Nguyên nhân của những việc đã làm và chưa làm được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc dẫn lưu sọ não sau phẫu thuật chấn thương sọ não tại bệnh viện đa khoa tỉnh tuyên quang 6 tháng đầu năm 2019 (Trang 39)

2.6.1. Các yếu tố từ phắa bệnh viện

- Bệnh viện chưa ban hành quy trình chuẩn trong chăm sóc người bệnh có DLSN. Vì vậy việc hướng dẫn, chăm sóc DLSN cho người bệnh cũng như công tác kiểm tra giám sát chưa đạt kết quả cao.

- Hiện tại vật tư y tế dùng để chăm sóc người bệnh có DLSN như: túi dẫn lưu không có trong danh mục vật tư của bệnh viện.

- Thủ tục hành chắnh còn quá rườm rà, điều này chiếm quá nhiều thời gian của điều dưỡng. Vì vậy họ không thể có đủ thời gian để chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

2.6.2. Về phắa điều dưỡng

- Hiện nay tại bệnh viện nói chung và khoa hồi sức tắch cực và chống độc nói riêng thì công tác chăm sóc cho người bệnh có dẫn lưu tại khoa chưa thực sự được bác sỹ cũng như điều dưỡng quan tâm đúng mức. Bác sỹ thì quá chú ý vào công tác phẫu thuật mất nhiều thời gian nên ắt chú ý đến việc chăm sóc, không biết điều dưỡng có chăm sóc đúng hay không, các điều dưỡng thì chưa thấy được tầm quan trọng trong công tác chăm sóc DLSN cho người bệnh.

- Tại khoa hồi sức tắch cực và chống độc hiện có 58,8% điều dưỡng (ĐD) có trình độ cao đẳng và đại học. Nhưng đội ngũ ĐD này cũng chưa phát huy được hết chức năng của mình. Chưa lập được kế hoạch cho từng người bệnh, tắnh chủ động trong công việc còn chưa cao.

- Ý thức và khả năng phát huy vai trò chủ động trong hoạt động chuyên môn của một số ĐD còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh điều trị và phối hợp điều trị.

- Nhân lực ắt mà lượng người bệnh đông thường xuyên trong tình trạng quá tải dẫn đến điều dưỡng chủ yếu thực hiện y lệnh. Trong khi thực tế tại Việt Nam theo qui định

của bộ y tế là một điều dưỡng phải chăm sóc là 3,3 người bệnh/ 01 điều dưỡng. Đặc biệt trong chăm sóc người bệnh có DLSN cần rất nhiều thời gian, đòi hỏi người điều dưỡng phải hết sức tỉ mỉ và cẩn thận.

- ĐD chưa được đào tạo chuyên khoa sâu về chăm sóc ngoại khoa, 100% là ĐD đa khoa. Đặc biệt trong công tác chăm sóc người bệnh có DLSN điều dưỡng còn thiếu kiến thức về lý thuyết cũng như thực hành. Vì vậy khi chăm sóc người bệnh còn lúng túng, không biết xử lý sao cho đúng, không biết phát hiện những tai biến khi chăm sóc người bệnh có DLSN, cũng như không biết tư vấn cho người bệnh biết cách chăm sóc DLSN.

- Vật tư trang thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ cho công tác chăm sóc DLSN. Hầu hết người bệnh phải tự mua bộ DLSN. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc DLSN của điều dưỡng.

2.6.3. Các yếu tố từ phắa người bệnh

- Tuổi của người bệnh ảnh hưởng đến kết quả của quá trình chăm sóc DLSN rất nhiều, đặc biệt là cuộc sống của người bệnh. Chắnh vì vậy ĐDV cần phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề này.

- Mặt khác, người nhà người bệnh phải hiểu về việc chăm sóc DLSN cũng như phối hợp tốt trong công tác chăm sóc mới mang lại hiệu quả.

- Đa phần các người bệnh xuất thân từ người nông dân ở nông thôn nên tình trạng dân trắ không cao. Họ chưa bao giờ được biết đến DLSN là gì. Vì vậy việc hướng dẫn chăm sóc gặp khó khăn

- Tâm lý của người bệnh sau khi đặt DLSN thì họ rất lo lắng và sợ rằng DLSN sẽ gây cho họ những tình huống khó sử, lo lắng về các chi phắ từ khi họ bắt đầu nhập viện cho đến khi ra viện.

Tóm lại, những thay đổi của người bệnh cũng là một kết quả của quá trình chăm sóc DLSN. Nó phản ánh được sự hài lòng của người bệnh về phương pháp chăm sóc DLSN mà họ được khuyến cáo.

