Tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo tác động của tăng trưởng kinh tế việt nam đến giảm nghèo (Trang 27)

4. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020

4.3 Tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

a) Động thái thay đổi tốc độ của tăng trưởng thu nhập bình quân và t ỉ lệ nghèo

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thay đổi nghèo được thể hiện trước hết qua mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người và thay đổi tỷ lệ nghèo. Vì thế việc so sánh giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế ( tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người) với tốc độ giảm nghèo ( sự thay đổi trong tỷ lệ hộ nghèo) sẽ cho phép có nhận xét mang tính chung nhất về tác động của tăng trưởng đến giảm nghèo như thế nào.

Gkt: Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.

Ggiảm nghèo: Tốc độ giảm tỉ lệ nghèo.

Gkt < Ggiảm nghèo: tăng trưởng kinh tế “vì người nghèo”, tăng trưởng có lợi hơn cho người nghèo, tức là tác động đồng thuận tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo là mạnh.

Gkt > Ggiảm nghèo: tăng trưởng kinh tế có làm cho tỷ lệ nghèo giảm nhưng ít hơn, tăng trưởng có lợi hơn cho người giàu.

Gkt = Ggiảm nghèo: tăng trưởng kinh tế có tác động đến giảm nghèo ở mức trung bình, thu nhập được phân phối đồng đều cho cả người giàu và người nghèo.

Nếu tỉ lệ nghèo tăng, Gkt ở mức thấp : tăng trưởng kinh tế đã “bần cùng hóa” thêm người nghèo.

So sánh tốc độ tăng TNBQ và tốc độ giảm tỉ lệ nghèo giai đoạn 2001-2010

Nguồn số liệu: Tính toán của người viết dựa trên các số liệu tìm kiếm được. TNBQ

Năm Tốc độ tăng trưởng TNBQ nghèo(%) Tỉ lệ Tốc độ giảm tỉ lệ nghèo

1998 4,676,031 __ 37 __ 2002 6,464,216 0.38 29 0.22 2004 8,450,305 0.31 18 0.38 2006 12,275,889 0.45 16 0.11 2008 18,180,681 0.48 13 0.19 2010 23,594,774 0.30 14 -0.08

Nhìn chung, từ 1998-2010 (trừ năm 2004): Gkt > Ggiảm nghèo: tăng trưởng kinh tế có làm cho tỷ lệ nghèo giảm nhưng ít hơn, tăng trưởng có lợi hơn cho người giàu.Tỉ lệ nghèo trong giai đoạn này vẫn ở mức cao dù đã giảm dần qua các năm, tuy nhiên đến năm 2010, tỉ lệ nghèo lại tăng lên, như vậy ở cuối giai đoạn này, tăng trưởng kinh tế còn làm bần cùng hóa thêm người nghèo.

Giai đoạn từ 2011-2020, ta thấy tốc độ giảm tỉ lệ nghèo có chững lại, chậm hơn so với các năm trước. Nhưng lại thấy, trừ năm 201, thì Gkt < Ggiảm nghèo tức là tăng trưởng kinh tế “vì người nghèo”, tăng trưởng có lợi hơn cho người nghèo, tức là tác động đồng thuận tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo là mạnh. Do giai đoạn này nhà nước đã có nhiều chính sách mới phù hợp hơn, y tế, giáo dục cho những vùng tập chung nhiều người nghèo cũng được quan tâm và hoàn thiện hơn... Người nghèo sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế, từ đó tăng năng suất lao động,...Dẫn đến tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ nghèo cũng giảm.

Từ những so sánh trên, có thể thấy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011 -2020 có tác động lớn đến giảm nghèo hơn giai đoạn trước

Năm TNBQ Tốc độ tăng trưởng

TNBQ Tỉ lệ nghèo ( % ) Tốc độ giảm tỉ lệ nghèo 2011 30,276,165 0.28 13 0.07 2012 34,326,587 0.13 11 0.15 2013 38,220,667 0.11 10 0.09 2014 41,340,995 0.08 8 0.20 2015 42,844,624 0.04 7 0.13 2016* 45,229,022 0.06 9.2 ____ 2017 49,382,518 0.09 7.9 0.14 2018 54,768,952 0.11 6.8 0.14 2019 58,560,516 0.07 5.65 0.17 2020 60,928,512 0.04 4.8 0.15

Ưu điểm của tiêu chí này là cho biết bức tranh tổng quan về tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ nghèo; hơn nữa nó còn thể hiện được xu hướng tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo.

Tuy nhiên, tiêu chí này cũng có những hạn chế, đó là chưa định lượng được tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo. Cho nên cần những chỉ tiêu khác ( GEP, IR ) để khắc phục được hạn chế của chỉ tiêu này.

b) GEP (Gross Elasticity of Poverty) - Hệ số co giãn của giảm nghèo với tăng trưởng

Thước đo được cho là tốt nhất để thấy được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo chặt chẽ như thế nào là tính hệ số co giãn của giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế (GEP). Độ co giãn này thể hiện bằng % thay đổi tỷ lệ nghèo khi có 1% tăng trưởng thu nhập đầu người. Công thức tính độ co giãn như sau:

GEP =

Hệ số GEP có thể âm, cũng có thể dương và có thể thay đổi theo thời gian. Nếu độ co giãn là dương cho thấy tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đói nghèo có mối quan hệ thuận chiều. Điều này hàm ý là tăng trưởng kinh tế làm tỷ lệ đói nghèo gia tăng. Ngược lại, nếu hệ số GEP mang giá trị âm thì tăng trưởng kinh tế sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói. Đặc biệt, chỉ số GEP càng nhỏ hơn -1 thì càng chứng tỏ, tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó có tác động lan tỏa tốt tới giảm nghèo.

GEP của Việt Nam giai đoạn 2002-2010

Nguồn: GSO, Tổng cục điều tra dân số, giáo trình Kinh tế phát triển

Năm % thu nhập bình

quân % tỷ lệ nghèo đói GEP

2002 0.38 -0.22 -0.57

2004 0.31 -0.38 -1.23

2006 0.45 -0.11 -0.25

2008 0.48 -0.19 -0.39

Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, tác động của tăng trưởng kinh tế được ghi nhận thông qua chỉ số GEP mang chiều hướng tích cực. Cụ thể trong giai đoạn này, đa số các năm đều có chỉ số GEP âm (cho thấy tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nghèo có quan hệ nghịch), duy chỉ trong năm 2010 là tăng trưởng gây ra tác động tiêu cực với giảm nghèo khi GEP ở mức dương 0.26. Tuy nhiên, nhìn chung thì tác động của tăng trưởng tới giảm nghèo chưa thật sự rõ rệt, biểu hiện ở việc độ lớn của GEP trong các năm đa phần đều nhỏ hơn 1 (như đã đề cập, GEP càng bé hơn -1 thì ảnh hưởng càng tích cực), xét trong cả giai đoạn:

GEP =

= =-0.169

Đây vẫn là một con số phản ánh tác động chưa thật sự lớn của tăng trưởng kinh tế tời xóa đói giảm nghèo.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, việc tính GEP được chia làm 2 thời kỳ, tương ứng với tiêu chuẩn nghèo khác nhau: nghèo khổ vật chất (từ 2011 đến trước năm 2016) và nghèo khổ đa chiều (từ sau 2016 đến 2020).

Ở thời kỳ 2011-2015, nghèo khổ chỉ được xem xét với khái niệm nghèo khổ vật chất, tức là sự thiếu thốn về vật chất, thiếu hụt so với một mức sống nhất định, mà sự thiếu hụt này được xác định theo các chuẩn mực xã hội và phụ thuộc vào không gian, thời gian. Trong giai đoạn này, GEP của Việt Nam luôn ở mức âm, giao động trong khoảng từ -3.44 đến -0.25, trong đó tăng trưởng có tác động làm giảm đói nghèo hiệu quả nhất vào năm 2015, tương ứng với chỉ số GEP ở mức -3.44. Với cách tính tương tự như trong giai đoạn 2002-2010, GEP xét trong cả giai đoạn này là -1,11. Có thể thấy, chỉ số GEP xét trong toàn giai đoạn này đã có độ lớn lớn hơn giai đoạn trước, chứng tỏ tăng trưởng kinh tế đã có tác động mạnh mẽ hơn tới quá trình giảm nghèo, tác động này có thể nói là khá đáng kể, bởi chỉ số GEP đã có độ lớn vượt mức 1.

Vào giai đoạn sau (từ sau 2016 đến năm 2020), nghèo khổ không chỉ được nhìn nhận qua khái niệm nghèo khổ vật chất nữa, mà đã chuyển sang nghèo khổ đa chiều. Với cách nhìn nhận này, ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế giảm nghèo vẫn là rất rõ ràng với chỉ số

GEP khi nhận từ năm 2017 đến năm 2020 đều ở mức âm. Hơn thế nữa, nhìn một cách bao quát thì chỉ số GEP giai đoạn này luôn bé hơn -1, thậm chí, trong năm 2020, GEP đạt mức -3,72, đây là một con số phản ánh tác động rất tích cực của tăng trưởng kinh tế trong quá trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta. Toàn giai đoạn, cũng tương tự như cách tính của 2 giai đoạn trước, GEP ở mức -1.67, cho thấy tác động thậm chí còn lớn hơn trong giai đoạn 2011-2015.

Trong cả thời kỳ 2011-2020, chỉ số GEP luôn ở mức âm, tăng trưởng và tỷ lệ nghèo luôn có quan hệ ngược chiều nhau. Ngoài ra, khi so sánh với giai đoạn trước (từ nă m 2002 đến 2010), nhìn chung chỉ số GEP của các năm từ 2011 đến 2020 có độ lớn cao hơn. Như vậy, xét chung cho cả thời kỳ 2011-2020, có thể thấy tác động của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo là tích cực.

c) Tỷ số thu nhập IR

Chỉ số này đo sự tương quan giữa mức thu nhập bình quân chung và mức thu nhập bình quân của người nghèo. Trong đó, công thức chung là:

IR = x100%

Năm TNBQ của người

nghèo TNBQ xã hội IR 2001-2002 107.7 356.1 0.302 141.8 2003-2004 484.4 0.293 2006 184 636 0.289 275 995 0.276 2008 369 1,387 0.266 2010 512 0.256 2012 2,000 2014 660 2,637 0.250 2016 771 3,098 0.249 2018 932 3,876 0.240 2019 988 4,295 0.230 2020 1,139.5 4,249. 0.268 ( Đơn vị: Nghìn VNĐ/người/tháng )

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Như vậy, dù cho TNBQ của người nghèo và toàn xã hội tăng đều qua các năm nhưng TNBQ của người nghèo tăng ít hơn dẫn đến tỉ số IR thấp dần. Đây là xu hướng chung của các nước đang phát triển và phát triển mà chúng ta không thể nào tránh được, mà chỉ có thể giảm bớt. Điều đó đã được chúng ta cố gắng tận dụng, được thể hiện qua việc tuy tỉ số IR thấp dần nhưng độ thay đổi khá thấp. Tuy nhiên, tỉ số IR lại tăng vào năm 2020, cho thấy xu hướng tích cực mới (dù do ảnh hưởng của dịch COVID-19).

4.3.2 Thành công

Sau gần 10 thực hiện 02 giai đoạn của Chương trình giảm nghèo bền vững, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hầu hết các mục tiêu đã đề ra đều đạt được và vượt mức kế hoạch, một số kết cụ thể là:

1) Về giảm tỷ lệ hộ nghèo, giai đoạn 2010-2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/năm; (từ 14,2% cuối năm 2010 xuống dưới 4,25% năm 2015). Giai đoạn 2016 -2020, mặc dù điều chỉnh nâng chuẩn nghèo so với giai đoạn trước, nhưng tỷ lệ hộ nghèo cũng liên tục giảm, từ 9,9% năm 2016 xuống còn còn 4,8% vào năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cũng giảm nhanh từ 9,2% năm 2016, xuống 7,8% năm 2017, 6,8% năm 2018 và năm 2019 ước còn khoảng 3,73 - 4,23%.

Tỷ lệ nghèo dù tính theo chuẩn cũ hay mới trong cả giai đoạn 2011 -2020 đều giảm mạnh; mức tăng chi của những gia đình có thu nhập thấp đã cao hơn mức tăng chi trung bình của cả nước trong giai đoạn 2010-2016; tỷ lệ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm đã giảm xuống còn 51%; tỷ lệ chi tiêu cho nhu cầu phi lương thực thực phẩm tăng lên 49%; sau 5 năm tài sản của người nghèo đã tăng hơn, đời sống của người nghèo được cải thiện. 2) Về nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, thu nhập bình quân hộ nghèo đến cuối năm 2015 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010. Cụ thể tăng trưởng kinh tế thúc đẩy gia tăng thu nhập bình quân đầu người (TNBQĐN) và nguồn vốn đầu tư cho giảm nghèo: Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, kể từ năm 1986 đến nay, Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế dương, với mức bình quân giai đoạn 20112019 khoảng 6,08%/năm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng dân số được kiểm soát đã có tác động tích cực, thúc đẩy TNBQĐN của Việt Nam không ngừng tăng. Tăng trưởng kinh tế tạo điều

kiện gia tăng nguồn vốn đầu tư cho giảm nghèo: tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ khá cao, nên thu ngân sách nhà nước cũng ngày một tăng. Nhờ đó, nguồn vốn đầu tư cho giảm nghèo tăng nhanh.

3) Về giáo dục. Đã thực hiện miễn, giảm học phí, trợ cấp học bổng, hỗ trợ điều kiệnhọc tập cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, học si nh các trường dân tộc nội trú và bán trú. Đối tượng là trẻ em mẫu giáo có hoàn cảnh khó được nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa.

4) Về y tế. Người nghèo, người dân tộc thiểu số và những đối tượng yếu thế có hoàncảnh đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế bằng nguồn từ ngân sách nhà nước. Đến hết năm 2019, cả nước có 85,39 triêu người tham gia bảo hiểm y tế, tăng 44,81% s ọ với năm 2012, và đến năm 2020 đã đạt 90,7%. Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản được củng cố và phát triển, bao phủ 100% huyện, 93% xã, 96% thôn, bản; Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, đạt ở mức rất cao, từ 96% đến 98%.

5) Về nhà ở. Giai đoạn 2011-2015 đã hỗ trợ được 531.000 hộ nghèo và Giai đoạn2016- 2018 tiếp tục hỗ trợ 89.378 hộ nghèo vay vốn làm nhà ở, dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành hỗ trợ cho khoảng 144.000 hộ nghèo vay vốn làm nhà ở. Từ nguồn xã hội đã xây dựng, sửa chữa 323.229 căn nhà cho những người nghèo, hoàn cảnh khó khăn; riêng năm 2018 là 40.700 căn nhà.

Đánh giá chung công tác thực hiện giảm nghèo đã có những bước tiến triển tốt đẹp chung trong cả giai đoạn từ năm 2011-2020 như sau:

Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 đã góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giảm nghèo, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Người nghèo được cải thiện điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập; nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin…); có được cơ hội tự vươn lên thoát nghèo bền vững, không trông chờ ỷ lại vào sự trợ giúp của cộng đồng và nhà nước. 4.3.3 Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế:

Bên cạnh những mặt tích cực của tác động tăng trưởng kinh tế đối với giảm nghèo trong giai đoạn 2011-2020 thì vẫn có những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo k hông đồng đều

giữa các nhóm dân cư, dân tộc. tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những thập niên qua đã có tác động tích cực đến giảm nghèo nói chung. Tuy nhiên, tác động này không đồng đều giữa các nhóm dân cư, nhóm giàu được hưởng lợi từ thành quả của tăng trưởng kinh tế nhiều hơn so với nhóm nghèo. Điều đó thể hiện ở khoảng cách thu nhập giữa nhóm 20% dân số giàu nhất với nhóm 20% dân số nghèo nhất ngày càng tăng lên và tỷ trọng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất trong tổng thu nhập của toàn dân ngày càng nhỏ đi.

Giai đoạn 1995-1999, chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm này ở mức dưới 8 lần (tức là bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thấp). Giai đoạn 2002 -2008, mức chênh lệch trong khoảng 8,1 - 8,9 lần (tức là cận dưới mức bất bình đẳng vừa trong phân phối thu nhập); từ năm 2010 đến 2016, mức chênh lệch tăng lên 9,2 - 9,8 lần (tức là cận trên mức bất bình đẳng vừa trong phân phối thu nhập). Năm 2018, mức chênh lệch này tăng lên 10 lần, tức là mức bất bình đẳng cao. Xét theo “tiêu chuẩn 40” của Ngân hàn g Thế giới, giai đoạn 2002 -2006, tỷ lệ thu nhập của 40% dân số nghèo nhất trong tổng thu nhập chiếm >17% (tương ứng với bất bình đẳng thấp), từ năm 2008 đến nay tỷ lệ này trong khoảng 12%-17% (tức là mức bất bình đẳng vừa). Điều đó cho thấy chênh lệch già u nghèo tăng lên, người nghèo được hưởng lợi từ kết quả của tăng trưởng kinh tế ít hơn so với người giàu.

Bên cạnh đó, tác động của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo không đồng đều giữa các dân tộc. Nhìn chung, tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đế n giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số thấp hơn đối với đồng bào Kinh. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo dân

Một phần của tài liệu Báo cáo tác động của tăng trưởng kinh tế việt nam đến giảm nghèo (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)