Thảo luận chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm vi nhựa trong trầm tích đáy và trong ống tiêu hóa của một số loài thân mềm hai mảnh vỏ phân bố ở đầm cù mông, tỉnh phú yên (Trang 77 - 94)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3. Thảo luận chung

3.3.1. Về mật độ vi nhựa

3.3.1.1. Trong trầm tích

Mật độ vi nhựa trong trầm tích tại 3 vị trí của đầm Cù Mông dao động từ

0 10 20 30 40 50 60 70 80 trắng tím vàng cam xanh lá hồng % trong tổng số

1366,7-4433,3 vi nhựa/kg trầm tích khô. So sánh kết quả này với kết quả của những nghiên cứu ở các khu vực khác tại Việt Nam thì giá trị này ở mức tương đương với bãi triều ven rừng ngập mặn của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (2.921-5.365 vi nhựa/kg trầm tích khô) [3] nhưng cao hơn với Vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (236-1.324 vi nhựa/kg trầm tích khô) [4] và Cửa Ba Lạt, tỉnh Nam Định (45-3.235 vi nhựa/kg trầm tích khô) [6].

Khi so sánh với các khu vực khác trên thế giới, có thể thấy số lượng hạt vi nhựa trong trầm tích ở đầm Cù Mông ở mức khá cao so với khu vực có chất lượng môi trường tốt như bờ biển Singapore (0-16 vi nhựa/kg trầm tích khô) [66], hoặc khu vực ven biển Tamil Nadu của Ấn độ (30-439 vi nhựa/kg trầm tích khô) [69], hoặc trầm tích sông Brisbane của Úc (10-520 vi nhựa/kg trầm tích khô) [49]. Tuy nhiên, mật độ vi nhựa trong nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với một số điểm được đánh giá là ô nhiễm rác thải nhựa của Trung Quốc (5.014-8.714 vi nhựa/kg trầm tích khô) [75].

Như vậy, có thể nói mức độ tích tụ vi nhựa trong trầm tích đáy ở đầm Cù Mông là khá cao và rất đáng báo động. Vì vậy, rất cần những nghiên cứu tiếp theo để hạn chế ô nhiễm rác thải nhựa ở hệ sinh thái này.

3.3.1.2. Trong ống tiêu hóa của thân mềm

Một số tác giả cũng thể hiện mức độ ô nhiễm vi nhựa ở động vật thân mềm dưới dạng số vi nhựa/cá thể như Li và cộng sự (2016) [57], Abolfazl và cộng sự [12] (Bảng 3.5). Mặc dù các tác giả này khảo sát những vi nhựa có kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với kích cỡ vi nhựa trong nghiên cứu hiện tại nhưng mật độ vi nhựa chỉ dao động từ 1,5 đến 7,6 vi nhựa/cá thể, trong khi đó mật độ vi nhựa trong nghiên cứu của chúng tôi dao động từ 1,06 đến 8,93 vi nhựa/cá thể đối (Bảng 3.4). Điều đó có thể nói rằng mức độ ô nhiễm vi nhựa ở các loài ngao nghiên cứu là khá cao, đây rõ ràng là một tín hiệu không tốt đối với hệ sinh thái của đầm này.

Bảng 3.5. Ô nhiễm vi nhựa ở một số loài thân mềm Tác giả Vùng nghiên

cứu

Loài nghiên cứu Mật độ vi nhựa Kích thước vi nhựa (µm) Li và cộng sự, 2016 [57] Vùng ven bờ ở Trung Quốc Mytilus edulis 1,5 – 7,6 (vi nhựa/cá thể) 5 – 5000 Abolfazl và cộng sự, 2018 [12] Vùng ven bờ ở vịnh Persia, Iran Amiantis umbonella, Amiantis purpuratus, Pinctada radiate, Cerithidea cingulata Thais mutabilis 3,9 – 6,9 (vi nhựa/cá thể) 10 – 5000 Nghiên cứu hiện tại Đầm Cù Mông, Phú Yên, Việt Nam Mactra grandis Callista lilacina Marcia hiantina 1,06 – 8,93 (vi nhựa/cá thể) 300 - 5000 3.3.2. Về kích thước vi nhựa