34

Chương 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên quang là bệnh viện Đa khoa hạng I. Bệnh viện có quy mô 1000 giường bệnh, trong đó 700 giường kế hoạch và 300 giường bệnh xã hội hoá. Tổng số cán bộ viên chức bệnh viện là 680 người, trong đó bác sĩ là 175 người. Bệnh viện có 43 khoa, phòng (35 khoa, 7 phòng chức năng ).

Cơ sở hạ tầng của bệnh viện ngày càng khang trang sạch đẹp, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại đồng bộ (như máy chụp cộng hưởng từ, máy cắt lớp vi tắnh, hệ thống thận nhân tạo, máy siêu âm 3D - 4D, hệ thống máy xét nghiệm tự độngẦ). Chất lượng khám chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện không ngừng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân tỉnh Tuyên quang và khu vực.

Ban Giám đốc Bệnh viện luôn chú ý đến việc đổi mới phong cách làm việc và nâng cao chất lượng chuyên môn, kỹ thuật nhằm phục vụ người bệnh một cách tốt nhất. Bình quân một ngày có trên 500 lượt người đến khám, trên 900 người bệnh được điều trị nội trú. Tuy lượng người bệnh đông xong Bệnh viện vẫn cố gắng sắp xếp bố trắ khoa, phòng, nhân lực để phục vụ người bệnh được tốt nhất.

Khoa hồi sức tắch cực và chống độc hiện có 23 cán bộ, trong đó có 4 Bác sĩ (01 bác sỹ chuyên khoa II, 01 bác sĩ chuyên I, 01 thạc sĩ, 01 bác sĩ ), 17 Điều dưỡng (02 cử nhân điều dưỡng đại học, 8 cao đẳng điều dưỡng, 07 trung cấp điều dưỡng).

Chức năng điều trị của Khoa hồi sức tắch cực và chống độc là khám bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, điều trị và chăm sóc hậu phẫu tất cả các bệnh lý về ngoại khoa nội khoa nặng.

Qua chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sọ có dẫn lưu sọ não chúng tôi xin

đề xuất một số giải pháp sau:

 Đối với Bệnh viện

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các hoạt động chăm sóc người bệnh. - Có chế tài khen thưởng, xử phạt cụ thể đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua và tổ chức xét thi đua của đơn vị.

- Cần phải nâng cao chất lượng chăm sóc NB hơn nữa trong Bệnh viện. Bệnh viện cần phải có kế hoạch đào tạo lại, đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên.

- Quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ cho ĐDV học tập nâng cao trình độ. - Giảm tải thủ tục hành chắnh để ĐDV có nhiều thời gian trực tiếp chăm sóc người bệnh hơn.

- Cần tuyển đủ nhân lực để phục vụ người bệnh, đáp ứng công việc.

 Đối với Khoa phòng

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, cầm tay chỉ việc cho ĐDV để họ có thể nắm được kiến thức cũng như kỹ năng thực hành chăm sóc DLSN được tốt hơn.

- Điều dưỡng trưởng cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình chăm sóc DLSN và thường xuyên họp điều dưỡng rút kinh nghiệm cho các điều dưỡng viên không thực hiện đúng quy trình.

- Thường xuyên lồng ghép tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vào các buổi họp hội đồng người bệnh cấp khoa.

- Giảm thủ tục hành chắnh để ĐDV có nhiều thời gian trực tiếp chăm sóc người bệnh hơn.

 Đối với điều dưỡng viên:

- Phải nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tự giác, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chăm sóc người bệnh, không giao phó cho người nhà người bệnh, phải chủ động trong công tác chăm sóc người bệnh.

- Cần phải trực tiếp chăm sóc cho người bệnh, có thể khuyến khắch sự giúp đỡ của người nhà người bệnh nhưng cần hướng dẫn cẩn thận và có sự giám sát.

- Trong chăm sóc vệ sinh cho người bệnh, tránh các biến chứng có thể xảy ra như: nhiễm khuẩn chân dẫn lưu, tắc dẫn lưu Ầđể giảm thời gian nằm viện, giảm chi phắ nằm viện và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

- Điều dưỡng cần quan tâm, giúp đỡ, động viên an ủi người bệnh nhiều hơn nữa để người bệnh bớt lo lắng khi ra viện.

36

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật CTSN có dẫn lưu sọ não chúng tôi thấy:

1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật CTSN có dẫn lưu sọ não

- Hiệu quả của quá trình điều dưỡng chăm sóc DLSN là khá tốt

- 100% người bệnh sau phẫu thuật có DLSN tại đơn vị được điều dưỡng chăm sóc đều yên tâm điều trị, đỡ lo lắng về bệnh tật.

