Thực trạng
Công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh là một nhiệm vụ quan trọng của người Điều dưỡng, nhiệm vụ này cần được thực hiện ngay từ khi người bệnh vào viện, trong thời gian nằm viện và trước khi ra viện, nhằm giúp người bệnh và người nhà người bệnh hiểu được nội quy, quy định của Bệnh
sức khỏe. Thông tư 07/2011/TT-BYT đặt nhiệm vụ này đầu tiên trong 12 nhiệm vụ của ĐDV và Bộ Y tế cũng đặt nhiệm vụ này trong tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện.
Trong khảo sát của chúng tôi sự hài lòng chung về công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh vẫn còn 14,4% người bệnh chưa hài lòng, trong đó có 20% người bệnh không hài lòng ở tiêu chí Điều dưỡng h
ướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh trong quá trình nằm viện. Ngoài ra ở các tiêu chí khác như Điều dưỡng hướng dẫn chế độ vận động, nghỉ ngơi trong thời gian điều trị, hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng, hướng dẫn vận động, nghỉ ngơi cách chăm sóc sau khi ra việnsự hài lòng của người bệnh vẫn nằm ở mức trung bình chưa cao.
Có thể thấy kỹ năng tư vấn, GDSK cho người bệnh viện cần nâng cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu và mang đến sự hài lòng cho người bệnh, khi người Điều dưỡng có kỹ năng tư vấn tốt sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình điều trị. Có 80% người bệnh hài lòng về công tác tư vấn GDSK của Điều dưỡng tỷ lệ này ngang bằng kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Anh (80%), cao hơn nghiên cứu của Ngô Lan Anh (72%), Nguyễn Ngọc Lý (66,5). Nghiên cứu của của Bùi Thị Bích Ngà tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2011 (49,6%), nghiên cứu của Trần Ngọc Trung tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2012 (24,7%). Việc trang bị cho người bệnh những kiến thức ban đầu về bệnh tình của mình là hết sức cần thiết nó giúp người bệnh biết cách phòng tránh, luyện tập và đề phòng các biến chứng có thể xảy ra. Tiêu chí hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh trong quá trình nằm viện đạt 80% tỷ lệ người bệnh hài lòng, kết quả cao hơn nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà (53,3%) nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Anh(92,5%), Nguyễn Ngọc Lý(81,9%).
Giải pháp
Từ kết quả khảo sát này cho thấy vẫn còn những hạn chế và tồn tại trong công tác tư vấn, GDSK cho người bệnh, hạn chế còn tồn tại do các khoa điều trị đều trong tình trạng quá tải người bệnh nên khối lượng công việc lớn, thiếu
hụt nhân lực chính vì vậy ngoài dành thời gian cho thực hiện y lệnh và thực hiện các công tác chăm sóc cơ bản người bệnh còn rất ít thời gian cho công tác tư vấn, GDSK, một trong những lý do quan trọng khác nữa là kiến thức, kinh nghiệm và khả năng truyền đạt của Điều dưỡng còn hạn chế đặc biệt là Điều dưỡng trẻ giao tiếp với người bệnh còn e dè thiếu tự tin khi tư vấn. Qua đây cho thấy Bệnh viện cần tổ chức tập huấn hướng dẫn các quy định, cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người Điều dưỡng nhằm nâng cao giao tiếp cho Điều dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ người bệnh hài lòng với công tác chăm sóc của Điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên khá cao, trong đó tỷ lệ hài lòng chung là 92,5%, trong khi vẫn còn 7,5% chưa hài lòng.
Trong các nội dung khảo sát về sự hài lòng của người bệnh, các tỷ lệ người bệnh hài lòng đạt cao nhất là Chăm sóc về tinh thần với 96,5% và thấp nhất là tỷ lệ hài lòng về hoạt động chăm sóc với 84%.