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu này cho thấy nhóm vi nhựa có kích thước nhỏ chiếm ưu thế trong tổng các mẫu vi nhựa được tìm thấy. Kết quả tương tự cũng được mô tả bởi L.Cabernard và cộng sự (2018), Wenfeng và cộng sự (2017), Zhao và cộng sự (2014) [55], [82], [83]. Tayler và cộng sự (2020) đã chứng minh rằng, dòng chảy của nước cùng với bức xạ cực tím là nguyên nhân tạo ra số lượng lớn mẫu vi nhựa có kích thước nhỏ [79].

3.3.3. Về màu sắc vi nhựa

Có thể nhận thấy rằng, trong nghiên cứu này, màu sắc của vi nhựa trong trầm tích đáy ở đầm Cù Mông dao động từ 5 – 9 màu (xanh biển, đen, đỏ, xanh lá, cam, hồng, tím, trắng, vàng), trong đó màu tím, vàng, và xanh biển là màu

đặc trưng của vi nhựa dạng sợi; còn màu vàng, trắng là màu phổ biến nhất của các mảnh vi nhựa. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy bởi Quỳnh Anh và cộng sự (2020), đó là vi nhựa được ghi nhận trong trầm tích bãi biển Đà Nẵng cũng có nhiều màu khác nhau, gồm đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh lam, tím và trắng. Màu xanh lam (xanh nước biển) là phổ biến nhất (59,9%), tiếp theo là màu trắng (22,9%), các màu khác chỉ được tìm thấy với một tỷ lệ nhỏ [70].

Đối với các loài thân mềm được khảo sát trong nghiên cứu này (ngao bộp, ngao rá và ngao giá), màu trắng và màu vàng là hai màu chiếm ưu thế của vi nhựa dạng mảnh, trong khi trắng, vàng, tím, xanh biển là màu đặc trưng của vi nhựa dạng sợi. Như vậy, có thể thấy màu trắng và vàng là hai màu thường gặp của vi nhựa trong ống tiêu hóa của 3 loài ngao trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Ayu và cộng sự (2019), màu trắng cũng là màu chủ đạo được tìm thấy trong ống tiêu hóa của cá (chiếm 79,2%) nhưng tiếp đến là màu xanh biển (7,03%) [18] chứ không phải màu vàng như kết quả của chúng tôi. Ở một nghiên cứu khác trên sáu loài động vật thân mềm (Mytilus galloprovincialis, Ruditapes decussatus, Crassostrea gigas, Hexaplex trunculus, Bolinus brandaris và Sepia officinalis), màu đen, màu xanh biển và màu trắng là các màu nổi trội đối với vi nhựa dạng sợi và màu xanh biển, màu đỏ và đen là màu chủ đạo của vi nhựa dạng mảnh [74]. Như vậy, màu sắc của vi nhựa được tìm thấy ở các động vật thủy sinh rất khác nhau, có thể xuất phát từ các nguồn khác nhau của vi nhựa ở các khu vực nghiên cứu. Nhận định này cũng được ủng hộ bởi Gallagher và cộng sự (2016) [40].

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1. Về mật độ vi nhựa

Tổng mật độ vi nhựa trung bình trong trầm tích ở đầm Cù Mông dao động từ 1600 - 4433,3 vi nhựa/kg trầm tích đối với Đ1; từ 1366,7 - 2866,7 vi nhựa/kg trầm tích đối với Đ2; từ 1233,3 - 4433,3 vi nhựa/kg trầm tích đối với Đ3. Mật độ vi nhựa ở Đ2 thấp hơn so với Đ1 và Đ3 trong mùa mưa, còn trong mùa khô không khác nhau giữa 3 vị trí.

