Giai đoạn 2: Cơ cấu tổ chức theo chức năng, dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs

Một phần của tài liệu Chiến lược và cơ cấu tổ chức kinh doanh quốc tế của apple (Trang 27 - 33)

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA

1. Cấu trúc tổ chức

1.2 Giai đoạn 2: Cơ cấu tổ chức theo chức năng, dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs

Giai đoạn 2 được xác định từ năm 1997-2011:

Năm 1997, Apple đã mua lại NeXT (công ty máy tính phần mềm của Steve Jobs). Steve Jobs chính thức trở lại với tư cách là CEO (Giám đốc điều hành) của tập đoàn Apple.

Trong năm đầu tiên trở lại làm CEO, tin rằng cơ cấu quản lý truyền thống, phân chia tập đoàn thành các BU đã kìm hãm sự đổi mới, Steve Jobs đã sa thải toàn bộ các Giám đốc điều hành (GM) của tất cả các đơn vị kinh doanh (chỉ trong một ngày). Điều này đồng nghĩa với việc tái cấu trúc cơ cấu tổ chức của Apple.

Steve Jobs không tiếp tục phân chia tập đoàn Apple thành các đơn vị kinh doanh (BU) tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh riêng (P&L - Lãi & Lỗ riêng của từng

đơn vị kinh doanh); thay vào đó, ông đặt toàn bộ tập đoàn dưới một P&L chung và thiết lập cấu trúc quản lý của Apple theo Cơ cấu tổ chức theo chức năng.

Như vậy, ông thực hiện kết hợp các bộ phận chức năng khác nhau của các đơn vị kinh doanh thành một tổ chức theo chức năng. Cụ thể: Bộ phận R&D của toàn tập đoàn Apple là sự kết hợp từ bộ phận R&D của tất cả các BU1, BU2, BU3,...; sự kết hợp này là tương tự đối với các bộ phận chức năng khác như Sản xuất vận hành, Marketing, Tài chính,....

Về phân cấp quản lý theo chiều dọc: Giai đoạn này, Apple có 3 cấp quản lý: Cấp cao nhất: CEO (Steve Jobs) - Giám đốc điều hành cấp cao của toàn tập đoàn, chịu trách nhiệm lãnh đạo và đưa ra các chiến lược chung cho toàn tập đoàn;

Cấp 2: Các Phó Chủ tịch cấp cao (SVP - Senior Vice President) phụ trách các bộ phận chức năng; Những người này có chuyên môn về bộ phận chức năng mà mình đảm nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các chuyên gia trong bộ phận của mình, và báo cáo trực tiếp cho Steve Jobs.

Cấp 3: Các Phó Chủ tịch (VP - Vice President) của từng bộ phận chức năng, chịu trách nhiệm báo cáo cho các Phó Chủ tịch cấp cao.

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Apple Inc dưới thời Steve Jobs

Nguồn: Management of Apple Inc.

Như vậy, dưới thời của Steve Jobs, Apple có cơ cấu tổ chức khá đơn giản như sau: Steve Jobs là CEO- lãnh đạo cao nhất ở vị trí trung tâm tổ chức, có 9 SVP - Phó chủ tịch cấp cao phụ trách theo chức năng và 6 VP - Phó chủ tịch. Họ là các thành viên

quyền lực nhất, trực tiếp báo cáo với Steve Jobs. Dưới 9 SVP lại có 31 vị VP (Phó chủ tịch) báo cáo trực tiếp với mình. Steve Jobs là linh hồn của tập đoàn Apple, đóng vai trò lãnh đạo các cấp quản lý dưới quyền duy trì mọi hoạt động của công ty.

Về phân cấp quản lý theo chiều ngang:

Tập đoàn Apple được phân thành các bộ phận chức năng. Trong mỗi bộ phận chức năng, các nhân viên đều là những chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực của bộ phận chức năng mà mình đảm nhận. Người đứng đầu mỗi bộ phận chức năng là chu yên gia giỏi nhất và có khả năng lãnh đạo những chuyên gia khác trong bộ phận đó.

Các bộ phận chức năng của Apple dưới thời Steve Jobs (từ 1997 đến 2011) bao gồm: Bộ phận Phần cứng (Hardware), Phần mềm (Software), Marketing, Sản xuất vận hành (Operations), Dịch vụ & Hỗ trợ (Services & Support), Bán hàng (Sales), Tài chính (Finance), Hành chính (Legal).

Cơ cấu tổ chức theo chức năng của Apple có thể được đơn giản hóa như sau:

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức theo chức năng của Apple dưới thời Steve Jobs

Nguồn: Nhóm tự tổng hợp

1.3. Giai đoạn 3: Cơ cấu tổ chức theo chức năng, dưới sự lãnh đạo của Tim

Cook

Giai đoạn 3 được xác định từ năm 2011 - hiện tại. Giai đoạn này, Tim Cook đã thay thế Steve Jobs và trở thành CEO của Apple.

Tim Cook tiếp tục duy trì cấu trúc tổ chức của Apple theo Cơ cấu tổ chức theo chức năng:

Vào năm 2011, ngay sau khi ra mắt iPad thế hệ thứ hai, Apple đã trải qua một cuộc tái cấu trúc để giúp công ty ngày càng phát triển. Việc tái cơ cấu toàn công ty này nhằm mục đích tăng cường hợp tác giữa các bộ phận phần cứng, phần mềm và dịch vụ của Apple.

Apple tiếp tục sử dụng cấu trúc công ty theo “cơ cấu tổ chức chức năng”. Tập

đoàn được tổ chức thành các bộ phận chức năng, dựa trên các lĩnh vực chuyên môn, thay vì chia thành các BU theo các sản phẩm riêng lẻ. Các sản phẩm đều được thực hiện bởi các chuyên gia từ các bộ phận chức năng với các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Mỗi bộ phận chức năng có Phó chủ tịch cấp cao (SVP) và các Phó chủ tịch (VP). Ví dụ, Bộ phận Operations của Apple có Phó chủ tịch cấp cao SVP Operations là Sabih Khan, một VP là chuyên gia phụ trách Kỹ thuật phần cứng - Hardware (Dan Riccio) và một VP là chuyên gia phụ trách Học máy - Machine Learning (John Giannandrea).

Sự thay đổi về cơ cấu tổ chức quản lý của Apple dưới thời Tim Cook:

Nếu như dưới thời Steve Jobs, chỉ có Steve Jobs có quyền đưa ra mọi quyết định chiến lược có ảnh hưởng đến công ty, thì khi Tim Cook tiếp quản vào cuối năm 2011 (sau khi Job từ chức và qua đời), Tim Cook đã tái cấu trúc lại công ty và một phần của việc tái cấu trúc này bao gồm việc thay đổi cách thức hoạt động của hệ thống phân cấp của công ty. Cụ thể:

Các Phó chủ tịch (VP) của Apple giờ đây có nhiều quyền lực hơn và có thể đưa ra các quyết định tự chủ hơn (điều này từng bị hạn chế rất nhiều dưới thời Steve Jobs).

Gia tăng sự hợp tác hơn giữa các bộ phận chức năng khác nhau của tổ chức, chẳng hạn như nhóm phần mềm và nhóm phần cứng.

Do đó, cơ cấu tổ chức của công ty hiện đã bớt cứng nhắc hơn, nhưng vẫn có hệ thống phân cấp hình bánh xe mà Tim Cook là trung tâm. Tầng trên (tầng trong cùng) của cấu trúc công ty có phân nhóm dựa trên chức năng, bắt nguồn từ các chức năng của cơ cấu tổ chức. Các phó chủ tịch cấp cao (SVP)

báo cáo cho Tim Cook xử lý các chức năng kinh doanh.

Về phân cấp quản lý theo chiều dọc:

Tim Cook tiếp tục đặt toàn bộ tập đoàn dưới một P&L chung. Ngoài CEO Tim Cook, Apple hoạt động mà không cần có các GM (Giám đốc điều hành chung) của từng BU.

Tim Cook duy trì việc quản trị nhân sự theo cấu trúc tập trung: CEO Tim Cook chiếm vị trí trung tâm trên sơ đồ tổ chức, là nơi giao nhau duy nhất giữa các bộ phận nghiên cứu và phát triển, thiết kế, kỹ thuật, vận hành, marketing và bán lẻ,... của bất kỳ sản phẩm chính nào của Apple.

Dưới CEO, ở mỗi bộ phận chức năng có Phó chủ tịch cấp cao (SVP) và các Phó chủ tịch (VP).

Ưu điểm của cơ cấu tổ chức phân cấp của Apple bao gồm sự kiểm soát chặt chẽ của quản lý cấp cao đối với tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc phân cấp giúp phân chia rõ ràng các cấp quyền hạn và trách nhiệm, cũng như các cơ hội

thăng tiến thúc đẩy nhân viên làm việc tốt. Về mặt hạn chế, cơ cấu tổ chức phân cấp của Apple có thể khiến hoạt động kinh doanh trở nên kém linh hoạt, thiếu sự phản ứng nhanh với những thay đổi trên thị trường toàn cầu. Hơn nữa, trong các tổ chức phân cấp, giao tiếp giữa các bộ phận khác nhau có xu hướng kém hiệu quả hơn so với các tổ chức phẳng.

Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức của Apple thời Tim Cook

Nguồn: Management of Apple Inc.

Về phân cấp quản lý theo chiều ngang:

Dưới sự điều hành của Tim Cook, Apple được phân chia thành nhiều bộ phận chức năng hơn với các lĩnh vực chuyên môn hóa chi tiết hơn.

Trong mỗi bộ phận chức năng, các nhân viên đều là những chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực của bộ phận chức năng mà mình đảm nhận. Người đứng đầu mỗi bộ phận chức năng là chuyên gia giỏi nhất và có khả năng lãnh đạo những chuyên gia khác trong bộ phận đó.

Các bộ phận chức năng của Apple dưới thời Tim Cook bao gồm: Bộ phận Thiết kế (Design), Kỹ thuật Phần cứng (Hardware Engineering), Công nghệ phần cứng (Hardware Technologies), Phần mềm (Software), Dịch vụ (Services), Marketing, Sản xuất vận hành (Operations), Bán hàng (Sales), Bán lẻ (Retail), Nhân sự (People), Tài chính (Finance), Hành chính (Legal), Giao tiếp tổ chức (Corporate Communication),....

Hình 3.4: Cơ cấu tổ chức theo chức năng của Apple dưới thời Tim Cook

Nguồn: Harvard Business Review

Kết luận:

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức của Apple tính tới thời điểm hiện tại là sự kết hợp của

3 trụ cột chính như sau:

Hệ thống phân cấp quản lý (Hierarchy)

3 cấp quản lý: CEO, SVP (Senior Vice President), VP (Vice President) Cơ cấu tổ chức theo chức năng (Function - Based Grouping)

Apple được chia thành các bộ phận chức năng, đứng đầu là các SVP. Mỗi bộ phận chức năng là tập hợp của các chuyên gia chuyên môn về lĩnh vực chức năng mà mình đảm nhận.

Phân chia nhiệm vụ theo sản phẩm/ chi tiết sản phẩm (Products - Based Grouping) trong từng bộ phận chức năng

Mỗi bộ phận chức năng có nhiều VP. Mỗi VP phụ trách các yếu tố/ thành phần/ chi tiết tạo nên sản phẩm hoặc họ phụ trách các sản phẩm cụ thể. (Ví dụ: Bộ phận chức năng Hardware Engineering (kỹ thuật phần cứng) bao gồm các phần cứng như: camera, màn hình, pin, vi mạch,... => Dưới SVP có các VP phụ trách về từng chi tiết của sản phẩm: VP camera, VP màn hình, VP pin,... Dưới VP phụ trách về camera sẽ có các chuyên gia phụ trách về camera của từng sản phẩm như: iPhone, iPad, Macbook.

Thứ hai, cơ cấu có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng của Apple cho

phép nhân viên ở cấp dưới giao tiếp với các nhà quản lý cấp trung gian cũng như các nhà quản lý cấp cao nhất. Các chiến lược kinh doanh của công ty hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tổ chức và chuỗi chỉ huy của nó. Cơ cấu tổ chức hợp tác cho phép các nhà quản lý cấp cao nhất (SVP) ủy quyền các trách nhiệm một cách thích hợp cho các nhà quản lý cấp trung gian (VP). Các nhà quản lý cấp trung thuận tiện trong việc truyền đạt các mục tiêu của tổ chức cho các nhân viên cấp dưới. Cơ cấu tổ chức của Apple đã thúc đẩy làm việc theo nhóm được tích hợp với sự phối hợp và cộng tác thích hợp.

Thứ ba, cơ cấu tổ chức của Apple được đánh giá là rất mạnh mẽ vì nó cho phép các

nhà quản lý tập trung vào các mảng chuyên biệt. Các nhà quản lý có thể phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả trong những bộ phận đang tiến hành nghiên cứu trong các phân đoạn chuyên biệt. Điều này mở đường cho sự phát triển sản phẩm thành công. Với thực tế là các nhà quản lý của Apple có thể phân bổ nguồn lực hiệu quả giữa tất cả các bộ phận chức năng, tập đoàn có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô.

Thứ tư, cơ cấu tổ chức của Apple cung cấp phạm vi kiểm soát rộng hơn và sự thống

nhất cao hơn về quyền chỉ huy cho các nhà quản lý tổ chức. Cơ cấu tổ chức của Apple hỗ trợ một khuôn khổ ra quyết định tập trung, theo đó các nhà quản lý có thể đưa nhân viên vào quá trình ra quyết định. Điều này giúp tổ chức xác định được điểm mạnh và điểm yếu của công ty và hình thành các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu Chiến lược và cơ cấu tổ chức kinh doanh quốc tế của apple (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)