Để so sánh tốc mở rộng tương đối giữa ba dạng xung Gauss trên, chúng tôi đã khảo sát sự thay đổi cường độ đỉnh và độ rộng xung theo chiều dài sợi quang tương ứng trên hình 3.6 và hình 3.7.
Hình 3.6. Cường độ đỉnh của xung Gauss phụ thuộc vào tham số chirp C lan truyền trong sợi quang ứng với trường hợp tán sắc thường 2
2 50ps /km
.
Một điều có thể nhận thấy, tốc độ giảm cường độ đỉnh của xung Gauss không chirp nhỏ hơn so với tốc độ giảm cường độ đỉnh của xung Gauss có chirp dương. Đối với xung Gauss có chirp âm, tốc độ tăng cường độ đỉnh lớn.
Đồng thời, tốc độ giảm cường độ đỉnh sau khi đạt cực đại cũng lớn hơn so với tốc độ tăng cường độ đỉnh của xung Gauss có chirp dương.
Hình 3.7. Thay đổi độ rộng xung theo quãng đường truyền.
Để đánh giá tốc độ mở rộng tổng quát hơn, chúng ta đưa ra hệ số mở rộng mới là tỉ số giữa độ rộng xung và cường độ đỉnh như sau:
1 ax ( ) ( ) ( ) m T z z I z (3.13)
phụ thuộc vào khoảng cách truyền z.
Sử dụng các giá trị trên hình 3.6 và 3.7, chúng ta có thể kết luận rằng: - Tốc độ mở rộng xung Gauss không chirp tăng (Imax giảm, T1 tăng) khi z tăng.
- Tốc độ mở rộng của xung Gauss có chirp dương (C = 2) tăng và tăng nhanh hơn so với xung Gauss không chirp (Imax giảm nhanh hơn, T1 tăng nhanh hơn).
- Đối với xung Gauss có chirp âm, hệ số mở rộng giảm nhanh trong khoảng z0,5LD (Imaxtăng nhanh hơn, T1 giảm chậm) và tăng nhanh khi
0, 5 D
z L (Imaxgiảm nhanh hơn, T1 tăng nhanh hơn).
Như vậy, xung Gauss có xu hướng mở rộng trong quá trình truyền trong sợi quang tán sắc thường. Đối với các xung Gauss có chirp tần số, hiệu ứng mở rộng sẽ mạnh hơn so với xung Gauss không có chirp. Một điều lý thú ở đây, đối với các xung có chirp âm, quá trình nén xung sẽ xẩy ra cho đến khi hiệu ứng nén đạt cực đại và sau đó quá trình mở rộng xung sẽ xảy ra.