Mật độ vi nhựa trong ống tiêu hóa của ngao bộp dao động từ 1,53 – 8,93 vi nhựa/cá thể, của ngao rá từ 1,72 – 7,76 vi nhựa/cá thể và của ngao giá từ 1,06 – 8,91 vi nhựa/cá thể. Mật độ vi nhựa giữa ba loài trong cùng một mùa không khác nhau và trong mùa mưa đều cao hơn so với mùa khô.

1.2. Về hình dạng và kích thước vi nhựa

Có 2 dạng vi nhựa được tìm thấy trong trầm tích đáy cũng như trong ống tiêu hóa của ngao bộp, ngao rá và ngao giá là vi nhựa chủ dạng sợi và vi nhựa dạng mảnh.

Hầu hết các vi nhựa tìm thấy nằm ở nhóm kích thước nhỏ. Trong đó, chiều dài sợi vi nhựa chủ yếu nằm trong khoảng 300 - 2500 µm, diện tích mảnh vi nhựa chủ yếu là từ 45.000 – 400.000 µm2.

1.3. Về màu sắc vi nhựa

Vi nhựa dạng sợi trong trầm tích đáy có tổng cộng 9 màu (xanh biển, đen, đỏ, xanh lá, cam, hồng, tím, trắng, vàng). Trong đó, màu tím và xanh biển chiếm ưu thế trong mùa khô, trong khi màu tím và vàng chiếm ưu thế trong mùa mưa. Trong thân mềm, sợi vi nhựa có tổng cộng 10 màu (xanh biển, đen, nâu, xanh lá, cam, hồng, tím, trắng, vàng, xám). Màu trắng, xanh lá, vàng, tím

chiếm ưu thế trong mùa khô, trong khi màu trắng, tím, xanh biển, vàng là các màu chủ đạo trong mùa mưa.

Vi nhựa dạng mảnh trong trầm tích đáy có tổng cộng 8 màu (trắng, tím, vàng, đỏ, xanh biển, xanh lá, hồng, đen). Trong đó, màu vàng và trắng là hai màu chủ đạo của vi nhựa dạng mảnh ở mùa mưa, trong khi màu trắng, xanh biển và xanh lá đặc đưng ở mùa khô. Vi nhựa dạng mảnh trong thân mềm có 8 màu (trắng, tím, vàng, cam, xanh lá, xanh biển, đỏ, hồng). Ở mùa mưa, màu vàng và màu trắng chiếm ưu thế, còn ở mùa khô thì 3 màu trắng, vàng, tím chiếm ưu thế.

2. KIẾN NGHỊ

Cần tiếp tục thực hiện những nghiên cứu về sự tích tụ/ô nhiễm vi nhựa trong các môi trường khác nhau cũng như các sinh vật thủy sinh khác nhau để cung cấp những cơ sở khoa học đầy đủ nhất về thực trạng ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

[ 1 ] . Dương Thị Phương Anh, N.L.H, Trần Quý Trung (2017), “Kiểm soát chất thải nhựa trên biển: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp phù hợp cho Việt Nam”, Tạp chí môi trường, số 4, tr. 22-24. [2]. Lê Thị Phương Dung và cộng sự (2019), Vi nhựa: những vấn đề về môi

trường, sinh thái và sức khỏe con người. Kỷ yếu hội nghị Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học trái đất và môi trường”.

[3]. Lưu Việt Dũng , Trương Hữu Dực, Nguyễn Thị Hoàng Hà, Nguyễn Duy Tùng, Nguyễn Tài Tuệ, Phạm Văn Hiếu, Nguyễn Quốc Định, Mai Trọng Nhuận (2020), Nghiên cứu phương pháp xác định hạt vi nhựa trong môi trường trầm tích bãi triều ven biển, áp dụng thử nghiệm tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 715, tr.1-12.

[4]. Trương Hữu Dực (2020), et al. "Đặc điểm thành phần và phân bố hạt vi nhựa trong môi trường trầm tích tầng mặt khu vực vịnh Tiên Yên.",

Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số719, tr 14-25.

[5]. Trương Hữu Đức (2019), Nghiên cứu xác định thành phần hạt vi nhựa trong môi trường trầm tích bãi triều huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên.