Các vấn đề còn tồn tại là sự hạn chế trong giao tiếp khi chăm sóc người bệnh, hướng dẫn nội quy khoa phòng, hướng dẫn hỗ trợ thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng, hướng dẫn chế độ tự luyện tập phòng biến chứng và chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Từ thực trạng sự hài lòng của người bệnh đối với công tác chăm sóc của Điều dưỡng thông qua khảo sát 200 người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc người bệnh đáp ứng ngày càng cao sự hài lòng của người bệnh, cụ thể như sau:
1. Đối với bệnh viện
-Phòng Điều dưỡng phối hợp với Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến xây dựng kế hoạch tham mưu với lãnh đạo Bệnh viện để tổ chức các lớp tập huấn với nội dung và phương pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho Điều dưỡng viên.
-Cần có sự đầu tư chú trọng hơn đến công tác chăm sóc tại các khoa có người bệnh đông và nặng như Cấp cứu, Hồi sức tích cực chống độc, Trung tâm ung bướu, Ngoại Thần kinh, Chấn thương chỉnh hình… Xây dựng kế hoạch bổ sung nhân lực hợp lý, tạo điều kiện cho Điều dưỡng có điều kiện thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện.
-Trước mắt vẫn tiếp tục duy trì các nâng cao năng lực cho điều dưỡng với đa dạng hình thức như đào tạo định hướng, đào tạo liên tục, cầm tay chỉ việc, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề cho Điều dưỡng để cập nhật kiến thức cho đội ngũ Điều dưỡng trẻ mới tuyển dụng.
2. Đối với Điều dưỡng viên
- Bản thân người Điều dưỡng cần có ý thức chủ động trau dồi chuyên môn nói chung, kỹ năng giao tiếp với người bệnh,có ý thức chủ động chào hỏi giới thiệu bản thân và chức danh với người bệnh và người nhà người bệnh tạo sự thân thiện khi chăm sócvà đặc biệt là kỹ năng thực hành lâm sàng.
- Rèn luyện bản thân ý thức trách nhiệm, thái độ ân cần, niềm nở, giải thích tận tình cho người bệnh khi có những băn khoăn thắc mắc từ đó tạo niềm tin cho người bệnh trong điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Bộ Y tế (2011) Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 về Hướng dẫn công tác chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện.
2.Bộ Y tế (2012), Chương trình hành động Quốc gia về tăng cường dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh giai đoạn 2012 - 2020, HàNội.
3.Hội Điều dưỡng Việt Nam (2010), "Lĩnh vực 2: Chăm sóc người bệnh",
Hướng dẫn đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện, Hà
Nội, tr.23.
4.Bộ Y tế (2013), Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện (Ban hành kèm theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế), HàNội.
5.Uyên Thảo (2011), Cải thiện công tác điều dưỡng, góp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc và sự hài lòng của người bệnh, Trang tin điện tửTruyền
Thông giáo dục sức khỏe, tại trang web www.t5g.org.vn/?u=dt&id=2409, truy cập ngày16/04/2013.
6.Bộ y tế (2012) Tài liệu Tăng cường năng lực quản lý Điều dưỡng, tr.127 7. Nguyễn Ngọc Lý (2013) Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chất lượng chăm sóc của Điều dưỡng tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện tuyên Quang.
Tạp chí Điều dưỡng số 4.
8. Ngô Thị Lan Anh (2017) Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chất lượng chăm sóc Điều dưỡng tại các khoa lâm sang Bệnh viện đa khoa Thái
Bình. Tạp chí Y dược Lâm sàng 108 số 13
9. Nguyễn Bá Anh (2012), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chất
lượng chăm sóc của Điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2012. Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học y tế
10. Nguyễn Bá Thắng (2018), Đánh giá hoạt động chăm sóc người bệnh
của Điều dưỡng tại bệnh viện A Thái Nguyên năm 2018. Tạp chí khoa học Điều
dưỡng số 04-2018.
11. Nguyễn Ngọc Phước (2014). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú và người nhà người bệnh về chất lượng dịch vụ y tế tại Viện Tim mạch
– Bệnh viện Bạch Mai năm 2014, Tạp chí Y tế công cộng, số 26, 2014.
12. Nguyễn Hữu Thắng và cộng sự (2018). Sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng bệnh viện tại Việt Nam: Nghiên cứu tổng quan có hệ thống,
giai đoạn 2000 – 2015”. Tạp chí Y tế công cộng, số 45 tháng 6/2018.
