TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC
LIÊU
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG QUA NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỊA BÀN
Phân tích rủi ro tín dụng theo địa bàn để có kiến nghị điều chỉnh đúng hướng đầu tư phù hợp theo từng địa bàn, chúng ta xem xét cơ cấu nợ quá hạn theo địa bàn tại NHCTBL qua bảng số liệu sau:
Bảng 17: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỊA BÀN CHO VAY TRONG 3 NĂM 2005 - 2007
ĐỊA BÀN 2005 2006 2007 2005 2006 2007 TXBL 20 32 47 244,95 179,84 163,87 Vĩnh Lợi 27 41 50 17,89 14,02 12,96 Hòa Bình 33 46 58 57,97 46,33 48,41 Giá Rai 51 66 75 56,73 48,73 50,65 Đông Hải 40 60 74 25,45 22,22 21,54 Phước Long 42 54 60 22,93 22,65 25,32 Hồng Dân 35 48 50 21,40 18,92 20,38 Nguồn: Phòng Khách hàng NHCTBL
4.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn theo địa bàn của năm 2006 so với 2005
Bảng 18: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỊA BÀN CHO VAY 2005-2006
ĐỊA BÀN 2005 (a05) 2006 (a06) Chênh lệch 2005 (b05) 2006 (b06) Chênh lệch TXBL 20 32 12 244,95 179,84 (65,11) Vĩnh Lợi 27 41 14 17,89 14,02 (3,86) Hòa Bình 33 46 13 57,97 46,33 (11,64) Giá Rai 51 66 15 56,73 48,73 (8,00) Đông Hải 40 60 20 25,45 22,22 (3,23) Phước Long 42 54 12 22,93 22,65 (0,28)
Hồng Dân 35 48 13 21,40 18,92 (2,48)
TỔNG 248 347 99 52,09 43,63 (8,45)
Nguồn: Phòng Khách hàng NHCTBL
4.1.1.1 Sự thay đổi của rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn
Để xem xét kỹ hơn những nhân tố tác động làm thay đổi rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn theo địa bàn ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích tình hình này như sau:
Gọi: Q05: là nợ quá hạn theo địa bàn cho vay của năm 2005; Q06: là nợ quá hạn theo địa bàn cho vay của năm 2006; a05, a06 lần lượt là số KH quá hạn năm 2005, năm 2006;
b05, b06 lần lượt là số nợ quá hạn bình quân/KH năm 2005, năm 2006. Thiết lập công thức tính nợ quá hạn theo địa bàn cho vay của từng năm : Ta có : Q = ∑ a.b
Căn cứ vào nguồn thông tin ở bảng 18 trang 64 ta tính toán được cụ thể ở từng năm như sau:
Q05 = ∑ a05b05 = (20 x 244,95) + (27 x 17,89) + (33 x 57,97) + (51 x 56,73) + (40 x 25,45) + (42 x 22,93) + (35 x 21,40) = 12.918 (triệu đồng) Q06 = ∑ a06b06 = (32 x 179,84) + (41 x 14,02) + (46 x 46,33) + (66 x 48,73) + (60 x 22,22) + (54 x 22,65) + (48 x 18,92) = 15.141 (triệu đồng)
⇒ Chênh lệch giữa 2006 so với 2005 (Đối tượng phân tích):
∆Q = Q06 – Q05 = 15.141 – 12.918 = + 2.223 (triệu đồng)
Như vậy nợ quá hạn năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2.223 triệu đồng.
4.1.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này là: số KH quá hạn và số nợ quá hạn bình quân trên KH.
Ảnh hưởng bởi số khách hàng quá hạn
∆a = ∑(a06 xb05 - a05 xb05) = ∑[(a06- a05 ) x b05]
= (32 - 20) x 244,95 + (41 - 27) x 17,89 + (46 - 33) x 57,97 + (66 - 51) x 56,73 + (60 - 40) x 25,45 + (54 - 42) x 22,93 + (48 - 35) x 21,40 = + 5.856,68 (triệu đồng)
Như vậy, do số lượng KH quá hạn ở các địa bàn cho vay năm sau đều
tăng hơn năm trước nên đã làm cho nợ quá hạn tăng thêm 5.856,68 triệu đồng.
Ảnh hưởng bởi số nợ quá hạn bình quân/khách hàng
∆b = ∑(a06 xb06 - a06 xb05) = ∑[a06 (b06 - b05)] = 32 x (179,84 – 244,95) + 41 x (14,02 – 17,89 + 33 x (46,33 – 57,97) + 66 x (48,73 – 56,73) + 60 x (22,22 – 25,45) + 54 x (22,65 – 22,93) + 48 x (18,92 – 21,40) = - 3633,68 (triệu đồng)
Do nợ quá hạn bình quân trên KH ở các địa bàn cho vay đều giảm nên đã
làm cho nợ quá hạn giảm 3633,68 triệu đồng.
4.1.1.3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Các kết quả phân tích trên được tổng hợp qua bảng 19 như sau:
Bảng 19: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN NỢ QUÁ HẠN CỦA NĂM 2006 SO VỚI NĂM 2005
ĐVT: triệu đồng
Nhân tố Địa bàn
Số KH quá hạn Số nợ quá hạn bình quân/KH Tổng hợp nhân tố
TXBL 2.939,40 (2.083,40) 856,00 Vĩnh Lợi 250,44 (158,44) 92,00 Hòa Bình 753,61 (535,61) 218,00 Giá Rai 850,88 (527,88) 323,00 Đông Hải 509,00 (194,00) 315,00 Phước Long 275,14 (15,14) 260,00 Hồng Dân 278,20 (119,20) 159,00 TỔNG 5.856,68 (3.633,68) 2.223,00
Vậy tổng các nhân tố ảnh hưởng bằng đối tượng phân tích là 2.223 triệu đồng.
Nhận xét:
- Thị xã Bạc Liêu: nợ quá hạn tăng so với năm trước 856 triệu đồng, do
số KH quá hạn tăng 12 KH làm cho nợ quá hạn tăng 2.939,40 triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân/KH giảm 65,11 triệu đồng nên làm cho nợ quá hạn giảm
2.083,40 triệu đồng. Điều này có nghĩa là Ngân hàng đã giảm lượng tiền đầu tư ở một doanh nghiệp xuống, tuy nhiên chính sách mở rông đối tượng đầu tư đã làm cho số KH quá hạn tăng lên, từ đó là nợ quá hạn của năm 2006 tăng hơn 2005 là 2.223 triệu đồng. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan do KH và Ngân hàng, doanh số cho vay của Ngân hàng có xu hướng tăng nên kéo theo tình hình tăng của nợ quá hạn.
- Huyện Vĩnh Lợi: nợ quá hạn tăng so với năm trước 92 triệu đồng, do
số KH quá hạn tăng 14 KH làm cho nợ quá hạn tăng 250,44 triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân/KH giảm 3,86 triệu đồng nên làm cho nợ quá hạn giảm 158,44 triệu đồng. Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu là tăng nợ quá hạn ở Vĩnh Lợi là do sự tăng lên của số lượng KH. Một số cá nhân và doanh nghiệp đi vay chưa có ý thức trả tốt, sử dụng vốn vay của Ngân hàng chưa đạt hiệu quả. Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn trong khâu thẩm định trước và trong khi cho vay.
- Huyện Hòa Bình: nợ quá hạn tăng so với năm trước 218 triệu đồng,
do số KH quá hạn tăng 13 KH làm cho nợ quá hạn tăng 753,61 triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân/KH giảm 11,64 triệu đồng nên làm cho nợ quá hạn giảm 535,61 triệu đồng.
- Huyện Giá Rai: do số lượng KH quá hạn tăng 15 người nên làm cho
nợ quá hạn tăng 850,88 triệu đồng, tuy nhiên do giảm được số nợ quá hạn bình quân trên KH 8 triệu đồng nên cũng kéo theo nợ quá hạn giảm 527,88 triệu đồng. Tuy nhiên do số lượng KH quá hạn tăng cao nên nợ quá hạn của Giá Rai tăng 323,00 triệu đồng so với năm trước.
- Huyện Đông Hải: là một trong những địa phương có mức ảnh hưởng
lớn đến tình hình tăng nợ quá hạn của tỉnh, Đông Hải có nợ quá hạn tăng so với năm trước 315 triệu đồng. Trong đó, do số lượng KH tăng 20 người, và số nợ quá hạn bình quân trên KH giảm 3,23 triệu đồng.
- Huyện Phước Long: nợ quá hạn tăng so với năm trước 260 triệu đồng,
do số KH quá hạn tăng 12 KH làm cho nợ quá hạn tăng 275,14 triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân/KH giảm 0,28 triệu đồng nên làm cho nợ quá hạn giảm 15,14 triệu đồng. Ảnh hưởng của Phước Long đến tình hình tăng nợ quá hạn của tỉnh chủ yếu do số nợ quá hạn bình quân trên KH không giảm được nhiều, từ đó
Ngân hàng nên xem xét kỹ các món vay lớn trước khi cho vay nhằm hạn chế tối đa sự thất thoát của những khoản này.