[6]. Hà Thị Hiền, Lan, Mai Trang, Kim Cúc, Trần Mai Sen, Nguyễn Tuấn Long (2019), “Initial results of microplastics on the sediment surface in the Balat river mouth, northern Vietnam”, Hội thảo khoa học quốc tế Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển Việt Nam, tr. 130

[7]. Mai Hương (2019), Nhựa siêu vi trong môi trường: ảnh hưởng độc hại của chúng tới sinh vật thủy sinh. Đại học Khoa học tự nhiên.

[8]. Trần Thị Ái Mỹ (2020), “Khảo sát các điều kiện thích hợp để xác định vi nhựa (MPs) trong mẫu cá”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học tự nhiên, tập 129 số 1c, 85-92.

[9]. Dương Thanh Nghị, Đinh Ngọc Hải, Lê Văn Nam (2019), “Tổng quan hạt vi nhựa trong môi trường biển”, Hội thảo khoa học quốc tế Ô nhiễm

rác thải nhựa trên biển Việt Nam, Viện Tài nguyên và Môi trường

biển, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Hà Nội, trang

31-39 .

[10]. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Yên ( 2009), Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, Phú Yên.

[11]. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (2020) , Ảnh hưởng độc hại của nhựa siêu vi trong trầm tích đến động vật đáy hồ nội thành Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

[12]. Abolfazl Naji, Marzieh Nuri, A. Dick Vethaak (2018), Microplastics contamination in molluscs from the northern part of the Persian Gulf”, Environmental Pollution, 235, 113-120.

[13]. Alexandre Dehaut, Anne-Laure Cassone, Laura Frere, Ludovic Hermabessiere, Charlotte Himber, Emmanuel Rinnert, Gilles Riviere, Christophe Lambert, Philippe Soudant, Arnaud Huvet, Guillaume Duflos, Ika Paul-Pont (2016), “Microplastics in seafood: Benchmark protocol for their extraction and characterization”,

Environmental Pollution, 215, 223-233.

[14]. Anderson, J. E. (2006), “The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case”, American Economic Review, 751(1), pp. 178-90.

[15]. Andrady, A.L. (2011), “Microplastics in the marine environment”.

Marine Pollution Bulletin, 62(8): p. 1596-1605.

[16]. Arthur, Courtney, Joel Baker, and Holly Bamford (2009) “Proceedings of the International Research Workshop on the Occurrence Effects , and Fate of Microplastic Marine Debris.” In NOAA Technical

Memorandum NOS-OR&R-30, 49.

[17]. Auta, HS, Emenike, CU, Fauziah, SH ( 2017 ) “Phân bố và tầm quan trọng của vi nhựa trong môi trường biển: Đánh giá về các nguồn, số phận, hiệu ứng và các giải pháp tiềm năng” . Môi trường Quốc tế

102: 165 - 176 .

[18]. Ayu Ramadhini Hastuti, Djamar T.F. Lumbanbatu, Yusli Wardiatno (2019), “The presence of microplastics in the digestive tract of commercial fishes off Pantai Indah Kapuk coast, Jakarta, Indonesia”

Biodiversitas, , 20(5), 1233-1242.

[19]. Baldwin, Austin K., Steven R. Corsi, and Sherri A. Mason ( 2016), “Plastic Debris in 29 Great Lakes Tributaries: Relations to Watershed Attributes and Hydrology.” Environmental Science and Technology

50 (19): 10377–85

[20]. Barnes, D.K.A., Galgani, F., Thompson, R.C., Barlaz, M.(2009) “Accumulation andfragmentation of plastic debris in global”

environments. Philos. Trans. R. Soc.Biol. Sci. 364, 1985 – 1.998 [21]. Blettler, M.C.M., Abrial, E., Khan, F.R., Sivri, N., Espinola, L.A., (2018). “Freshwater plastic pollution: recognizing research biases

and identifying knowledge gaps”. Water Res. 143, 416 – 424. [22]. Boucher, Julien, and Damien Friot (2017), Primary microplastics in the oceans: a global evaluation of sources Gland, Switzerland: IUCN. [23]. Carbery, M., O'Connor, W., Thavamani, P.(2018). “Trophic transfer of

microplastics and mixed contaminants in the marine food web and implications for human health”. Environ. Int. 115, 400 - 409. [24]. Carpenter, Edward J., Susan J. Anderson, George R. Harvey, Helen P.

