II. PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA
2.2.5 Tăng cường đoàn kết quốc tế trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hộ
tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và thế giới.
Chúng ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Phương châm của chúng ta là phát huy tối đa nội lực và tận dụng tối đa
ngoại lực. Giữ gìn truyền thống văn hiến là giữ gìn được bản sắc dân tộc, là duy trì được tính độc lập, tư chủ. Kế thừa phát huy truyền thống dân tộc lại càng cần thiết trong thời đại toàn cầu hóa và hội quốc tế. Chỉ có quán triệt thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh và đường lối đối ngoại của Đảng; đặt trong mối liên hệ hữu cơ mật thiết với an ninh, quốc phòng, với ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mới có thể đảm bảo để hội nhập mà không bị hòa tan, không đánh mất mình, hội nhập quốc tế mà giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc.
Kiên trì phấn đấu theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, Đảng và nhân dân ta tiếp tục kế thừa và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người trong điều kiện mới. Hiện nay đối diện trực tiếp với dân tộc là giặc đói giặc dốt, nghèo nàn lạc hậu, chủ nghĩa bình quân, thói cục bộ địa phương…. song đông đảo nhân dân ủng hộ đường lối đổi
mới của Đảng, cục diện chính trị nước ta ổn định, và có nhiều tiềm năng để phát triển. Tình hình chính trị thế giới, bên cạnh những thuận lợi: quan hệ nước ta với nhiều nước được cải thiện, mở ra triển vọng từng bước bình thường hoá còn có những mặt mới phức tạp tác động vào nước ta. Các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, kích động việc thực hiện đa nguyên chính trị, gây chia rẽ nội bộ hòng xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng và làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc. Trước tình hình mới đòi hỏi cần phải tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn dân, động viên được lực lượng của mọi tầng lớp nhân dân và việc thực hiện mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đến thắng lợi.
KẾT LUẬN
Đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thời kỳ nào, ở đâu không thực hiện được đoàn kết dân tộc thì thời kỳ ấy, ở đó cách mạng gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí bế tắc. Bởi vậy, trong những năm trước mắt và cả trong tương lai đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn là chiến lược, là định hướng cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc ta.
Để kế thừa, phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát
nước, nội dung đoàn kết cần được bổ sung, hoàn chỉnh và đổi mới cả về nội dung hình thức. Không những phải định ra mục tiêu đúng mà còn phải có chính sách biện pháp đúng theo nguyên tắc quyền lợi của các giai cấp và các tầng lớp phải phục tùng quyền lợi của cả dân tộc.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là đoàn kết lâu dài, đoàn kết thành thật và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Quá trình xây dựng khối đại đoàn kết còn là quá trình đấu tranh với những nhận thức sai trái lệch lạc như hẹp hòi định kiến, chống khuynh hướng đoàn kết một chiều vô nguyên tắc. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo, đồng thời tăng cường khối liên minh công nông, trí thức trong khi mở rộng đoàn kết dân tộc.
Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc góp phần tạo nên động lực to lớn để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.