. Dấu hiệu sinh tồn NB sau khi SPQ (Thực hiện đánh dấu (x), không thực hiện đánh (kh))
Dấu hiệu sinh tồn 0h sau soi 02h sau soi 12h sau soi 24h sau soi Nhịp tim (l/p)
Huyết áp (mmHg) Nhịp thở (l/p)
B. Hướng dẫn, tư vấn của điều dưỡng với người bệnh sau SPQ (1) Không ăn trong 02 giờ sau soi : Có Không
(2) Không uống nước trong 02 giờ sau soi Có Không (3) Nghỉ nghơi tại phòng bệnh trong 02 giờ đầu : Có Không C. Giám sát của điều dưỡng với người bệnh sau khi SPQ (1) Không ăn trong 02 giờ sau soi : Có Không (2) Không uống nước trong 02 giờ khi soi Có Không (3) Nghỉ nghơi tại phòng bệnh trong 02 giờ đầu : Có Không D. Theo dõi, đánh giá các vị trí đau của người bệnh sau SPQ (1) Ngay sau khi soi : Có Không
(2) 02 giờ sau khi soi : Có Không (3) 12 giờ sau khi soi : Có Không (4) 24 giờ sau khi soi : Có Không
E. Theo dõi các triệu chứng bất thường của người bệnh sau khi SPQ ( Ho, khó thở, đau ngực, rát họng, buồn nôn,chảy máu, vật vã…)
(1) Ngay sau khi soi : Có Không (2) 02 giờ sau khi soi : Có Không (3) 12 giờ sau khi soi : Có Không (4) 24 giờ sau khi soi : Có Không