- Phần lớn các điều dưỡng tuân thủ quy trình kỹ thuật khi chăm sóc người bệnh. - 100% người bệnh được tư vấn giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng sau mổ, và ra viện.

- Người bệnh có DLSN tại khoa hầu hết được điều dưỡng chăm sóc đều không bị tai biến gì. Người bệnh ra viện ổn định sau 10-15 ngày điều trị. Người bệnh hài lòng về công tác chăm sóc của điều dưỡng viên.

* Một số nhược điểm trong chăm sóc

- Một số điều dưỡng chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật: kỹ thuật lấy dấu hiệu sinh tồn, tuân thủ 5 thời điểm rửa tay.

- Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện như chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc về vận động...chủ yếu là do người nhà người bệnh đảm nhiệm.

- Kỹ năng giao tiếp, tư vấn sức khỏe của người điều dưỡng cho người bệnh còn hạn chế.

- Đội ngũ điều dưỡng trẻ kinh nghiệm chưa nhiều việc thực hành còn chưa thành thạo. Điều dưỡng viên trong khoa chưa được đào tạo chuyên khoa sâu về ngoại khoa.

- Vẫn còn một số ắt điều dưỡng viên khi thay băng cho người bệnh còn bỏ sót các bước : Quan sát đánh giá tình trạng vết mổ....

- Một số điều dưỡng chưa chủ động trong công việc còn phụ thuộc nhiều vào y lệnh điều trị.

- Vật tư y tế trong bệnh viện dùng cho người bệnh còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ cho người bệnh.

2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật CTSN có dẫn lưu sọ não thuật CTSN có dẫn lưu sọ não

Để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật có DLSN thì:

- Bệnh viện cần quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ cho điều dưỡng học tập nâng cao trình độ, cung cấp đầy đủ các vật tư y tế phù hợp cho người bệnh.

- Phòng điều dưỡng cần xây dựng quy trình chăm sóc DLSN thống nhất trong toàn bệnh viện.

- Điều dưỡng trưởng khoa, kết hợp với phòng điều dưỡng tăng cường công tác kiểm tra giám sát thường xuyên quy trình chăm sóc DLSN của điều dưỡng.

- Điều dưỡng trưởng cần lồng ghép tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vào các buổi họp hội đồng người bệnh.

- Điều dưỡng viên phải thành thạo chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức, tham gia đào tạo liên tục, luôn có tinh thần trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp tốt để phục vụ người bệnh.

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh chấn thương sọ não (Ban hành kèm theo Quyết định số 5623 /QĐ-BYT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

2. Bộ Y tế. (2011). ỘHướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh việnỢ. Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 Hà Nội.

3. Kingkeo segkhamyong (2012). Ộ Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị

phẫu thuật máu tụ ngoài màng cứng cấp tắnh trên lều do chấn thươngỢ Luận văn tiến

sĩ y học, Học viện quân Y

4. Nguyễn Văn Châu (2012). Nghiên cứu thực trạng tai nạn xe máy, các yếu tố liên quan đến chấn thương sọ não và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại thành phố Hồ

Chắ Minh (2005 - 2010) Luận văn tiến sĩ y học, Học viện quân Y

Tiếng Anh

5. British Society of Rehabilitation Medicine [BSRM] (2003) Rehabilitation following acquired brain injury: National Clinical Guidelines

6. Cassidy JD, Carroll LJ, Peloso PM, et al. (2004) Incidence, risk factors and prevention of mild traumatic brain injury: results of the WHO Collaborating Centre Task Force on Mild Traumatic Brain Injury. J Rehabil Med 2004;43 S:28Ờ60.

7. Gershon Spitz (2014) Post-traumatic amnesia following traumatic brain injury. Epworth HealthCare & Monash University

8. Herr KA, Garand L. (2001) Assessment and measurement of pain in older adults. Clin Geriatr Med. 2001 Aug; 17(3): 457Ờvi. Retrieved from:

9. Jessup RL. (2007) Interdisciplinary versus multidisciplinary care teams: do we understand the difference? In: Australian Health Review. August 2007 Vol 31 No 3 9. MoH. (2014) Decision to approve the National Action Plan on Rehabilitation Development Period 2014 Ờ 2020. Hanoi, October 2014

10. New Zealand Guidelines Group (2006) Traumatic Brain Injury: Diagnosis, Acute Management and Rehabilitation

11. Peden M, Scurfield R, Sleet D, Mohan D, Hyder AA, Jarawan E, Mathers C (2004) World report on road traffic injury prevention. Geneva: WHO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc dẫn lưu sọ não sau phẫu thuật chấn thương sọ não tại bệnh viện đa khoa tỉnh tuyên quang 6 tháng đầu năm 2019 (Trang 39)