- Huyện Hồng Dân: là địa phương mới phát triển, KH tại khu vực này
chủ yếu là nông dân nên số tiền vay tương đối thấp, nợ quá hạn tăng so với năm trước là 159 triệu đồng. Trong đó do số lượng KH tăng 13 người, làm nợ quá hạn tăng 278,20 triệu đồng, do số nợ quá hạn bình quân trên KH giảm nên là nợ quá hạn giảm 119,20 triệu đồng.
4.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn theo địa bàn của năm 2007 so với 2006
Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn theo địa bàn của năm 2006 so với 2005, ta tiếp tục tìm hiểu các nhân tố này với mốc thời gian là 2007 so với 2006. Các nhân tố này được trinh bày qua bảng sau:
Bảng 20: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỊA BÀN CHO VAY 2006-2007
ĐỊA BÀN 2006 (a06) 2007 (a07) Chênh lệch 2006 (b06) 2007 (b07) Chênh lệch Thị xã Bạc Liêu 32 47 15 179.84 163.87 (15.97) Vĩnh Lợi 41 50 9 14.02 12.96 (1.06) Hòa Bình 46 58 12 46.33 48.41 2.09 Giá Rai 66 75 9 48.73 50.65 1.93 Đông Hải 60 74 14 22.22 21.54 (0.68) Phước Long 54 60 6 22.65 25.32 2.67 Hồng Dân 48 50 2 18.92 20.38 1.46 TỔNG 347 414 67 43.63 46.11 2.47 Nguồn: Phòng Khách hàng NHCTBL
4.1.2.1Sự thay đổi của rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn
Để xem xét kỹ hơn những nhân tố tác động làm thay đổi rủi ro tín dụng qua nợ quá hạn theo địa bàn ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích tình hình này như sau:
Gọi: Q06: là nợ quá hạn theo địa bàn cho vay của năm 2006; Q07: là nợ quá hạn theo địa bàn cho vay của năm 2007; a06, a07 lần lượt là số KH quá hạn năm 2006, năm 2007;
b06, b07 lần lượt là số nợ quá hạn bình quân/KH năm 2006, năm 2007. Tương tự mục 4.1.1 ta thiết lập công thức tính nợ quá hạn theo địa bàn cho vay của từng năm :
Ta có : Q = ∑ a.b
Căn cứ vào nguồn thông tin ở bảng 20 trang 68 ta tính toán được cụ thể ở từng năm như sau:
Q06 = ∑ a06b06 = 15.141 (triệu đồng) Q07 = ∑ a07b07 = 19.089 (triệu đồng)
⇒ Đối tượng phân tích:
∆Q = Q07 – Q06 = 19.089 - 15.141 = + 3.948 (triệu đồng)
Như vậy nợ quá hạn năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3.948 triệu đồng. Nợ quá hạn tăng là do các nhân tố sau đây:
4.1.2.2Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này là: số KH quá hạn và số nợ quá hạn bình quân trên KH.
Ảnh hưởng bởi số khách hàng quá hạn
∆a = ∑(a07 xb06 - a06 xb06) = ∑[(a07- a06 ) x b06] = + 4.303,09 (triệu đồng)
Như vậy, do số lượng KH quá hạn ở các địa bàn cho vay năm sau đều
tăng hơn năm trước nên đã làm cho nợ quá hạn tăng thêm 4.303,09 triệu đồng.
Ảnh hưởng bởi số nợ quá hạn bình quân/khách hàng
∆b = ∑(a07 xb07 - a07 xb06) = ∑[a07 (b07 - b06)] = - 157,08 (triệu đồng)
Do nợ quá hạn bình quân trên KH ở các địa bàn Hòa Bình, Giá Rai, Phước Long và Hồng Dân tăng, ở Các địa bàn còn lại giảm nên đã làm cho nợ quá hạn
giảm 157,08 triệu đồng.
