Đặc điểm cơ bản của đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu THU HOẠCH đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 31)

2. Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

2.1. Đặc điểm cơ bản của đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay

Nam hiện nay

Cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nó có sự thay đổi căn bản so với cuộc đấu tranh giành chính quyền trước đây. Thực tế cách mạng thế giới đã chỉ ra, sau cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi, Lênin đã khẳng định cuộc đấu tranh giai cấp sẽ diễn ra trong điều kiện mới, với nội dung và hình thức mới. So với cuộc đấu tranh trong tất cả các giai đoạn lịch sử của Việt Nam từ năm 1930

đến nay, chưa bao giờ cuộc đấu tranh giai cấp lại diễn ra trong bối cảnh phức tạp như hiện nay.

Từ năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã và chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa và siêu cường xã hội chủ nghĩa không còn. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản lại có những bước phát triển mới và chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ đã triển khai một loạt kế hoạch mới nhằm thực hiện âm mưu “bá chủ toàn cầu”.

Về mặt kinh tế, chủ nghĩa tư bản đẩy mạnh quá trình toàn cầu hoá, tăng cường đầu tư vào các nước phát triển, kéo cả loài người vào thị trường thế giới. Với lợi thế về khoa học, công nghệ, vốn, trình độ quản lý và kinh nghiệm quan hệ quốc tế, các nước tư bản phát triển và các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia có thể chi phối nền kinh tế của các nước khác thông qua các chế định kinh tế có tính toàn cầu và thông qua quan hệ song phương, đa phương. Chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội với quy mô toàn diện, tinh vi. Đế quốc Mỹ công khai bày tỏ tham vọng độc tôn

lãnh đạo thế giới với đường lối sẵn sàng can thiệp vào mọi nơi trên thế giới để thực hiện mục tiêu đó, áp đặt giá trị Mỹ và phương Tây lên mọi quốc gia, dân tộc, chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, triệt tiêu kẻ thù cũ và những quốc gia không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Nước ta đang phát triển kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là sự thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh những mặt ưu điểm, còn có những mặt trái, những vấn đề mới nảy sinh của nền kinh tế thị trường, đặt ra yêu cầu đòi hỏi chúng ta phải có phương hướng, biện pháp giải quyết phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. Cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta, ngoài giai cấp công nhân, nông

dân, tầng lớp trí thức, còn có tầng lớp tư sản và các tầng lớp xã hội khác...

Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành từ thế kỷ XIX, ra đời trước giai cấp tư sản Việt nam. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp công nhân sớm xác định được vai trò lãnh đạo của mình và giành ưu thế tuyệt đối. Phần lớn công nhân xuất thân từ nông dân, lại có cùng phong tục tập quán, sinh hoạt cổ truyền của xã hội Việt Nam. Họ có sự thống nhất về lợi ích căn bản ngay trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và được tôi luyện trong quá trình cách mạng lâu dài dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt nam. Hiện nay, giai cấp công nhân có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế, như: trình độ văn hoá và trình độ tay nghề thấp, tỉ lệ đảng viên lãnh đạo ít, giác ngộ bản chất lý tưởng giai cấp ở một bộ phận còn thấp, một bộ phận nhỏ phẩm chất đạo đức yếu kém...

Đối với nông dân, đây là lực lượng đông đảo nhất xã hội, trong cuộc đấu tranh với các thế lực chống chế độ mới,

giai cấp nông dân luôn đứng về phía giai cấp công nhân. Tầng lớp trí thức là lực lượng cơ bản của xã hội mới, có lòng yêu nước, nhiều người ngay từ đầu đã tham gia cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Ngày nay đã có nhiều cống hiến đối với việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đại bộ phận tầng lớp trí thức xuất thân từ các giai cấp và tầng lớp lao động, được đào tạo trong chế độ mới, gắn bó với công nhân và nông dân.

Trên thực tế, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức nước ta là lực lượng cơ bản của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa cùng chung một khối liên minh do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Trong điều kiện cụ thể hiện nay, kinh tế tư bản, tư nhân là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế nhiều thành phần và tầng lớp tư sản có vai trò nhất định trong sự phát triển kinh tế, có khả năng tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng những biểu hiện phản động của bộ phận này là: tích luỹ tư bản bằng mọi

giá, thủ đoạn kinh doanh bất hợp pháp, tăng cường bóc lột và coi khinh, lăng mạ người lao động. Chúng ta phải đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực của tầng lớp này. Lực lượng chống đối cách mạng là những lực lượng thù địch, phản động trong và ngoài nước. Chúng kết hợp với nhau để chống phá cách mạng nước ta. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải luôn cảnh giác với kẻ thù của cách mạng, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, kẻ thù không phải là lực lượng tự do, muốn làm gì cũng được, chủ nghĩa tư bản cũng không phải là một chế độ xã hội phát triển bằng bất cứ giá nào.

Trên cơ sở nắm vững những đặc điểm cơ bản đó, chúng ta xác định nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cách mạng.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w