7. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Phân loại đơn vị hành chính nhà nƣớc
Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính thì đơn vị hành chính nhà nƣớc có rất nhiều cách phân loại, có thể dựa vào phạm vi lãnh thổ; thẩm quyền; nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc. Chính vì thế mà đơn vị hành chính nhà nƣớc đƣợc phân loại nhƣ sau:
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, đơn vị hành chính nhà nƣớc đƣợc chia thành hai loại là đơn vị hành chính nhà nƣớc ở Trung ƣơng và đơn vị hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng.
- Căn cứ vào thẩm quyền, đơn vị hành chính nhà nƣớc đƣợc chia thành đơn vị hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chung và đơn vị hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chuyên môn (Sở Tài chính, Sở Công thƣơng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân…)
- Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc, đơn vị hành chính nhà nƣớc đƣợc chia thành đơn vị hành chính nhà nƣớc tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trƣởng tập thể lãnh đạo và đơn vị hành chính nhà nƣớc tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trƣởng cá nhân đứng đầu lãnh đạo.
19
1.2.3. Nội dung các khoản chi trong đơn vị hành chính nhà nƣớc
Trong đơn vị hành chính nhà nƣớc các khoản chi về cơ bản là các khoản chi thƣờng xuyên NSNN, do vậy các khoản chi đƣợc cụ thể nhƣ sau:
- Chi cho sự nghiệp kinh tế: gồm chi sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp thủy lợi, sự nghiệp ngƣ nghiệp, sự nghiệp lâm nghiệp, giao thông, kiến thiết thị chính và sự nghiệp kinh tế công cộng khác.
- Chi sự nghiệp văn hoá - xã hội: gồm chi sự nghiệp giáo dục đào tạo; chi sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục, thể thao; sự nghiệp phát thanh, truyền hình; sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trƣờng; sự nghiệp xã hội; sự nghiệp văn hoá - xã hội khác.
- Chi quản lý hành chính: gồm các khoản chi cho hoạt động cơ quan hành chính nhà nƣớc thuộc bộ máy chính quyền các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.
- Chi về hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội: gồm mặt trận tổ quốc Việt Nam, liên đoàn lao động Việt Nam, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội Cựu chiến binh Việt Nam, hội Liên hiệp Phụ nữ, hội nông dân Việt Nam. Theo quy định, NSNN có trách nhiệm bố trí chi ngân sách để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này.
- Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nuớc. - Chi cho các chuong trình quốc gia.
- Chi trợ cấp cho các đối tuợng chính sách xã họi.
- Chi tài trợ cho các tổ chức xã họi, xã họi nghề nghiẹp theo quy định của pháp luạt.
- Chi trả lãi tiền cho Nhà nuớc vay.
- Chi viẹn trợ cho các chính phủ và các tổ chức nuớc ngoài. - Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.[21, tr.16-19].
20
1.3. ĐẶC ĐIỂM KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN CHI TẠI CHI CỤC DÂN SỐ -KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
1.3.1. Đặc điểm hoạt động của Chi cục Dân số -Kế hoạch hóa gia đình
Ngành Dân số hiện nay thực hiện theo các văn bản pháp lý sau:
-Pháp lệnh Dân số (PLDS) đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 09/01/2003, có hiệu lực từ ngày 01/5/2003 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 PLDS đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội khóa XII thông qua ngày 27/12/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2009 và các văn bản quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành PLDS của Chính phủ, của các Bộ, ngành có liên quan.
PLDS là văn bản pháp lý cao nhất của nƣớc ta trong lĩnh vực dân số, có phạm vi điều chỉnh khá rộng và toàn diện, bao gồm những vấn đề liên quan đến kết quả của dân số (quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lƣợng dân số) và đến quá trình dân số (sinh, chết, di cƣ, phát triển về thể chất, trí tuệ và tinh thần của con ngƣời); quy định các nội dung quản lý nhà nƣớc về dân số và công tác dân số.
PLDS là văn bản đầu tiên đặt vấn đề điều chỉnh toàn diện các vấn đề về dân số, công tác dân số bằng luật pháp; quy định quyền và nghĩa vụ của Nhà nƣớc, đoàn thể xã hội, ngƣời dân đối với công tác dân số; gợi mở cho việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi dân số từ Trung ƣơng đến địa phƣơng… PLDS đã góp phần thể chế hóa quan điểm đƣờng lối, chính sách của Đảng về dân số và công tác dân số phù hợp với xu thế cải cách hành chính, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Đồng thời, PLDS cũng khẳng định công dân có những quyền cơ bản của con ngƣời, trong đó có quyền sinh sản.
-Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 21/10/2017 Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá XII, về công tác dân số trong tình
21
hình mới (gọi tắt là NQ 21).
- Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt chƣơng trình mục tiêu Y tế-Dân số giai đoạn 2016-2020.
-Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là ngƣời dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.
