3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu mẫu
2.4.1.1. Thu mẫu trầm tích đáy
Các mẫu trầm tích được thu vào triều thấp tại 3 điểm trên đầm
Hình 2.1. Vị trí thu mẫu tại đầm Cù Mông
Dùng phần mềm My GPS Coordinates để xác định tọa độ các điểm thu mẫu: Tọa độ Đ1: N 13035’59.0856” E109013’54.3468”
Tọa độ Đ2: N 13034’16.446” E109014’59.2188” Tọa độ Đ3: N 13032’52.1736” E109016’26.9904”
Tại mỗi điểm, mẫu trầm tích được thu từ bề mặt đáy đến chiều sâu 5cm, thu lặp lại 5 lần và trộn lẫn vào nhau thành một mẫu theo phương pháp của Quynh Anh và cộng sự (2020) [70] . Mẫu được thu bằng ống thu mẫu có đường kính 6cm và chiều cao 5cm. Các mẫu sau khi thu được cho vào lọ thủy tinh có dán nhãn ghi thông tin thu mẫu (điểm thu mẫu, ngày thu,…), sau đó được
Đ2
Đ3 Đ1
chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.
Mẫu được thu định kỳ mỗi tháng một lần vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10 đến tháng 12) và 3 tháng mùa khô (tháng 3 đến tháng 5).
2.4.1.2. Thu mẫu động vật thân mềm
Ba loài động vật thân mềm được thu trực tiếp từ ngư dân đánh bắt trên đầm, sau đó cho vào túi kín, bảo quản lạnh và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.
Mẫu được thu định kỳ mỗi tháng một lần vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10 đến tháng 12) và 3 tháng mùa khô (tháng 3 đến tháng 5).
2.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu
2.4.2.1. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trầm tích
* Xử lý mẫu:
Mẫu được xử lý theo phương pháp của Quynh Anh và cộng sự (2020)[70].
- Mẫu được làm khô ở nhiệt độ 550C trong 72 giờ, sau đó trộn đều mẫu và lấy 10g để phân tích.
- Sàn qua rây có kích thước mắc lưới 1mm, bỏ những tạp chất hoặc sỏi >1mm, giữ lại vi nhựa >1mm nhưng <5mm và cho vào giấy lọc, bảo quản trong đĩa petri để phân tích sau.
- Phần trầm tích <1mm được cho vào cốc thủy tinh, sau đó cho vào từ từ 20ml H2O2, trộn đều và để ở tủ ấm tại 400C trong 3 giờ.
- Lấy mẫu từ tủ ấm lọc qua sàn có kích thước mắc lưới 250µm, giữ lại phần trên rây và cho vào cốc thủy tinh, sau đó cho dung dịch NaCl bão hòa vào cốc để thực hiện công đoạn chảy tràn.
- Lấy dung dịch chảy tràn lọc qua giấy lọc GF/A 1,6µm và bảo quản màng lọc này trong đĩa petri, để ở nhiệt độ phòng phục vụ cho phân tích sau này.
* Phân tích mẫu:
Tiến hành xác định các dạng vi nhựa dựa vào phân loại của Free và cộng sự (2014) [35].
- Chụp ảnh từng vi nhựa đã xác định và đặt tên cho nó theo mã của mẫu phân tích.
- Đo kích thước các vi nhựa đã xác định theo từng loại, xác định màu sắc mẫu vi nhựa.
- Xuất dữ liệu của từng mẫu vi nhựa vào tệp Excel và tổng hợp số liệu của cả mẫu được phân tích.
2.4.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu động vật thân mềm
* Xử lý mẫu:
- Tại phòng thí nghiệm, tiến hành rửa sạch bên ngoài vỏ ngao bằng nước cất đã được lọc qua màng 1,6µm. Sau đó, cân khối lượng của mỗi cá thể ngao được phân tích.
- Đặt ngao lên đĩa petri, tiến hành giải phẫu và lấy toàn bộ ống tiêu hóa và những thức ăn bên trong.
- Cho ống tiêu hóa vừa thu vào cốc thủy tinh, xử lý bằng KOH 10% ở nhiệt độ 600C trong vòng 24 giờ theo đề xuất của Alexandre (2016) [13].
- Lấy mẫu đã xử lý lọc qua rây có kích thước mắt lưới 1mm, bỏ những tạp chất >1mm, giữ lại vi nhựa 1- 5mm và cho vào giấy lọc, bảo quản trong đĩa petri để phân tích sau này.
- Lấy phần nước đã lọc qua rây 1mm, tiếp tục lọc qua rây có kích thước mắc lưới 250µm, sau đó thu phần trên rây cho vào cốc thủy tinh và thực hiện công đoạn chảy tràn bằng dung dịch NaCl bão hòa.
- Lấy dung dịch chảy tràn lọc qua giấy lọc GF/A 1,6µm theo phương pháp của Emilie và cộng sự (2021) [33]. Bảo quản màng lọc này trong đĩa petri, để ở nhiệt độ phòng phục vụ cho phân tích sau này.
- Đặt giấy lọc dưới kính hiển vi soi nổi Leica S9i để quan sát vi nhựa. - Tiến hành xác định các dạng vi nhựa dựa vào phân loại của Free và
cộng sự (2014) [35].
- Chụp ảnh từng vi nhựa đã xác định và đặt tên cho nó theo mã của mẫu phân tích.
- Đo kích thước các vi nhựa đã xác định theo từng loại, xác định màu sắc mẫu vi nhựa.
- Sử dụng phần mềm chuyên dụng của kính để lưu thông tin chi tiết dưới dạng excel để phục vụ cho việc tổng hợp số liệu sau này.
Chú ý:
Để kiểm soát nhiễm vi nhựa từ môi trường trong quá trình xử lý và phân tích mẫu, các quy tắc sau đã được tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình lấy mẫu và phân tích: [52]
- Làm sạch khu vực phân tích bằng alcohol trước khi thực hiện thí nghiệm
- Sử dụng găng tay, mặc áo phân tích bằng vải.
- Các thiết bị trong phòng thí nghiệm được lọc sạch bằng nước cất.
- Không sử dụng quạt trong phòng thí nghiệm.
- Để kiểm tra khả năng nhiễm vi nhựa từ môi trường không khí xung quanh, một mẫu giấy lọc đặt trong đĩa petri và cũng được đặt trong phòng thí nghiệm trong suốt quá trình thực hiện các bước phân tích mẫu trầm tích. Sau đó giấy lọc này được đem đi kiểm tra vi nhựa bằng kính hiển vi soi nổi và ghi nhận có nhiễm vi nhựa hay không.
2.4.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập bao gồm loại/hình dạng vi nhựa, mật độ vi nhựa, kích cỡ vi nhựa và màu sắc vi nhựa.
Vì sự hạn chế về các thiết bị hỗ trợ nghiên cứu nên chúng tôi chỉ khảo sát những sợi vi nhựa có chiều dài từ 300 - 5000µm và các mảnh có diện tích
từ 45.000 – 25.000.000 µm2. Đây là kích thước có thể quan sát bằng mắt thường dưới kính hiển vi mà không cần phải kiểm tra qua máy quang phổ µFTIR (GESAMP, 2019; Quynh Anh, 2020) [42], [70].
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2013 để tính toán các giá trị cần thiết và vẽ các biểu đồ.
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (Anova single factor) trên phần mềm Microsoft Excel 2013 để kiểm tra sự sai khác mật độ vi nhựa.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN