Giọng điệu phê phán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thiếu nhi của nguyễn đức linh (Trang 92 - 95)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Giọng điệu phê phán

Phê phán là đặc điểm thứ hai trong giọng điệu văn chương Nguyễn Đức Linh. Đặc điểm này được thể hiện chủ yếu qua lời kể của nhân vật. Trong các sáng tác đồng thoại, nhà văn thường đứng bên ngoài câu chuyện để nhân vật chính kể lại những sự việc đã xảy ra cũng như đưa ra những lời đánh giá, bình phẩm về các nhân vật khác có thói hư tật xấu trong tác phẩm. Giọng điệu phê phán của tác giả nhờ vậy hiện lên khách quan và kín đáo.

vật như thằng Xồm, thằng Mực là biểu hiện cụ thể của giọng điệu phê phán. Theo lời của Cún con, thằng Xồm là “một thằng xạo, lõi đời”. Nó đã rủ rê, lôi kéo Cún con làm những việc sai trái: “Chưa chừa. Hai hôm sau tại cửa chợ, do thằng Xồm khích lệ, tôi mon men lại gần mẹt thịt bò của một bà mập ú đang ngồi bán. Thừa lúc bà quay ra sau lấy miếng lá chuối, tôi nhào vô nhấc luôn tảng thịt vuông vức hơn một cân phóng đi”. Không chỉ lên án hành vi của thằng Xồm, Cún còn tự chê trách bản thân mình vì đã trở thành đồng phạm tham gia vào những phi vụ trộm cắp do thằng Xồm chủ mưu. Cũng ở tác phẩm này, giọng điệu phê phán của tác giả được thể hiện qua lời kể của Cún con về nhân vật thằng Mực:

“Ngày rộng tháng dài. Càng ở lâu tôi càng thấy thằng Mực nó ranh ma, đê tiện trong lối sống. Một lần nó dám lục xoong thịt heo trong bếp để ăn vụng. Chưa chán, nó còn mang một ít ra moi lỗ giấu cạnh gốc chuối sau vườn để tối lẻn ra ăn tiếp. Hành động của nó làm tôi bị đòn lây. Nó ôm giơ xương mà cũng dám vác mặt qua gạ gẫm, đòi chung chạ với chị Vàng, trong khi chị đang tần tảo, cực nhọc nuôi bốn đứa con chưa đầy tháng tuổi”.

Lời miêu tả và đánh giá của Cún con ở đoạn văn trên biểu hiện thái độ chê trách của tác giả khi đề cập đến hành vi sai trái của thằng Mực nói riêng và cũng là của con người thường mắc phải trong cuộc sống. Sắc giọng này cũng được tác giả sử dụng khi viết về thằng Sứt – nhân vật trong tác phẩm

Thủ lĩnh Min trán đỏ. Trong một lần nhìn thấy thằng Xám bị bầy Min bắt giữ,

thằng Sứt đã nảy ra ý định giải vây cho bạn:

“Dẫu sao thằng Xám cũng đã cứu nó thoát chết đến hai lần thì ít ra nó cũng phải cứu lại thằng Xám được một lần chứ! Để khi về đến nhà, gặp lại bầy có cái mà nói chứ! Thế nào mẹ thằng Xám

cũng cảm ơn nó rối rít đây. Và cô ấy sẽ không bao giờ quên đem đến tặng cho nó những lọn cỏ mật ngon lành mà đã hai ngày nay rồi nó đang thèm nhớ. Nó rung tai, gục gặc cái đầu và cảm thấy mãn nguyện”.

Động cơ giúp đỡ bạn của thằng Sứt xuất phát từ sự toan tính, thực dụng. Vì thế chi tiết này được nhà văn diễn giải bằng giọng điệu châm biếm, trách móc đã góp phần chỉ ra tính cách hèn hạ, cơ hội của thằng Sứt từ đó tác động đến nhận thức của các em giúp các em về những thói xấu cần phải được loại bỏ.

Giọng điệu phê phán của Nguyễn Đức Linh không chỉ được sử dụng khi viết về thói tật của loài vật mà với những hành vi bê tha, bất nhẫn của con người, ông đã thể hiện thái độ đả kích mạnh mẽ. Trong tác phẩm Kim thần kê, giọng điệu phê phán của Nguyễn Đức Linh thể hiện rõ nhất khi viết về nhân vật ông chủ trại dê. Qua miêu tả của nhà văn, nhân vật này hiện lên là một kẻ nát rượu và nhẫn tâm:

“Những khi có bạn hoặc cơn ma men nổi lên mà thiếu mồi, không kể ngày hay đêm, lưỡi dao oan nghiệt của ông vung lên. Bất kể vịt lớn, gà bé lông trắng, lông vàng, lông nâu, lông xám đều có thể bị ông lôi ra cắt cổ, nhổ lông. Rồi tiết canh, xé phay, chân đầu cổ cánh cứ vậy là người ta ngấu nghiến… Để rồi sau đó, mặt ông đỏ kè, mồm càm ràm chửi bới, vung cây dánh không tiếc lũ súc vật khốn nạn”.

Hay:

“Ngó cung cách cắt tiết, lấy mặt moi tim của ông sao mà ghê tởm, tàn nhẫn đến vậy… Ông giết con rắn từ từ, thi hành bản án mà kẻ tử tội không được lấy một lời kêu oan”.

Dẫu biết rằng một trong những thức ăn của loài người đến từ động vật, ấy thế mà qua cách miêu tả chi tiết và cận cảnh của nhà văn, người đọc không khỏi bất bình trước sự lạnh lùng và độc ác của ông chủ trại dê. Động vật cũng là sinh thể có suy nghĩ và linh hồn đặc biệt những loài gia súc, gia cầm vốn là những con vật rất gần gũi và gắn bó với cuộc sống sinh hoạt đời thường. Vậy nên, hành động của ông chủ trại dê xứng đáng chịu sự lên án, đả kích mạnh mẽ từ phía nhà văn và độc giả. Nhân vật này là hình ảnh biểu tượng về những con người sống thực dụng, bạc đãi với loài vật. Tác phẩm Kim thần kê vì thế không chỉ là câu chuyện kể về phẩm chất tinh hoa của thủ lĩnh gà rừng mà còn là bài học ý nghĩa cho các em thiếu nhi và cả người lớn chúng ta về cách ứng xử thân thiện với thế giới thiên nhiên và loài vật.

Nhìn chung, giọng điệu phê phán của nhà văn được thể hiện nhiều ở những tác phẩm đồng thoại. Đáng chú ý là tùy vào hoàn cảnh và dụng ý nghệ thuật khác nhau, giọng điệu này cũng biến hóa đa dạng với sắc thái cảm xúc phù hợp lúc trách móc nhẹ nhàng, lúc châm biếm đả kích. Có thể nói, với giọng điệu này, truyện đồng thoại Nguyễn Đức Linh như là những câu chuyện ngụ ngôn, gửi đến các em thiếu nhi nhiều bài học có tính giáo dục sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện thiếu nhi của nguyễn đức linh (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)