13. Đinh Ngọc Thành và cộng sự (2014), Giao tiếp của điều dưỡng và sự hài lòng của người bệnh nội trú tại các khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên, Tạp chí khoa học & công nghệ, 115 (01), tr. 143-148.
14. Vũ Văn Tiến (2013), Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người điều
dưỡng, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, khoa Điều dưỡng, tại trang
webhttp://dieuduong.dntu.edu.vn/index.php/vi/download/BAI-GIANG-DIEU- DUONG-CO-BAN-I/BG-VAI-TRO-CHUC-NANG-NHIEM-VU-NGUOI- DIEU-DUONG/
15. Bộ Y tế (1993), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 526-BYT/QĐ ngày 10 tháng 6 năm 1993 ban hành chế độ trách nhiệm của y tá trong việc chăm sóc người bệnh tại bệnh viện, HàNội.
16. Bộ Y tế (1997), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, HàNội.
17. Nguyễn Bích Lưu (2010), Điều dưỡng với công tác chăm sóc toàn
diện tại Việt Nam, Hội Điều dưỡng Việt Nam, truy cập ngày 14/5/2013, tại
trang webwww.hoidieuduong.org.vn/vi/vna/library/detail/353
18. Hoàng Thị Bích Chà và Nguyễn Thị Giang (2016). Khảo sát sự hài lòng của người bệnh và thân nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa
19. Trần Thị Hằng Nga và Nguyễn Thị Minh Chính (2018) Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Quảng Trị
năm 2018. Tạp chí khoa học Điều dưỡng, 1 (3),28-30.
20. Phạm Thúy Quỳnh (2018) Đánh giá mức độ hài lòng của bà mẹ và thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh tại bệnh
viện phụ sản Hà Nội năm 2018. Tạp chí Y học thực hành, 6 (1072), 56-59.
21. Trần Sỹ Thắng (2017). Sự hài lòng của người bệnh nội trú với công
tác Điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2014-2016. Tạp chí
Điều dưỡng Việt Nam, 18, 34-39.
22. Nguyễn Trường Sơn (2007), "Tìm hiểu cảm xúc và nhu cầu chăm sóc về mặt tinh thần của người bệnh ở bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế",
Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Hội điều dưỡng Việt Nam, Nhà xuất bản GTVT, Hội nghị khoa học điều dưỡng
toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội, tr.208-216. Tiếng anh
23. Dahyanto F. Aand Fitri A (2018). The Analysis of Inpatients
Satisfaction on Service Quality At A Yogyakarta Respira Hospital. Jurnal
Medicoeticolegal dan Manajemem Rumah Sakit, 7(2), 162-169.
24. Atallah M. A, Hamdan M. A. M, Al-Sayed M. M et al (2013). Patient’s satisfaction with the quality of nursing care provided: The saudi experience. International Journal of Nursing Practice 19(6), 584-590.
25. Kol E.F.A, Emine I, Muhammed A et al (2018) A quality indicator for the evaluation of nursing care: determination ofpatientand related factors at
a university hospital in the Mediterranean Region in Turkey. Collegian, 25(1), 51-56.
26. Aiken L. H, Douglas M. S, Jane B et al(2012). Patient safety, satisfaction, and quality of hospital care: cross sectional surveys of nurses and
27. Malangu Nand Westhuisen J (2017). Patient’s satisfaction with inpatient outpatient aspects of care delivered at a District Hospital in Pretoria.
Botswana Journal of African Studies. 31(2), 135-153.
28. Shinde Mand Kapurkar K (2014). Patient’s satisfaction with Nursing
Care: Provided in Selected Areas of Tertiary Care Hospital 1. International
Phụ lục:
PHIẾU KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG
ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Với mục đích đánh giá sự hài lòng của người bệnh với công tác chăm sóc Điều dưỡng tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên.
Chúng tôi xin phép được hỏi ông/bà 1 số câu hỏi sau, câu trả lời của ông/bà sẽ góp phần rất lớn trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc của Điều dưỡng. Những ý kiến của ông /bà được giữ bí mật và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.
Phần I:THÔNG TIN CÁ NHÂN
Ông/bà vui lòng dành thời gian trả lời các câu hỏi của chúng tôi (đánh dấu X vào ô trả lời tương ứng)
1. Ông / bà là người bệnh khoa……… 2. Tuổi……….. 3. Địa chỉ……….. 4. Giới tính: Nam: Nữ:
5. Trình độ học vấn:
- Tiểu học, phổ thông cơ sở: - Phổ thông trung học, trung cấp: - Cao đẳng, đại học, trên đại học: 6. Nghề nghiệp
- Cán bộ hưu trí: - Làm ruộng:
- Công nhân, viên chức: - Khác:
7. Sử dụng thẻ BHYT : Có : Không: 8. Thời gian nằm điều trị tại bệnh viện trong lần nhập viện này:
Số ngày nằm viện………. 9. Số lần ông/bà đã nhập viện tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên trong vòng 12 tháng gần đây………
Phần II: SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG
Ông/bà vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây về mức độ hài lòng. Mỗi câu có 5 mức độ từ 1(Rất không hài lòng) cho đến 5 Rất hài lòng ). Ông/bà chọn 1 câu trả lời duy nhất cho mỗi câu.
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng
Mã
câu Nội dung câu hỏi
Mức đánh giá 1 2 3 4 5 A. Công tác tiếp đón
A1 Mức độ hài lòng của ông/bà khi vào viện được Điều dưỡng tiếp đón với thái độ niềm nở thân thiện.
1 2 3 4 5
A2 Mức độ hài lòng của ông/bà được Điều dưỡng hướng dẫn các thủ tục hành chính khi vào khoa điều trị
1 2 3 4 5
A3 Mức độ hài lòng của ông/bà được Điều dưỡng HD nội quy khoa phòng, BV quyền và nghĩa vụ của người bệnh khi nằm điều trị.
1 2 3 4 5
B. Chăm sóc tinh thần
B1 Mức độ hài lòng của ông/bà được Điều dưỡng
quan tâm thăm hỏi trong quá trình chăm sóc 1 2 3 4 5 B2 Mức độ hài lòng của ông/bà về Điều dưỡng giao
tiếp với thái độ ân cần, cảm thông, chia sẻ. 1 2 3 4 5 B3 Mức độ hài lòng của ông/bà về sự quan tâm thăm
hỏi động viên trong quá trình điều trị 1 2 3 4 5 B4 Mức độ hài lòng của ông/bà về giải đáp kịp thời
những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc
1 2 3 4 5
B5 Mức độ hài lòng của ông/bà được Điều dưỡng hướng dẫn cách tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong khi nằm viện và khi ra viện
1 2 3 4 5
B6 Mức độ hài lòng của ông/bà được chăm sóc công
bằng không phân biệt đối xử. 1 2 3 4 5 C. Tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe
C1 Mức độ hài lòng của ông/bà được ĐD giải thích,
C2 Mức độ hài lòng của ông/bà được ĐD hướng dẫn
luyện tập, PHCN đề phòng biến chứng 1 2 3 4 5
C3 Mức độ hài lòng của ông/bà được Điều dưỡng hướng dẫn chế độ vận động, nghỉ ngơi trong thời gian điều trị
1 2 3 4 5
C4 Mức độ hài lòng của ông/bà được ĐD cho uống thuốc tại giường và hướng dẫn những vấn đề cần theo dõi sau khi sử dụng thuốc
1 2 3 4 5
D. Sự hài lòng của người bệnh với các hoạt động chăm sóc
D1 Mức độ hài lòng của ông/bà được ĐD thông báo và giải thích trước khi thực hiện thủ thuật chăm sóc
1 2 3 4 5
Mức độ hài lòng của ông/bà được ĐD thực hiện kiểm tra tên, tuổi…. trước khi thực hiện thuốc và thủ thuật
1 2 3 4 5
D2 Mức độ hài lòng của ông/bà được ĐD xử lý các
dấu hiệu bất thường nhanh chóng 1 2 3 4 5 D3 Mức độ hài lòng của ông/bà được về việc ĐD