2. Thực trạng và những giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công
2.2.2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, bồi dưỡng ý thức chính trị, ý thức pháp luật, từng
nghề, bồi dưỡng ý thức chính trị, ý thức pháp luật, từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân
Đây là một vấn đề sống còn đối với người công nhân và việc phát triển giai cấp công nhân trong tình hình mới. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang tạo ra một nhu cầu mới về nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Đặc thù của kinh tế thị trường là tính cạnh tranh cao, lao động và việc làm cũng không ngoài tình trạng đó. Sự cạnh tranh trong sử dụng lao động đòi hỏi lực lượng lao động cần được đào tạo một cách chuyên nghiệp và cơ bản. Do đó,
chất lượng lao động, nguồn nhân lực mới là nhân tố quyết định cho sự phát triển và tăng trưởng cao. Đối với người lao động, khi tham gia thị trường lao động nếu chưa được đào tạo cơ bản, đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động, thì rất khó tìm được việc làm, và nếu có, thì cũng thường là việc làm không ổn định, lao động giản đơn, nặng nhọc và thu nhập thấp. Tính cạnh tranh cao cùng với sự sôi động của thị trường lao động đòi hỏi Nhà nước cần có một chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vừa đông đảo, có chất lượng cao vừa phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng kịp thời và lâu dài nhu cầu nguồn lực con người cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, cần thực hiện tốt những vấn đề:
Thứ nhất: Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng
nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, đặc biệt là công nhân trẻ nhằm phát triển giai cấp công nhân về số lượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Để công nhân nước ta có trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ
năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tiếp thu nhanh và làm chủ được công nghệ mới, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh ngày càng cao.
Thứ hai: Đẩy mạnh công tác quy hoạch và kế hoạch đào
tạo nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có trình độ cao, để đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp mới, hiện đại. Lựa chọn, đào tạo một số công nhân thành những nhà kinh doanh có tài, có đức, các nhà quản lý giỏi và các cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ cao, có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới và phương thức kinh doanh hiện đại trong nền kinh tế thị trường.
Thứ ba: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chính trị, ý thức giai cấp và bản lĩnh chính trị, ý thức công dân, tinh thần tự hào dân tộc, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tinh thần phấn đấu vươn lên ngang
tầm thời đại cho công nhân, quyết tâm chiến thắng trong cạnh tranh, tinh thần đấu tranh xây dựng, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp cho công nhân trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy và hoạt
động của tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác tuyên truyền, giáo dục; bảo đảm thống nhất định hướng, nội dung công tác tuyên truyền, giáo dục từ trung ương đến địa phương, cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Thứ năm: Xây dựng, hoàn thiện chính sách đầu tư thỏa
đáng cho các hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Có chính sách ưu đãi đối với hoạt động của các nhà văn hóa lao động, nhà văn hóa thanh niên, câu lạc bộ công nhân, hệ thống truyền thông đại chúng, các hoạt động văn hóa, thể thao và hoạt động của tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ để phát huy mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục