Tái sinh tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tỉnh thái nguyên và đề xuất các mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc hợp lý (Trang 26 - 29)

Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [28] , tái sinh là một quá trình sinh học mang tính ñặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện của tái sinh là sự xuất hiện một thế hệ

cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng. Các cây con này dần dần sẽ thay thế vị trí của cây già cỗi (theo thời gian) hay ñây chính là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.

Đồng thời, trong quá trình TSTN các kiểu phụ, kiểu trái không có nhiều biến

ñổi cụ thể trong hình thái cấu trúc nhưng lại có biến ñổi về tỷ lệ và thành phần cá thể các loài cây trong quần xã thực vật do mỗi loài cây có chu kỳ phát dục riêng biệt, có thời gian ra hoa, kết quả, có tập tính truyền giống và lan truyền khác nhau.

1.2.5.1. Trên thế giới

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự tái sinh của thực vật, theo David T. A. W. và Richards P.W. (l964) khi nghiên cứu về TTV rừng nhiệt ñới khẳng ñịnh tình hình tái sinh của những loài cây chiếm ưu thế còn thưa thớt ở tầng trên. Ngoài ra, công trình nghiên cứu của Richards P. W. (1952); Bamard, Rollet (1974, l996), về phân bố cây tái sinh rừng nhiệt ñới, các tác giả cho rằng trong các ô có kích thước nhỏ (1m x 1m) và (1m x l,5m) cây TSTN có dạng phân bố cụm, một số có dạng phân bố Poisson. Zlobin (1970), ñề ra các chỉ tiêu và tiêu chuẩn phân loại chất

17

lượng và dự báo khuynh hướng phát triển của cây con. Aubreville A. (1951), ñưa ra lý thuyết tái sinh tuần hoàn thành bức khảm: tại một ñịa ñiểm và trong thời gian nhất ñịnh xã hợp của loài ưu thế sẽñược thay thế bằng xã hợp có thành phần khác với xã hợp cũ.

Khi nghiên cứu phân chia các giai ñoạn trong quá trình tái sinh rừng, nhiều nhà khoa học cho rằng cần phải nghiên cứu quá trình tái sinh rừng từ khi hình thành cơ quan sinh sản của thực vật cho ñến khi cây con phát triển ổn ñịnh.

Lamprecht H. (1989) [80], căn cứ vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của các loài cây, ông ñã phân chia cây rừng nhiệt ñới thành nhóm cây ưa sáng, nhóm cây nửa chịu sáng và nhóm cây chịu bóng.

Một số tác giả khác lại ñề nghị nên nghiên cứu từ giai ñoạn ra hoa, mùa vụ

hạt giống, sự phù hợp của mùa vụ hạt giống với ñiều kiện khí hậu.

1.2.5.2. Ở Việt Nam

Trần Đình Lý (1993-1997) [35] ñã có nhiều công trình ñánh giá năng lực tái sinh TTV rừng Việt Nam. Những năm gần ñây, diện tích rừng bị thu hẹp và suy thoái do nhiều nguyên nhân nên những công trình nghiên cứu về quá trình tái sinh phục hồi rừng rất phong phú và cho rằng số lượng và chất lượng của lớp TSTN trong giai ñoạn ñầu của quá trình phục hồi TTV rừng thì các trạng thái thảm cỏ, thảm cây bụi có cây gỗ mộc, rải rác ñều có thể xếp vào ñối tượng có khả năng khoanh nuôi phục hồi rừng. Năm 1996, ông nghiên cứu về khả năng tái sinh phục hồi tự nhiên trên ñất sau nương rẫy.

Vũ Tiến Hinh (1991) [20] khi nghiên cứu ñặc ñiểm tái sinh của rừng tự nhiên, cho rằng toàn lâm phần tự nhiên của rừng tái sinh liên tục và càng ở tuổi nhỏ số cây càng tăng.

Thái Văn Trừng (1998) [68] nhận xét rằng: Quá trình TSTN phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ánh sáng chiếu xuống mặt ñất, ñặc biệt những cây mạ, cây non chịu ñược bóng trong thời niên thiếu thì mới có ñủ các cấp tuổi ở dưới tán rừng.

18

Nguyễn Ngọc Lung, Lâm Phúc Cố (1994) [33] ñánh giá quá trình TSTN phụ

thuộc vào 3 yếu tố chính sau ñây: 1. Nguồn hạt giống, khả năng phát tán hạt giống trên một ñơn vị diện tích; 2. Điều kiện ñể hạt nảy mầm bén rễ (nhiệt ñộ, ñộ ẩm...); 3.

Điều kiện ñể cây mạ và cây con sinh trưởng và phát triển (ñất, nước, ánh sáng …). Trong quá trình nghiên cứu TSTN của rừng nhiệt ñới nhiều nhà lâm học còn ñặc biệt quan tâm tới phương thức tái sinh của các loài cây mục ñích. Nguyễn Văn Thêm (1995) [57] nghiên cứu quá trình TSTN của Dầu song nàng (Dipterocalpus den) trong rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt ñới mưa mùa ở Đồng Nai khẳng

ñịnh: Tái sinh theo lỗ trống là kiểu phổ biến của Dầu song nàng. Bên cạnh ñó còn có nghiên cứu của Phạm Đình Tam (1987) [51] về tái sinh các lỗ trống ở rừng thứ

sinh vùng Hương Sơn (Hà Tĩnh) cũng cho thấy: Số lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau, lỗ trống càng lớn cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán.

Nguyễn Thế Hưng (2003) [25] nghiên cứu tái sinh của TTV cây bụi tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) có ñánh giá tái sinh trong các trạng thái TTV: trừ thảm cây bụi thấp, còn hầu hết các trạng thái TTV có năng lực tái sinh ở mức trung bình ñến khá cây gỗ tái sinh có mật ñộ 4.513-5.401 cây/ha. Chủ yếu là cây gỗ tái sinh bằng chồi, thành phần loài và cấu trúc ñơn giản, ít loài có giá trị kinh tế.

Phạm Ngọc Thường (2003) [66] ñánh giá quá trình tái sinh trên ñất sau nương rẫy cho rằng: mỗi khoảng thời gian phục hồi, TTV tái sinh có ñặc trưng về tổ thành loài cây, mật ñộ, ñộ che phủ và chất lượng cây tái sinh khác nhau … Chỉ tiêu ñể ñánh giá chất lượng cây tái sinh thể hiện trên 3 phương diện: Về kỹ thuật, về kinh tế

và về sinh vật học.

Lê Đồng Tấn (2005) [55], nghiên cứu về TSTN dưới tán rừng thứ sinh ở

Quân Boong - vườn quốc gia Tam Đảo, ñã thống kê ñược 53 loài cây tái sinh, trong

ñó có 26 loài là cây gỗ, ñạt chiều cao sinh trưởng 6cm trở lên; 17 loài cây bụi và gỗ

nhỏ. Thành phần chủ yếu như: Trọng ñũa (Ardisia sít.), Lến (Psychotria rubra), Ba chạc (Euoñia lepta), Trám (Canarium album), Re (Phoebe sp.), Chẹo (Engeihartia

19

khoảng từ 16.230 - 21.030 cây/ha, trung bình 18.165 cây/ha. Cây chồi dao ñộng trong khoảng 17,39 - 46,15% thấp hơn so với tỷ lệ cây hạt 53,85 - 82,61%. Đồng thời cũng chỉ ra rằng, do thành phần chủ yếu là cây bụi và cây tiên phong ưa sáng nhưng lại sinh trưởng trong ñiều kiện bị che bóng nên chất lượng tái sinh không cao. Tỷ lệ cây tốt 32,11%, cây trung bình 26,58% và cây xấu 43,31%.

Nhiều tác giả khác cũng có những nghiên cứu về ñặc ñiểm lớp TSTN trong các trạng thái thực bì khác nhau ở một số vùng sinh thái ñồi núi của Việt Nam như

Nguyễn Duy Chuyên (1995) [12] ; Nguyễn Hồng Quân (1984) [47]; Đỗ Hữu Thư và cộng sự (1994) [63]; Hà Văn Tuế, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995) [70].

Ngoài hình thức TSTN ñể phục hồi rừng, trên thực tế còn có hình thức tái sinh nhân tạo. Đây là phương pháp có sự tác ñộng tích cực của con người ñối với TTV như: mở tán rừng, phát dây leo, bụi rậm ñể xúc tiến sự nẩy mầm và sự sinh trưởng của một số loài ưa sáng, tra thêm hạt, dặm thêm cây mạ, cây con ở hình thức này còn ñược các nhà lâm nghiệp gọi là: tu bổ rừng hoặc cải tạo rừng ở mức thấp hoặc chặt hết rừng cũ ñể trồng thuần loại (1 loại) như cây Keo, Bạch ñàn gọi là trồng lại rừng (Tái sinh nhân tạo trên ñất thoái hoá).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tỉnh thái nguyên và đề xuất các mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc hợp lý (Trang 26 - 29)