6. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Giá bán điện
Giá bán lẻ điện tại một thời điểm cụ thể là như nhau đối với tất cả các hộ gia đình trên cả nước, và được áp dụng theo quy định của Nhà nước. Hiện nay, giá điện áp dụng đối với hộ sinh hoạt theo biểu giá điện bậc thang (6 bậc thang) và giá điện tăng dần theo mức tiêu thụ điện năng, do vậy, giá điện bình quân và lượng điện tiêu thụ của hộ gia đình có quan hệ cùng chiều.
Giá bán điện là một yếu tố ảnh hưởng khi khách hàng sử dụng điện, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý tiêu dùng, tuy nhiên về mặt ngắn hạn giá bán điện tăng chưa ảnh hưởng lớn đến hành vi sử dụng điện của khách hàng vì đây là mặt hàng thiết yếu, về mặt dài hạn khách hàng có xu hướng tiết kiệm điện bằng cách mua các thiết bị điện có chế độ tiết kiệm điện và đầu tư vào nguồn năng lượng thay thế như lắp đặt điện mặt trời, do đó về lâu dài việc mua điện sẽ có xu hướng giảm bằng cách sử dụng nguồn năng lượng thay thế.
Tính đến cuối tháng 3/2020, Bình Định có khoảng 600 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà với tổng công suất lắp đặt 5.200 kWp, lũy kế sản lượng điện phát lên lưới đạt 458.985 kWh. Từ năm 2017 đến năm 2020, tổng sản lượng điện mặt trời phát lên lưới điện đạt trên 2.309.000 kWh.
Công ty Điện lực Bình Định đã thanh toán sản lượng điện mua từ 244 khách hàng, với tổng số tiền 631 triệu đồng. Số hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà ở một số địa phương như thành phố Quy Nhơn, các huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn... tăng nhanh. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng cho hệ thống điện mặt trời, vừa phục vụ nhu cầu sử dụng điện sản xuất, kinh doanh, vừa bán lượng điện dư thừa lên lưới điện quốc gia.
Trong năm 2020, PC Bình Định đề ra kế hoạch phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 15 MWp. Nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng, công ty đã thực hiện các quy trình đấu nối, mua bán điện từ hệ thống
ĐMTMN, lắp đặt công tơ hai chiều miễn phí, chốt chỉ số điện năng, thanh toán tiền kịp thời cho khách hàng.