Thận – Tiết niệu BVĐK tỉnh Phú Thọ năm 2019
2.3.1Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn
- Dấu hiệu sinh tồn được theo dõi tùy theo tình trạng người bệnh, giai đoạn bệnh, tùy vào loại phẫu thuật. Người điều dưỡng theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong ngày đầu 30-60phút/ lần và thời gian theo dõi có thể 12 giờ hoặc 24 giờ sau phẫu thuật.
- Thực tế dấu hiệu sinh tồn của người bệnh thực sự được theo dõi đúng quy định. Trong 24 giờ đầu dấu hiệu sinh tồn được theo dõi đầy đủ các chỉ số về huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ.
2.3.2. Chăm sóc ống dẫn lưu
- Người bệnh sau mổ mở lấy sỏi bàng quang, việc chăm sóc và theo dõi dẫn lưu (dẫn lưu trước bàng quang- khoang Zetzuis) đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người bệnh.
- Điều dưỡng theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của dịch dẫn lưu ghi vào phiếu theo dõi 24 giờ. Ngày đầu tiên số lượng, màu sắc dịch qua ống dẫn lưu bình thường, ngày thứ 2 thì hết dịch và người bệnh được rút dẫn lưu sau 48h.
- Tuy nhiên vẫn còn ĐDV chưa làm tốt công tác hướng dẫn cho người nhà phối hợp với nhân viên y tế theo dõi dấu hiệu bất thường của dẫn lưu như dịch qua dẫn lưu nhiều, máu chảy qua chân dẫn lưu, tụt dẫn lưu báo ngay nhân viên y tế để xử trí kịp thời.
Ảnh 2.1. Sonde dẫn lưu trước bàng quang.
2.3.2.2. Chăm sóc dẫn lưu bàng quang ra da
- Dẫn lưu bàng quang ra da được đặt từ bang quang ra da có tác dụng dẫn lưu nước tiểu sau mổ sỏi bang quang. Sonde dẫn lưu thường dùng là sonde Malecot hoặc sonde Foley.
- Trong 24 h sau mổ dễ có chảy máu bang quang, khi bàng có máu cục gây tắc sonde dẫn lưu bàng quang, gây rò nước tiểu. Vì vậy việc theo dõi và chăm sóc trong ngày đầu rất quan trọng.
- Người điều dưỡng thực hiện đúng quy trình.
- Điều dưỡng theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất của nước tiểu ghi vào phiếu theo dõi 24 giờ, theo dõi 3 giờ/ lần.
- Bơm rửa bàng quang 2 lần/ ngày bằng dung dịch Nacl 0,9 %. - Luôn đảm bảo dây dẫn túi tiểu lưu thông tốt.
Ảnh 2.2. Sonde dẫn lưu bàng quang ra da
2.3.3. Chăm sóc vết mổ
- Vết mổ có xảy ra biến chứng chảy máu ở ngày đầu và thường xảy ra nhiễm trùng ở những ngày tiếp theo.
- Việc chăm sóc vết mổ ngày đầu qua việc theo dõi băng vết mổ có thấm dịch và máu không để phát hiện sớm biến chứng chảy máu vết mổ, rò nước tiểu qua vết mổ qua đó kịp thời xử trí để tránh nhiễm trùng vết mổ.
- Điều dưỡng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thay băng đã được ban hành theo Bộ Y tế quy định.
- Mỗi người bệnh được sử dụng riêng một bộ dụng cụ thay băng được đóng gói riêng từng bộ do khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cung cấp đảm bảo vô khuẩn.
Ảnh 2.3. Chuẩn bị dụng cụ thay băng
- Điều dưỡng đã theo dõi sát tình trạng vết mổ: kích thước vết mổ, vết mổ không sole chồng mép, băng có thấm máu, thấm dịch, có chảy máu, tụ máu,nhiễm trùng, ứ dịch,đau… theo dõi nhiễm trùng vết mổ (sưng, nóng, đỏ, đau).
- Ngày thứ 7 sau mổ vết mổ liền tốt, không có hiện tượng nhiễm trùng, tiến hành cắt chỉ theo y lệnh.
- Tuy nhiên người điều dưỡng chưa tuân thủ đúng 5 thời điểm vệ sinh bàn tay, đây cũng là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn chéo từ người bệnh này sang người bệnh khác. Đồng thời người bệnh chưa được tư vấn các dấu hiệu để phát hiện nhiễm trùng vết mổ
Ảnh 2.4. Thay băng vết mổ
2.3.4. Theo dõi chảy máu sau mổ
- Việc theo dõi chảy máu sau mổ là rất cần thiết và quan trọng, giúp phát hiện sớm tai biến sau mổ để xử trí kịp thời.
- Chảy máu sau mổ là chảy máu vết mổ hoặc chảy máu bàng quang. - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1 giờ/ lần trong 12 giờ đầu
- Theo dõi dẫn lưu Zetzuis và dẫn lưu bàng quang 1 giờ/ lần trong 12h đầu, dẫn lưu chảy nhiều máu báo bác sĩ xử trí kịp thời.