Miklas, and Bradford B. Peck.(1972). “Polystyrene Spherules in Coastal Waters.” Science 178 (No. 4062): 749–50.

[25]. Cesa, F.S., Turra, A., Baruque-Ramos, J., (2019). “Synthetic fibers as microplastics in the marine environment: a review from textile perspective with a focus on omestic washings”. Sci. Total Environ. 598, 1116 - 1129.

[26]. Claessens, Michiell (2013), "New techniques for the detection of microplastics in sediments and field collected organisms." Marine pollution bulletin :70.1-2 227-233.

[27]. Cole, Matthewt (2014) "Isolation of microplastics in biota-rich seawater samples and marine organisms." Scientific reports: 4 4528.

[28]. Cole, Matthew (2013) "Microplastic ingestion by zooplankton”

Environmental science & technology 47.12: 6646-6655.

[29]. Conservancy, Ocean (2017), Together for Our Ocean: International

Coastal Cleanup 2017 Report, IC Cleanup, Editor

[30]. Corcoran, Patricia L., Mark C. Biesinger, and Meriem Grifi (2009) "Plastics and beaches: a degrading relationship." Marine pollution bulletin 58.1: 80-84.

[31]. Di, Mingxiao, and Jun Wang (2018), "Microplastics in surface waters and sediments of the Three Gorges Reservoir, China." Science of the

Total Environment 616: 1620-1627.

[32]. Dobaradaran, Sina, Torsten C Schmidt, Iraj Nabipour, Nahid Khajeahmadi, and Saeed Tajbakhsh (2018), “Characterization of Plastic Debris and Association of Metals with Microplastics in

Coastline Sediment along the Persian Gulf.” Waste Management 78: 649–58.

[33]. Emilie Strady, Thi Ha Dang, Thanh Duong Dao, Hai Ngoc Dinh, Thi Thanh Dung Do, Thanh Nghi Duong, Thi Thuy Duong, Duc An Hoang, Thuy Chung Kieu-Le, Thi Phuong Quynh Le, Huong Mai, Dang Mau Trinh, Quoc Hung Nguyen, Quynh Anh Tran-Nguyen, Quoc Viet Tran, Tran Nguyen Sang Truong, Van Hai Chu, Van Chi Vo (2021), “Baseline assessment of microplastic concentrations in marine and freshwater environments of a developing Southeast Asian country, Viet Nam”, Marine Pollution Bulletin, 162, 111870 .

[34]. Emilie Strady, Thuy-Chung Kieu-Le, Johnny Gasperi, Bruno Tassin(2020), “Temporal dynamic of anthropogenic fibers in a tropical river-estuarine system”. Environmental Pollution, 259, 113897.

[35]. Free, C.M., Jensen, O.P., Mason, S.A., Eriksen, M., Williamson, N.J. (2014), “Boldgiv, B. High-levels of microplastic pollution in a large, remote, mountain lake”, Marine Pollution Bulletin, , 85, 156–163.

[36]. Frias, J.P.G.L., Nash, R. (2019), “Microplastics: finding a consensus on the definition).Mar. Pollut. Bull. 138, 145 - 147.

[37]. Fries, Elke "Identification of polymer types and additives in marine microplastic particles using pyrolysis-GC/MS and scanning electron microscopy." Environmental Science: Processes & Impacts 15.10 (2013): 1949- 1956.

[38]. Gago, J., Carretero, O., Filgueiras, A.V., Vinas, L.,(2018). “Synthetic microfibers in the marine environment: a review on their occurrence in seawater and sediments”. Mar. Pollut. Bull. 127, 365 -376. [39]. Galafassi, Silvia, Luca Nizzetto, and Pietro Volta (2019), “Plastic Sources

and Relative Contribution to Microplastics Pollution in Natural Environments, with an Emphasis on Surface Water.” Science of the Total Environment 693: 1–14.

