Nội dung, hình thức cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện

Một phần của tài liệu THU HOẠCH đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 62)

2. Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

2.2.Nội dung, hình thức cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: giai cấp và đấu tranh giai cấp là hiện tượng lịch sử khách quan, là động lực

phát triển của xã hội có giai cấp. Ngay trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác và Ăngghen đã khẳng định: Lịch sử xã hội loài người từ trước tới nay là lịch sử đấu tranh giai cấp. Bởi vì, do địa vị kinh tế - xã hội củacác giai cấp trong xã hội khác nhau nên có điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau và đối lập nhau nên đấu tranh giai cấp là một tất yếu khách quan.

Xét đến cùng thì đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp là do sự mâu thuẫn về lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế. Ở đâu có áp bức bóc lột giai cấp thì ở đó có đấu tranh giai cấp chống lại sự áp bức bóc lột. Chỉ khi nào xoá bỏ được áp bức bóc lột, xoá bỏ được nguồn gốc kinh tế làm phân chia xã hội thành giai cấp thì đấu tranh giai cấp mới không còn. Chỉ có thông qua đấu tranh giai cấp mới có thể giải quyết được mâu thuẫn giai cấp.

Trên thực tế, việc liên minh giai cấp giữa các giai cấp có lợi ích thống nhất cũng chính là tập hợp lực lượng tạo sức mạnh cho cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Chủ nghĩa

Mác - Lênin đã phân tích những cuộc đấu tranh giai cấp trong suốt quá trình lịch sử và các ông cho rằng: lịch sử loài người từ khi có giai cấp đối kháng là lịch sử đấu tranh giai cấp. Những cuộc đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ, địa chủ và nông dân, tư sản và vô sản đã tạo nên sự vận động của lịch sử từ thấp đến cao. Những cuộc đấu tranh giai cấp không phải là những cuộc tạo phản, lật đổ mà là những cuộc đấu tranh có ý nghĩa cách mạng nhằm xoá bỏ những chế độ xã hội, những giai cấp đã lỗi thời, thay đổi quan hệ sản xuất lạc hậu, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất tiến bộ phát triển. Vì vậy, quan điểm mác xít cho rằng đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử xã hội loài người.

Động lực của cuộc đấu tranh xét đến cùng quy định sự phát triển của lịch sử xã hội là quá trình giải quyết những mâu thuẫn kinh tế cơ bản trong nền sản xuất xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Những mâu thuẫn kinh tế đó không tự động giải quyết được mà phải thông qua đấu tranh giai cấp, vì mâu thuẫn giữa lực

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp tiến bộ cách mạng - đại biểu cho lực lượng sản xuất mới với giai cấp phản động - đại biểu cho quan hệ sản xuất lỗi thời. Thông qua cuộc đấu tranh giữa các giai cấp đó sẽ giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong xã hội, tạo nên động lực thúc đẩy lịch sử xã hội phát triển.

Nhưng chúng ta phải thấy rằng, đấu tranh giai cấp không phải là động lực duy nhất thúc đẩy xã hội phát triển. Nó chỉ là một động lực quan trọng của sự phát triển xã hội có giai cấp. Bởi vì, sự phát triển của xã hội bao gồm một hệ thống những động lực mà những động lực này không phải bao giờ cũng trực tiếp gắn liền với đấu tranh giai cấp hoặc do đấu tranh giai cấp mới có được. Cho nên, chúng ta không được tuyệt đối hoá vai trò của cuộc đấu tranh giai cấp. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, vai trò của các cuộc đấu tranh giai cấp khác nhau thì có

những biểu hiện khác nhau. Trong đó, cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh có vai trò lớn nhất trong lịch sử. Vai trò của đấu tranh giai cấp được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

Đấu tranh giai cấp là sự cải tạo và xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới, tạo nên sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xét đến cùng quyết định sự vận động phát triển của toàn xã hội.

Đấu tranh giai cấp là sự giải quyết mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Đó chính là việc giải quyết mâu thuẫn rất cơ bản của toàn xã hội. Nó thúc đẩy đời sống chính trị tinh thần của xã hội phát triển.

Đấu tranh giai cấp là sự cải tạo các giai cấp bóc lột phản động và các lực lượng sản xuất cũ. Đồng thời, nó còn cải tạo ngay cả chính bản thân giai cấp cách mạng và các lực lượng tham gia cách mạng.

Vai trò của đấu tranh giai cấp được thể hiện trong suốt quá trình đấu tranh giai cấp, khi đấu tranh giai cấp phát triển đến đỉnh cao, nó làm bùng nổ cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội giành thắng lợi sẽ làm thay đổi căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội và sẽ chuyển từ hình thái kinh tế xã hội này lên hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn. Chính vì vậy, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội. Nhưng chúng ta cũng phải hiểu rằng, đấu tranh giai cấp không phải là hoạt động bạo lực phá hoại và tiêu diệt mà đấu tranh giai cấp là để phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện tiến bộ xã hội. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giai cấp mang đầy đủ ý nghĩa nhân văn, nhân đạo và quan điểm này đến nay vẫn là cơ sở khoa học để chúng ta phân tích cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giai cấp, Đảng ta luôn trung thành và vận dụng sáng tạo những quan điểm đó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.

Đảng ta luôn coi trọng lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, coi đấu tranh giai cấp là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xã hội chủ nghĩa ở nước ta phát triển.

Nội dung đấu tranh giai cấp được Đại hội Đảng IX

khẳng định: “Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn

vinh, nhân dân hạnh phúc”[10; 86]

Nội dung đó thể hiện sự cần thiết và tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ tất yếu còn đấu tranh giai cấp và đấu tranh giữa hai con đường. Đảng ta khẳng định rằng, hiện nay và trong cả thời kỳ quá độ ở nước ta còn tồn tại một cách khách quan các giai cấp và đấu tranh giai cấp, không thể xoá nhoà ranh giới giữa các giai cấp, không thể phủ nhận đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên, đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay diễn ra trong điều kiện mới với những nội dung mới và bằng những hình thức mới.

Đại hội Đảng IX xác định: “Trong thời kỳ quá độ có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội” [11; 85].

Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng hiện nay không như trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng không như lúc mới bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, lợi

ích cơ bản lâu dài của các giai cấp thống nhất với lợi ích của dân tộc, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa vẫn còn nhưng gắn với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống nghèo nàn lạc hậu, khắc phục tình trạng nước nghèo, chậm phát triển.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải thực hiện cuộc đấu tranh giai cấp mới từng bước đạt được mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là xoá bỏ áp bức bất công và thực hiện công bằng xã hội. Đất nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ nền sản xuất nhỏ, tiểu nông, trải qua hàng trăm năm dưới chế độ thực dân phong kiến, tâm lý tư tưởng tập quán lạc hậu còn nặng nề cho nên phải đấu tranh để khắc phục những những lực cản đó đang tồn tại trong xã hội.

Tình hình quốc tế có nhiều vấn đề phức tạp, kẻ thù thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mặt khác, nước ta lại trong quá trình tham gia vào các quan hệ quốc tế mở rộng

hợp tác đa phương, đa dạng hoá, có những tích cực và cả tiêu cực tác động ảnh hưởng đến quá trình xây dựng đất nước.

Thực tiễn tình hình đất nước trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đấu tranh giai cấp trong thời kỳ đổi mới đã thu được một số thành quả: cơ sở kinh tế - xã hội chủ nghĩa được củng cố và phát triển, chính trị - xã hội về cơ bản được ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, hệ thống chính trị - xã hội ổn định và được củng cố.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn, nhận thức về đấu tranh giai cấp, quán triệt và tuyên truyền còn hạn chế, vấn đề đấu tranh giai cấp ít được đề cập. Từ nhận thức đó nên trong thực tiễn đấu tranh giai cấp còn vấp váp, nhận thức về kinh tế tư bản và giai cấp tư sản chưa thật đầy đủ. Nội dung của đường lối các chiến lược, phương hướng cơ bản phát triển đất nước tuy vẫn bao hàm nội dung đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ

nghĩa, nhưng những năm gần đây, về mặt hình thức, chúng ta thường ít nói đến “đấu tranh giai cấp”, “đấu tranh giữa hai con đường”. Trong cán bộ, đảng viên ta, hiện nay còn có những cách hiểu không rõ ràng và nhận thức chưa đồng nhất về đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường mà biểu hiện rõ nét nhất là trong lĩnh vực làm ăn kinh tế.

Nội dung đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay được thể hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước hết là, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa

phồn vinh. Đó chính là cuộc đấu tranh để phát triển lực lượng

sản xuất, phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, làm cho dân giàu, nước mạnh, chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, tạo điều kiện cơ bản để bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa công bằng, dân chủ, văn minh.

Hiện nay, vấn đề quan trọng là tăng cường đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Thách thức lớn nhất hiện nay là tình trạng thấp kém của nền kinh tế, khoảng cách về trình độ phát triển giữa nước ta và nhiều nước trên thế giới còn rất lớn. Trong khi đó, đất nước đi lên trong điều kiện cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, trong bộ máy của Đảng và Nhà nước: tệ quan liêu, tham nhũng và sự thoái hoá biến chất về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi. Về động lực phát triển, khác với động lực phát triển của các chế độ xã hội có giai cấp đối kháng, ở nước ta hiện nay, động lực chủ yếu để phát triển đất nước lúc này là phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy khả năng của các thành phần kinh tế và toàn xã hội vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công. Chúng ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng vẫn đang ở trong thời kỳ quá độ nên còn phải chấp

nhận còn có những quan hệ bất bình đẳng, công bằng xã hội còn ở mức thấp so với mục tiêu đề ra. Nhưng ngay trong thời kỳ quá độ chúng ta phải tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết để chống áp bức, bất công. Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội là để xoá bỏ áp bức, bóc lột giai cấp, đem lại sự bình đẳng và công bằng cho mọi người và cho toàn xã hội.

Đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và

hành động tiêu cực, sai trái cũng là nội dung của cuộc đấu

tranh giai cấp ở nước ta hiện nay. Đất nước ta còn đang tồn tại những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; trong đó có cả những tàn dư của chế độ cũ để lại, có cả những cái mới xuất hiện gắn liền với mặt trái của kinh tế thị trường. Tất cả đều là những lực cản rất lớn đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội đích thực ở nước ta. Có những cái nảy sinh từ trong nước, có những cái do ảnh hưởng từ quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế, có những cái do nguyên nhân khách quan song cũng có những cái do nguyên nhân chủ quan. Chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ chúng. Tập

trung xây dựng nước ta có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng.

Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống

phá của các thế lực thù địch đối với nước ta. Kẻ thù muốn xoá

bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta nên tính chất gay go quyết liệt của cuộc đấu tranh giai cấp được thể hiện rõ nét, nhất là vấn đề “ai thắng ai” trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Các thế lực thù địch hiện nay chính là bọn đế quốc phản động xâm lược bên ngoài cấu kết với bọn phản động tay sai trong nước chống lại độc lập dân tộc, đồng thời chống lại quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Đó là kẻ thù dân tộc đồng thời là kẻ thù giai cấp của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cho nên, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề đặt lên hàng đầu là chúng ta phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đối phó và đập tan mọi âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù.

Vì vậy, thực chất đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện

nay là đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, nhưng diễn ra trong điều kiện mới với

Một phần của tài liệu THU HOẠCH đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 62)