Đẩy mạnh việc thực hiện đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Một phần của tài liệu THU HOẠCH phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 40)

II. PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA

2.2.1 Đẩy mạnh việc thực hiện đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa

trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Kế thừa và phát huy những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn luôn coi trọng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân Việt

Nam liên tiếp giành đựơc thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì độc lập của tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết dân tộc là một bộ phận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh là đường lối căn bản lâu dài trước sau như một của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài học lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 80 năm qua; khi nào Đảng nắm vững và dương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất thì phát huy được sức mạnh của dân tộc, khó khăn mấy cũng vượt qua và cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngược lại, khi nào buông lỏng ngọn cờ độc lập dân tộc, coi nhẹ vấn đề đại đoàn kết dân tộc, thậm trí sai lầm về chính sách dân tộc thì cách mạng gặp khó khăn.

Trong hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhờ đoàn kết một lòng, kiên cường phấn đấu, nhân dân ta đã vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục giành được những

thành tựu quan trọng: kinh tế tiếp tục phát triển nhanh; văn hoá xã hội có những tiến bộ mới; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh quốc gia được giữ vững; quan hệ đối ngoại được mở rộng; việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đạt kết quả tốt.

Những thành tựu nêu trên là điều kiện hết sức quan trọng để tăng cường và tiếp tục mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân và tạo điều kiện thuận lợi để chủ trương đại đoàn kết dân tộc của Đảng tiếp tục đi vào cuộc sống và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Đó là: sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân tăng lên, trở thành một nhân tố căn bản bảo đảm sự ổn định chính trị xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển và tiếp tục nâng cao đời sống của đại bộ phận nhân dân; liên minh công nông trí thức được mở rộng và mang nội dung mới là chủ động hợp tác giữa lao động trí óc và lao động chân tay chặt chẽ hơn để cùng sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn và có chất lượng cao hơn cho xã hội.

Cùng với những chính sách thông thoáng, sản phẩm của tư duy mới về kinh tế, là các hình thức biện pháp xã hội hoá các hoạt động và chính sách xã hội như: xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, cứu giúp đồng bào những vùng bị bảo lụt thiên tai, vv… đã góp phần củng cố niềm tin của đại bộ phận nhân dân đối với Đảng, với chế độ, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Sự đổi mới từng bước hệ thống chính trị, việc tăng cường dân chủ hoá đời sống xã hội, nhất là việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông đảo vào các sinh hoạt chính trị của đất nước, góp phần xoá bỏ những ngăn cách do lịch sử để lại đã có tác dụng tốt làm cho các thành viên trong xã hội cởi mở, xích lại gần nhau hơn, có lợi cho việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Thực hiện tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc củng cố tinh thần đoàn kết các dân tộc anh em điều này

thể hiện rõ trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với các đồng bào dân tộc thiểu số. Nghị quyết Hội nghi lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về công tác dân tộc đã nêu rõ: “Thực hiện tốt chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; chống kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc. Tập trung phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Nâng cao ý thức tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời tăng cường sự hổ trợ, giúp đỡ cửa Nhà nước và cộng đồng. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân sĩ, trí thức dân tộc thiểu số”.

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh cũng thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta.

Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[16]. Quan điểm trên của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rõ sự quán triệt sâu sắc và toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước Việt Nam hiện nay trong quá trình hội nhập khu vực và phát triển thế giới.

Lãnh đạo các nghành, các cấp từ trung ương đến địa phương luôn nhận thức rõ: muốn đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước đoàn kết bền vững thì các dân tộc phải thực sự bình đẳng, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau. Dân tộc đa số phải giúp đỡ dân tộc thiểu số cùng phát triển. Chính quyền các cấp đã quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển toàn diện ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Hiện nay, hầu hết ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, kết cấu hạ tầng đều được xây dựng để phục vụ sản xuất và

đời sống như cá công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, đường giao thông, điện thắp sáng, trạm xá, trường học, bưu điện văn hoá; hỗ trợ đất ở, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn…Từ đó làm cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao.

Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, Đảng ta chủ trương: thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp thành phần, mọi giới, mọi lứa tuổi, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay định cư ở nước ngoài. Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh làm điểm tương đồng, đồng thời tôn trọng những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của cả dân tộc; xoá bỏ mặc cảm,

định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai. Củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận tổ quốc trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w