[40]. Gallagher, A., Rees, A., Rowe, R., Stevens, J., Wright, P. (2016), “Microplastics in the Solent estuarine complex, UK: an initial assessment”, Mar. Pollut. Bull., 243 –249.

[41]. Galloway, Tamara S., Matthew Cole, and Ceri Lewis (2017), "Interactions of microplastic debris throughout the marine ecosystem." Nature Ecology & Evolution 1.5 :1-8.

[42]. GESAMP, In: Kershaw, P.J., Turra, A., Galgani, F., (Eds,) (2019),

Guidelines or the Monitoring and Assessment of Plastic Litter and Microplastics in the Ocean, GESAMP Joint Group of Experts on the Scientific Aspects of Marine Environmental Protection, London, UK,pp,130.

[43]. Gewert, Berit, Martin Ogonowski, Andreas Barth, and Matthew Macleod, (2017), “Abundance and Composition of near Surface Microplastics and Plastic Debris in the Stockholm Archipelago , Baltic Sea.”

Marine Pollution Bulletin 120 (1–2): 292–302.

[44]. Gigault, J., ter Halle, A., Baudrimont, M., Pascal, P.-Y., Gauffre, F., Phi, T.L., Hadri, H.E., Grassl, B., Reynaud, S.(2018), “Current opinion: what is a nanoplastic?” Environ. Pollut. 235, 1030 - 1034.

[45]. Hartmann, N.B., Hüffer, T., Thompson, R.C., Hassellov, M., Verschoor, A.,Daugaard, A.E., Rist, S., Karlsson, T., Brennholt, N., Cole, M., Herrling, M.P., Hess, M.C., Ivleva, N.P., Lusher, A.L., Wagner, M., (2019). “Are we speaking the same language? Recommendations for a definition and categorization framework for plastic debris”.

[46]. He, Beibei, Ashantha Goonetilleke, Godwin A Ayoko, and Llew Rintoul (2020). “Abundance , Distribution Patterns , and Identification of Microplastics in Brisbane River Sediments , Australia.” Science of

the Total Environment 700: 134467

[47]. Hermabessiere, Ludovic (2017), "Occurrence and effects of plastic additives on marine environments and organisms: A review."

Chemosphere 182 :781- 793.

[48]. Hidalgo-Ruz, Valeria (2012), "Microplastics in the marine environment: a review of the methods used for identification and quantification."

Environmental science & technology 46.6 :3060-3075.

[49]. Horton, Alice A. (2017), "Microplastics in freshwater and terrestrial environments: evaluating the current understanding to identify the knowledge gaps and future research priorities." Science of the Total

Environment 586 :127-141.

[50]. Imhof, Hannes K. (2012), "A novel, highly efficient method for the separation and quantification of plastic particles in sediments of aquatic environments." Limnology and oceanography: methods 10.7: 524-537.

[51]. Jambeck, Jenna R. (2015), "Plastic waste inputs from land into the ocean." Science 347. 6223 :768-771.

[52]. Joint Group of Experts on the Scientific Aspects of Marine Environmental Protection (GESAMP), (2016). "Sources, Fate and Effects of Microplastics in the Marine Environment: Part Two of a Global Assessment."

[53]. Käppler, Andrea, (2016), "Analysis of environmental microplastics by vibrational microspectroscopy: FTIR, Raman or both?." Analytical and bioanalytical chemistry 408.29 :8377-8391.

[54]. Kershaw, P. J., and C. M. Rochman (2015). "Sources, fate and effects of microplastics in the marine environment: part 2 of a global assessment." Reports and studies- IMO/FAO/Unesco- IOC/WMO/IAEA/UN/UNEP Joint Group of Experts on the Scientific

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm vi nhựa trong trầm tích đáy và trong ống tiêu hóa của một số loài thân mềm hai mảnh vỏ phân bố ở đầm cù mông, tỉnh phú yên (Trang 77 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)