Chăm sóc vệ sinh cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy xương cẳng chân tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019 (Trang 40 - 41)

-Người bệnh được Bệnh viện cho mượn đầy đủ quần áo, chăn màn, được thay đổi quần áo hàng ngày theo quy định.

- Nhân lực điều dưỡng thiếu nên người bệnh không được chăm sóc toàn diện. Việc vệ sinh hàng ngày của NB thực hiện chủ yếu là do bản thân người bệnh và sự giúp đỡ của người nhà trong khi đó ít có sự hỗ trợ và giúp đỡ của điều dưỡngnên Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh vệ sinh sạch sẽ vùng bộ phận sinh dục, vệ sinh thân thể, các hố tự nhiên hàng ngày, giữ vệ sinh chân bị tổn thương.

2.3.8. Giáo dục sức khỏe

- Công tác tư vấn, GDSK cho người bệnh có vai trò hết sức quan trọng. Tư vấn, giáo dục sức khỏe cung cấp các kiến thức giúp cho người bệnh hiểu về tình trạng bệnh của mình và có kế hoạch phòng ngừa các yếu tố nguy cơ.

Ảnh 2. 10Điều dưỡng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh

- Thực hiện tư vấn cho người bệnh chưa thực hiện đầy đủ và thường xuyên, người bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh, việc tự chăm sóc trong và sau khi ra viện, người bệnh còn lo lắng về tình trạng bệnh.

- Việc hướng dẫn, giáo dục sức khỏe phải được thực hiện thường xuyên và liên tục ngay khi người bệnh nhập viện cho đến khi người bệnh ra viện.

- Tuy vậy Công tác tư vấn, GDSK của Điều dưỡng viên khoa Chấn thương I chưa được quan tâm đúng mức đó là: Trong công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vẫn còn một số Điều dưỡng chưa giải thích cho người

bệnh cách dùng thuốc, không đánh giá xem người bệnh đã hiểu biết và tiếp thu được những nội dung liên quan đến bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy xương cẳng chân tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)