2.3.5. Nhiễm khuẩn sau mổ
- Hội chứng nhiễm khuẩn có thể xảy ra sau mổ sỏi bàng quang. Người bệnh sỏi bàng quang thường có tình trạng nhiễm khuẩn niệu trước mổ, do viên sỏi ở bàng quang thời gian dài. Sau quá trình phẫu thuật, vi khuẩn và độc tố có thể vào máu gây nên tình trạng nhiễm khuẩn sau mổ. Theo dõi phát hiện hội chứng nhiễm trùng
- Theo dõi nhiệt độ phát hiện sốt.
- Theo dõi vết mổ, nhận đinh vết mổ thường ngày thứ 3 trở đi, nếu vết mổ tấy đỏ, có dịch mủ cần cắt chỉ cách.
- Thực tế người bệnh được chăm sóc tốt, không có nhiễm khuẩn sau mổ.
2.3.6. Chăm sóc vận động
- Vận động đúng sau phẫu thuật sẽ giúp cho người bệnh tránh được nhiều biến chứng như: viêm phổi, viêm đường hô hấp...
- Kết quả thu được trong chuyên đề này là vận động của người bệnh không được sự giúp đỡ của người điều dưỡng mà chủ yếu là do người nhà đảm nhiệm, người điều dưỡng chỉ hướng dẫn người nhà người bệnh tập vận động mà không trực tiếp làm vì vậy không được giám sát việc vận động của người bệnh đạt được kết quả gì, người bệnh có thực hiện đúng theo hướng dẫn hay không ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh
2.3.7. Chăm sóc vệ sinh
- Người bệnh được Bệnh viện cho mượn đầy đủ quần áo, chăn màn, được thay đổi quần áo hàng ngày theo quy định.
- Vệ sinh cá nhân cho người bệnh lại do người nhà người bệnh đảm nhiệm nên chúng tôi hướng dẫn người bệnh vệ sinh sạch sẽ vùng bộ phận sinh dục, vệ sinh thân thể, các hố tự nhiên hàng ngày.
2.3.8. Chăm sóc dinh dưỡng
- Đây là vấn đề rất quan trọng đối với người bệnh sau phẫu thuật sỏi bàng quang, đặc biệt trên các người bệnh già yếu suy kiệt. Vì vậy chế độ ăn cần được chú trọng, chế độ ăn phải được cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng.
- Ngày đầu người bệnh được truyền dịch nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. - Ngày hôm sau cho ăn cháo với những người bệnh già yếu suy kiệt cần nuôi dưỡng thêm bằng đường tỉnh mạch.
- Tuy nhiên trong chuyên đề này phản ánh việc chăm sóc dinh dưỡng chưa đảm bảo. Trong ngày đầu khi chưa có nhu động ruột người bệnh phải nhịn ăn và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, người bệnh chỉ được nhận truyền 1000ml dung dịch Glucose 5%/24h. Khi người bệnh có nhu động ruột việc ăn uống lại do người nhà đảm nhiệm chính vì vậy dinh dưỡng của người bệnh chưa phù hợp mà người điều dưỡng lại không kiểm soát được chế độ ăn gây ảnh hưởng đến sự phục hồi sau
phẫu thuật của người bệnh, khoa dinh dưỡng của bệnh viện đã triển khai suất ăn bệnh lý nhưng trên thực tế người bệnh không ăn theo chế độ bệnh lý đã hướng dẫn mà tự phục vụ theo nhu cầu sở thích của cá nhân.
2.3.9. Theo dõi tiểu tiện sau rút ống dẫn lưu và sonde niệu đạo bàng quang:
- Người bệnh đặt ống dẫn lưu bàng quang ra da vĩnh viễn khi ra viện mang ống sonde về, tái khám sau 1 tháng thay ống dẫn lưu bàng quang.
- Người bệnh đặt ống dẫn lưu tạm thời sau 7 ngày được kẹp ống dẫn lưu, người bệnh tiểu tốt sẽ được rút ống dẫn lưu bàng quang.
- Ngày thứ 6 người bệnh sau khi kẹp ống dẫn lưu bàng quang, theo dõi người bệnh khi đi tiểu xem màu sắc, tính chất nước tiểu, xem có rò nước tiểu qua vết mổ không.
- Ngày 7 người bệnh đi tiểu tốt sẽ được rút dẫn lưu, hướng dẫn người bệnh khi đi tiểu nên ép tay vào vị trí dẫn lưu để hỗ trợ giúp chân dẫn lưu liền nhanh.
2.3.10. Giáo dục sức khỏe
-Mục đích giúp cho người bệnh và ngườì nhà hiểu đúng về sỏi bàng quang và sỏi tiết niệu, biết cách chăm sóc sonde dẫn lưu bàng quang, phát hiện các biến chứng khi phải mang sonde dẫn lưu bàng quang, phòng tránh sỏi tái phát. Đặc biệt tư vấn giúp cho người bệnh có tâm lý thoải mái, không lo âu, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc của họ.
Ảnh 5. Tư vấn giáo dục sức khỏe
+ Thực tế trong chăm sóc người bệnh người điều dưỡng chưa chú trọng đến chăm sóc tinh thần cho người bệnh, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, chưa đi sâu vào tâm tư nguyện vọng của người bệnh để giúp người bệnh thoải mái về tinh thần.
+ Thực hiện tư vấn cho người bệnh chưa thực hiện đầy đủ và thường xuyên, người bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh, việc tự chăm sóc trong và sau khi ra viện, người bệnh còn lúng túng trong việc tự chăm sóc khi phải mang theo ống dẫn lưu bàng quang ra da về nhà ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.