Giải pháp, định hướng cho tương lai

Một phần của tài liệu Báo cáo tác động của tăng trưởng kinh tế việt nam đến giảm nghèo (Trang 40 - 43)

a) Giải pháp

-Thực hiện chính sách tăng trưởng có lợi cho người nghèo:

+ Hướng trung tâm vào phát triển nông nghiệp và nông thôn bằng những giải pháp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

+ Thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế tối đa rủi ro

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng việc làm phi nông nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn

+ Bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp tư nhân ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các hiệp hội kinh doanh cho các công ty tư nhân, cải thiện khả năng tiếp cận của các công ty tư nhân đối với đất đai và tín dụng

+ Tăng cường đầu tư vào nguồn vốn nhân lực: Giáo dục, y tế. Đây là nhân tố chính trong chiến lược giảm nghèo. Do đó, thực hiện các chính sách khuyến học, trao tặng cơ hội đi học, học bổng cho trẻ em nông thôn, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế cho những người cần thiết

+ Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đây là khâu trọng tâm mà Chính phủ và Nhà nước cần quan tâm. Tăng cường sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại, cơ giới hóa, tự động hóa và sử dụng các biện pháp công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, thúc đẩy một số ngành công nghiệp phù hợp phát triển, tạo điều kiện cho những hộ được tiếp xúc, mở rộng thị trường, tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu

• Đầu tư cơ sở hạ tầng (thiết yếu nhất là đường giao thông đến trung tâm, vùng độnglực hay quốc gia láng giềng)

• Phát triển hệ thống thông tin, truyền thanh, truyền hình: phổ biến kinh nghiệm sảnxuất, kinh nghiệp xen canh, tăng vụ, cung cấp kịp thời thông tin thị trường, thời tiết, khí hậu, khuyến nông; công khai các chương trình xoá đói giảm nghèo

• Đầu tư phát triển mạng lưới điện và thuỷ lợi, đảm bảo điều kiện cho phát triển cáchoạt động kinh tế trên địa bàn của những vùng nghèo

+ Phân phối lại ruộng đất. Cần phải có hệ thống chính sách hoàn chỉnh bổ su ng cho nhau khiến cho người nghèo tận dụng được mọi cơ hội làm tăng tài sản của họ + Tăng cường hoạt động hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất:

• Hỗ trợ về vốn: Cần có các tổ chứcc tín dụng cho người nghèo, nới lỏng điều kiệncho vay, đưa ra các điều kiện vay, hướng dẫn sử dụng và quản lý vốn, giúp người nghèo vừa có vốn vừa biết làm ăn

• Hướng dẫn người nghèo làm kinh tế và thực hiện có hiệu quả công tác khuyến nông.(Nông dân biết rõ những diễn biến về đất, nước… nhưng không có kiến thức chuyên môn về trồng trọ, chăn nuôi, thuỷ sản, chế biến, kinh tế... nên không tận dụng hữu hiệu các tài nguyên thiên nhiên và lao động của nông hộ mình để làm giàu)

- Chuyển giao thu nhập và phát triển mạng lưới an sinh xã hội.

+ Những cá nhân nằm ngoài tầm với của thị trường (ví dụ: người quá già, quá trẻ, hoặc quá ốm đau không thể làm việc, không được gia đình chăm sóc)

+ Những cú sốc hệ thống do thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế đòi hỏi chính phủ phải hành động, thực hiện các gói hỗ trợ nhanh chóng, chính xác như trong đợt dịch COVID-19, bão lũ… vì thị trường không thể giải quyết chúng.

b) Một số định hướng, mục tiêu được đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025

Tổng quát chương trình đề ra mục tiêu: Thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Trong đó, mục tiêu cụ thể: tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đ ặc biệt khó khăn.

Nguyên tắc thực hiện bao gồm: đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người c ó công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo; bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; khơi dậy, phát huy tinh thần nỗ lực, tự lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo và cộng đồng; phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh...

Một phần của tài liệu Báo cáo tác động của tăng trưởng kinh tế việt nam đến giảm nghèo (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)