Thực trạng
Trong công tác chăm sóc người bệnh ngoài những công tác về chuyên môn, chăm sóc tinh thần cho người bệnh là một công việc không thể nào thiếu được, nó thể hiện sự thấu hiểu của Điều dưỡng đối với người bệnh. Chăm sóc tinh thần được thể hiện qua các tiêu chí: Quan tâm thăm thăm hỏi, giải thích những băn khoăn thắc mắc, sự quan tâm và thăm hỏi người bệnh trong quá trình chăm sóc bằng thái độ ân cần cảm thông, sự tôn trọng và thân thiện của Điều dưỡng, chăm sóc công bằng…Tỷ lệ hài lòng với chăm sóc tinh thần của Điều dưỡng tại Bênh viện khá cao 96,5% (Bảng 2.8). Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lý về tỷ lệ hài lòng về công chăm sóc tinh thần tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang thì có 92,6% người bệnh hài lòng với sự động viên khích lệ tinh thần của Điều dưỡng, thấp hơn khảo sát của chúng tôi của chúng tôi.
Việc hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong khi nằm viện và khi ra viện, kết quả cho thấy vẫn còn 38,5% người bệnh chưa hài lòng với tiêu chí này. Việc hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong khi nằm viện và khi ra viện giúp cho người bệnh có những kiến thức về bệnh để có thể tự chăm sóc và đề phòng những biến chứng có thể xảy ra, khi ĐDV giải đáp những băn khoăn cho người bệnh giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, yên tâm điều trị và tin tưởng vào Bệnh viện. Tuy nhiên, ĐDV chưa thực sự chủ động hoặc chưa đủ tự tin khithựchiệnnhiệmvụnày.
Để Điều dưỡng có đủ sự tự tin và chủ động hơn, việc tập huấn, hướng dẫn cho người Điều dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn đặc biệt là những Điều dưỡng trẻ là hết sức cần thiết.
3.3. Về sự hài lòng đối với quan hệ giữa Điều dưỡng và người bệnh
Thực trạng
Trong tinh hình hình hiện nay sốlượng người bệnh tại các bệnh viện ngày một nhiều, nhu cầu khám chữa bệnh ngày một tăng lên, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa Điều dưỡng và người bệnh đóng vài trò quan trọng trong nâng cao chất lượng chăm sóc. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh hài lòng về mối quan hệ giữa Điều dưỡng và người bệnh là 85%, cao hơn kết quả của Ngô Thị Lan Anh tại Bệnh viện Thái Bình (80,5%) nhưng thấp hơn của Đỗ Thị Bích Thủy và cộng sự tại Bệnh viện Tim Hà Nội(90,1%).Điều dưỡng chào hỏi, giới thiệu bản thân khi vào phòng bệnh giao tiếp với NB vẫn còn ở mức thấp với tỷ lệ chưa hài lòng là 25%.
Giải pháp
Việc giới thiệu bản thân khi vào phòng bệnh của người Điều dưỡng sẽ khiến người bệnh thấy được tôn trọng và tạo niềm tin với người Điều dưỡng, khi có vấn đề cần hỏi hoặc cần can thiệp họ có thể gọi chính xác người Điều dưỡng chăm sóc mình.Chính vì vậy, mỗi Điều dưỡng cần có ý thức để thực hiện điều này, Phòng điều dưỡng cần nhắc nhở và giám sát Điều dưỡng viên luôn mang biển tên và tự giới thiệu bản thân khi chăm sóc người bệnh đặc biệt là những lần đầu tiếp xúc với người bệnh.
3.4. Về sự hài lòng đối với hoạt động chăm sóc trong khi nằm viện
Thực trạng
Hoạt động chăm sóc của Điều dưỡng là phần cơ bản và quan trọng nhất trong thực hành Điều dưỡng, nó tác động lớn đến sự hài lòng của người bệnh và và có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao kết quả điều trị. Vì vậy, người Điều dưỡng cần nắm chắc chuyên môn và thực hành thuần thục các kỹ thuật Điều dưỡng để có thể thực hiện các chăm sóc tốt nhất trên người bênh. Tuy
Điều dưỡng cũng cần để ý đến tâm trạng của người bệnh để tạo cảm giác yên tâm, tin tưởng giảm bớt những lo âu, căng thẳng cho người bệnh. Việc đánh giá những tồn tại trong các hoạt động chăm sóc của Điều dưỡng để tìm ra hướng giải quyết hoặc cải thiện những tồn tại đó, từ đó nâng cao được chất lượng chăm sóc cho người bệnh.
Tỷ lệ hài lòng về các hoạt động chăm sóc của Điều dưỡng là 84%, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lý(2013) tại Bệnh viện Tuyên Quang là 64,4% và tương đương với nghiên cứu của Ngô Thị Lan Anh tại Bệnh viện Thái Bình (2017) là 83,5%, thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Bá Anh tại Bệnh viện Việt Đức là 95,8%.
Có 96,5% người bệnh hài lòng về Điều dưỡng thực hiện quy trình kỹ thuật chuyên môn. Cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Bá Anh(89,9%) và Nguyễn Ngọc Lý (89,4%), Ngô Thị Lan Anh (90,5%) nhưng thấp hơn nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn năm 2011 tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (98,3%).
Giải pháp
Công tác chuyên môn của Điều dưỡng luôn được Bệnh viện chú trọng, tuy nhiên để đáp ứng hết các nhu cầu của người bệnh hiện tại vẫn chư thể hoàn thiện được do đặc điểm chăm sóc của Việt nam, tỷ lệ Điều dưỡng/người bệnh vẫn chưa đủ số lượng Điều dưỡng để thực hiện CSNBTD được ở hầu hết các Bệnh viện chính vì vậy công tác chăm sóc như hỗ trợ vệ sinh, thay quần áo…. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh còn chưa cao, cũng do đặc điểm công tác chăm sóc Điều dưỡng ở Việt nam khi người bệnh có các y lệnh về chụp chiếu, làm các xét nghiệm cận lâm sàng thường có người nhà đi theo hỗ trợ, mô hình triển khai CSNBTD không có người nhà chưa được thực hiện chính vì vậy tỷ lệ hài lòng về tiêu chí Điều dưỡng Vận chuyển, đưa người bệnh đi chụp chiếu, làm xét nghiệm chưa cao đạt 75%. Để làm tốt các tiêu chí này và nâng cao sự hài lòng người bệnh, vấn đề nhân lực Điều dưỡng, trợ lý Điều dưỡng với Bệnh viện vẫn là vấn đề được nhắc đến.