4.1.2.3Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 21 : TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN NỢ QUÁ HẠN CỦA NĂM 2005 SO VỚI NĂM 2004
ĐVT: triệu đồng Nhân tố Địa bàn Số KH quá hạn Số nợ quá hạn bình quân/KH Tổng hợp nhân tố Thị xã Bạc Liêu 2,697.66 (750.66) 1,947 Vĩnh Lợi 126.22 (53.22) 73 Hòa Bình 555.91 121.09 677 Giá Rai 438.55 144.45 583 Đông Hải 311.03 (50.03) 261 Phước Long 135.89 160.11 296 Hồng Dân 37.83 73.17 111 TỔNG 4,303.09 (355.09) 3,948
Vậy tổng các nhân tố ảnh hưởng bằng đối tượng phân tích là 3.948 triệu đồng.
Nhận xét:
- Do số KH quá hạn tăng ở các địa phương, các địa phương có số lượng KH tăng cao như: Thị xã Bạc Liêu tăng 15 KH, Đông Hải tăng 14 KH, Hòa Bình tăng 12 KH...) nên làm cho nợ quá hạn tăng 4.303,09 triệu đồng.
Do số nợ quá hạn bình quân/KH ở một số địa phương tăng như: Hòa Bình tăng 2,09 triệu đồng, Giá Rai tăng 1,93 triệu đồng, Phước Long tăng 2,67 triệu đồng và Hồng Dân tăng 1,46 triệu đồng. Bên cạnh đó nợ quá
hạn bình quân / KH giảm ở các địa phương còn lại (Thị xã Bạc Liêu giảm 15,97 triệu đồng, Vĩnh Lợi giảm 1,06 triệu đồng và Đông Hải 0,68
triệu đồng) đã làm cho nợ quá hạn giảm 355,09 triệu đồng.
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG THEO NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH
Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh
nghiệp, những KH thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 22: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NHCT BẠC LIÊU THEO NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH QUA 3 NĂM 2005 - 2007
ĐVT: triệu đồng
NGUYÊN NHÂN NĂM CHÊNH LỆCH
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệtđối % Tuyệtđối %
1. Chủ quan 1.825 14,13 1.870 12,35 2.040 10,69 45 2,47 170 9,09
1.1. Do Ngân hàng 575 31,51 450 24,06 300 14,71 (125) (21,74) (150) (33,33)
1.2. Do khách hàng 1.250 68,49 1.420 75,94 1.740 85,29 170 13,60 320 22,54
2. Khách quan 11.093 85,87 13.271 87,65 17.049 89,31 2.178 19,63 3.778 28,47
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan.
4.2.1 Các yếu tố khách quan
4.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Qua bảng 22 trang 71 ta thấy trong các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn thì nguyên nhân khách quan luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tỷ lệ này tăng đần qua các năm, cụ thể năm 2005 nó chiếm 85,87%, năm 2006 là 87,65% và 2007 đạt 89,31%. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ những tác động bên ngoài, đầu tiên phải kể đến môi trường tự nhiên như nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng mưa lũ làm thiệt hại cho trồng trọt và chăn nuôi đồng thời tạo điều kiện cho mần bệnh phát triển do ẩm ướt như dịch cúm H5N1, lở mồm long móng.
Tình hình khí hậu, thời tiết ở Bạc Liêu được thiên nhiên khá ưu ái, tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình thời tiết có những biến động bất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra. Người dân trong khu vực chưa có ý thức cao trong việc chống chọi với tự nhiên, dẫn đến những thiệt hại lớn về vật chất. Thêm vào đó là dịch bệnh xảy ra liên tục trong phạm vi toàn tỉnh như: bệnh đốm trắng ở tôm, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa xuất hiện từ năm 2005, dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh ở heo…Vì thế Ngân hàng phải gánh chịu sự gia tăng liên tục của tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, và cả nợ không có khả năng thu hồi.
4.2.1.2 Chính sách kinh tế và xã hội trong nước và thế giới
Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.
Nền kinh tế chưa ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của nền kinh tế thế giới như giá nguyên liệu tăng làm đình trệ một số cơ sở sản xuất do thua lỗ.
Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như: Biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao. Trong các năm gần đây, giá cả một số mặt hàng thiết yếu như: dầu, vàng, điện, sắt thép, … tăng rất mạnh. Điều này khiến một số doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Đặc biệt ở tỉnh Bạc Liêu các doanh nghiệp đa số ở quy mô vừa và nhỏ, luôn gánh chịu những tác động này một cách sâu sắc.
Bên cạnh đó do hành lan pháp lý chưa phù hợp, không có sự hiểu biết đầy đủ về luật pháp quốc tế, điển hình là năm 2005 vụ Mỹ kiện ta bán phá giá tôm và cá basa. Gần đây là việc thị trường Nhật tẩy chay hàng Việt Nam do dư lượng