- Thông tƣ số 05/2008/TT-BTC ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bộ máy Dân số -Kế hoạch hóa gia đình ở địa phƣơng.
-Thông tƣ liên tịch số 25/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 04/09/2013 của Bộ Y tế-Bộ Tài chính Quy định chế độ quản lý tài chính đối với việc thực hiện hoạt động tiếp thị xã hội các phƣơng tiện tránh thai, phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục.
-Thông tƣ số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chƣơng trình mục tiêu Y tế -Dân số giai đoạn 2016-2020.
Chi cục DS-KHHGĐ là cơ quan hành chính nhà nƣớc trực thuộc Sở Y tế với chức năng chính là quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực dân số -kế hoạch hóa gia đình. Cấp trung ƣơng có Tổng cục DS-KHHGĐ; cấp tỉnh, thành phố có các Chi cục DS-KHHGĐ; cấp huyện, thị xã, thành phố có các Trung tâm DS- KHHGĐ.
Kinh phí hoạt động hàng năm do ngân sách đảm bảo từ nguồn ngân sách trung ƣơng và địa phƣơng. Ngoài ra, một số Chi cục DS-KHHGĐ có thêm nguồn thu từ việc thực hiện tiếp thị xã hội phƣơng tiện tránh thai.
Chi cục DS-KHHGĐ là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về việc lập dự toán, phân bổ kinh phí, tổ chức kiểm tra, giám sát và lập báo cáo kết quả hoạt động về DS-KHHGĐ thuộc chƣơng trình mục tiêu Y tế -Dân số cho Sở Y tế
22
và Tổng cục DS-KHHGĐ. Đồng thời cũng là đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận và phân phối các phƣơng tiện tránh thai miễn phí cho ngƣời dân, nhận từ Tổng cục DS-KHHGĐ và cấp lại cho ngƣời dân thuộc đối tƣợng thụ hƣởng thông qua Trung tâm Y tế.
* Mối quan hệ công tác
- Đối với Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế:
Chi cục DS-KHHGĐ chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế.
- Đối với Sở Y tế và các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc Sở Y tế: Chi cục DS-KHHGĐ chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Y tế trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao theo Quy chế làm việc của Sở Y tế.
- Đối với UBND các huyện, thành phố
Chi cục DS-KHHGĐ phối hợp chặt ch và thƣờng xuyên với UBND huyện, thành phố, các tổ chức hội, đoàn thể và chính quyền cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ về dân số-kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn.
* Mục tiêu của công tác dân số trong giai đoạn hiện nay
Ngày 21/10/2017, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá XII, về công tác dân số trong tình hình mới, thay thế Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/10/1993 của Hội nghị lần thứ tƣ BCHTW Đảng (khoá VII) về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. NQ 21 có sáu mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
-Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác dân số.
-Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số. -Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số.
23
-Phát triển mạng lƣới và nâng cao chất lƣợng dịch vụ về dân số. -Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số. -Tăng cƣờng hợp tác quốc tế.[1].
NQ 21 đã chuyển trọng tâm công tác dân số từ dân số -kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển.
Trong những năm qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Cụ thể: Tốc độ gia tăng dân số đã đƣợc khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Chất lƣợng dân số đƣợc cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, cao hơn nhiều nƣớc có cùng mức thu nhập bình quân đầu ngƣời... Để có những kết quả này phần lớn là nhờ đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ cấp huyện, chuyên trách dân số xã và đội ngũ cộng tác viên dân số ở các thôn, bản.
Tuy nhiên, hiện nay do thay đổi cơ chế, ở cấp tỉnh, một số Chi cục DS- KHHGĐ không đảm bảo về chỉ tiêu bên chế đã sáp nhập và tổ chức lại thành Phòng DS-KHHGĐ thuộc Sở Y tế. Ở cấp huyện, các Trung tâm DS-KHHGĐ giải thể, tổ chức lại thành phòng DS-KHHGĐ thuộc Trung tâm Y tế đã ảnh hƣởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu công tác dân số -kế hoạch hoá gia đình.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ngành Dân số hiện nay đang gặp những khó khăn sau:
- Hiện nay, Luật Dân số chƣa đƣợc ban hành, đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện nhƣng đến thời điểm này chƣa ban hành luật. Do đó công tác dân số còn lúng túng, chƣa có cơ sở pháp lý để giải quyết toàn diện công tác dân số trong tình hình mới.
24
- Hệ thống tổ chức chƣa đƣợc hoàn thiện, tổ chức bộ máy liên tục xáo trộn nên chất lƣợng công tác dân số bị đình trệ; ngành dân số nhập vào y tế khó phát huy đƣợc các mục tiêu đề ra, do y tế rất nhiều áp lực từ xã hội cần giải quyết trƣớc mắt: khám chữa bệnh, dịch bệnh luôn xảy ra cần ƣu tiên xử lý còn công tác dân số mang tính chiến lƣợc nên chƣa đƣợc đầu tƣ nguồn lực thích đáng.
- Đội ngũ làm công tác dân số năng lực còn hạn chế nhƣng yêu cầu nhiệm vụ rất cao. Ở một số tỉnh, ngƣời làm công tác dân số cấp xã chƣa đƣợc tuyển vào biên chế nhà nƣớc nhƣ Quảng Ngãi, Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh... Với tâm lý làm việc không ổn định s làm ảnh hƣởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
-Việc lồng ghép các yếu tố dân số vào sự phát triển kinh tế- xã hội chƣa đƣợc sự quan tâm thực sự của các cấp, các ngành, các địa phƣơng.
-Tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại phần lớn trong nhận thức của ngƣời dân nhất là các tỉnh đồng bằng bắc bộ và bắc trung bộ.
-Chất lƣợng dân số chƣa thật sự đƣợc đầu tƣ bài bản nhất là trẻ em (giáo dục nhân cách, giáo dục thể chất: thiếu sân chơi, thể dục, thể thao chƣa chú trọng, áp lực học quá nhiều ở lứa tuổi trẻ...).
-Việc phân bổ dân cƣ chƣa đƣợc chú trọng gây ách tắt giao thông, ô nhiễm môi trƣờng, chênh lệch mức sinh ở các vùng miền.
-Công tác truyền thông về công tác dân số còn nhàm chán chƣa thay đổi nhiều về hình thức truyền thông chủ yếu là truyền thông trực quan.
-Sự phát triển kinh tế xã hội chƣa chú trọng đúng mức về cơ cấu dân số, xu hƣớng già hoá dân số nên tình trạng thừa trƣờng thiếu học sinh nhất là sinh viên đang hiện hữu.
-Đội ngũ cộng tác viên làm công tác dân số hoạt động không hiệu quả do mức thù lao chi trả cộng tác viên rất thấp. Mặt khác, ở một số địa phƣơng,
25
do nguồn lực kinh phí không đủ chi trả đã cắt giảm số lƣợng con ngƣời làm cộng tác viên dân số làm ảnh hƣởng đến việc thu nhận, cập nhật dữ liệu dân số chƣa kịp thời, chính xác.
- Một số dịch vụ kế hoạch hoá gia đình chƣa đƣợc triển khai rộng rãi đến ngƣời dân (chỉ thực hiện cho đối tƣợng đƣợc miễn phí) nhƣ sàng lọc trƣớc sinh, sơ sinh do chƣa có giá thu dịch vụ theo quy định.
- Chất lƣợng cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình tại các cơ sở y tế công lập còn thấp.
- Việc đầu tƣ nguồn lực cho công tác dân số hiện nay chƣa thoả đáng. NQ 21 ra đời, công tác dân số thực hiện sáu mục tiêu, tuy nhiên nguồn lực kinh phí đầu tƣ cho công tác dân số hiện nay chỉ bằng 1/3 so với giai đoạn trƣớc.
- Nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách gây khó khăn cho ngành dân số trong việc lập kế hoạch hoạt động và giải ngân kinh phí.
- Việc tiếp thị xã hội các phƣơng tiện tránh thai đã triển khai thực hiện ở hầu hết các Chi cục DS-KHHGĐ, tuy nhiên Tổng cục DS-KHHGĐ chƣa có cơ chế hƣớng dẫn thu, chi rõ ràng dẫn tới một số tỉnh còn lúng túng trong cách hạch toán và chƣa thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoản hoa hồng thu đƣợc theo quy định.
1.3.2. Đặc điểm các khoản chi tại Chi cục Dân số -Kế hoạch hóa gia đình
Chi cục DS-KHHGĐ có các khoản chi cơ bản sau:
-Chi quản lý nhà nƣớc: là những khoản chi nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên của bộ máy Chi cục DS-KHHGĐ.
-Chi đào tạo lại, bồi dƣỡng nghiệp vụ khác cho cán bộ, công chức, viên chức (gồm cả đào tạo ngắn hạn nƣớc ngoài), (gọi tắt là chi đào tạo, bồi dƣỡng).
26
-Chi sự nghiệp dân số: bao gồm chi hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là ngƣời dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số; chi chƣơng trình mục tiêu Y tế- Dân số và các nội dung chi sự nghiệp dân số khác.
-Chi sự nghiệp y tế.
Các khoản chi này đƣợc ngân sách cấp từ hai nguồn: nguồn kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ và nguồn kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ.
@ Đối với nguồn kinh phí thường xuyên/tự chủ:
- Chi quản lý nhà nước: gồm chi thanh toán cho cá nhân; chi về hàng hoá và dịch vụ; các khoản chi khác.
+ Chi thanh toán cá nhân: gồm chi phí tiền lƣơng; tiền công trả cho lao động thƣờng xuyên theo hợp đồng; phụ cấp lƣơng; tiền thƣởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp; các khoản thanh toán khác cho cá nhân.