Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phù Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 32 - 36)

TẠI HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phù Mỹ

Phù Mỹ là huyện nằm giữa tỉnh Bình Định, thuộc tọa độ 1420' - 14032' vĩ Bắc và 108056' - 109013' kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Hoài Nhơn, Nam và Tây Nam giáp huyện Phù Cát, Tây Bắc giáp huyện Hoài Ân, Đông hướng ra biển khơi. Phù Mỹ là một trong 2 huyện đồng bằng rộng lớn của Bình Định, chiếm 9,5% (549,43/6.143,90 km2

) diện tích lãnh thổ toàn tỉnh Bình Định, dân số là 161.563 người, mật độ dân số đạt 294 người/km. Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới và địa danh thôn, xã, đến nay huyện Phù Mỹ có 19 đơn vị hành chính cấp xã và 2 thị trấn gồm: thị trấn Phù Mỹ và Bình Dương, các xã là: Mỹ An, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Hiệp, Mỹ Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ Phong, Mỹ Quang, Mỹ Tài, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ Thắng và Mỹ Trinh.

Địa hình Phù Mỹ khá hiểm trở, với những dãy núi và gò đồi liên hoàn, chiếm một diện tích đáng kể. Chỉ riêng vùng núi đồi phía Tây và Tây Bắc huyện đã chiếm tới 15.876 ha. Dãy núi Bích Kê chập chùng nhiều ngọn, cao nhất là hòn Chóp Chải (còn gọi núi Quang Nghiễm), chạy từ Đông Nam Hoài Ân xuống sát biển, tạo ranh giới tự nhiên giữa Phù Mỹ và Hoài Nhơn. Các hòn Đầu Tượng (tên chủ Tượng Dầu Sơn), Mằng Lăng, núi Đất (Thổ Sơn tức núi Đại Thuận),... kéo dài đến đèo Ngụy (Mỹ Hiệp - Cát Sơn) là bậc thang thiên nhiên để Phù Mỹ qua Phù Cát và Vĩnh Thạnh bước lên Tây Nguyên

hùng vĩ. Giữa huyện nổi lên dãy núi Lạc Phượng (tên chữ Kê Khê tức Khe gà) chạy từ Tây xuống Đông, với các hòn Tháp Tre, núi Miếu, núi Xuân Kiển,... chia huyện thành 2 mảng. Chưa kể cụm núi Bằng Đầu giáp Phù Cát và các hòn Mồ Côi: núi Mun (Mỹ Tài), Vi Rồng (Mỹ Thọ), Hòn Lang hay núi Cửa (Mỹ Thành)...

Phù Mỹ nằm trên các trục giao thông huyết mạch. Từ khi có đường thiên lý Bắc - Nam, các vua chúa nhà Nguyễn đã lập trên đất Phù Mỹ một số quản và trạm dịch giao thông liên lạc. Đoạn Phủ Cũ - Phù Ly của đường quốc lộ số 1 và đường sắt xuyên Việt (nay là đường sắt Bắc - Nam) đã nối liền Phù Mỹ với mọi miền đất nước. Đường thủy với các cửa vũng trên tuyến dài gần 40km nên từ sớm Phù Mỹ có điều kiện nối tay với bạn bè gần xa. Phù Mỹ với một hệ thống đường bộ nội hạt khá liên hoàn, vừa thúc đẩy giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng trong huyện, vừa gắn chặt Phù Mỹ với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Phù Mỹ vừa là hành lang nối liền 2 vùng dân cư kinh tế đồng bằng quan trọng Bắc và Nam, vừa cùng với Tây Phù Cát, Đông Nam Hoài Ân và Vĩnh Thạnh tạo thành một địa bàn cơ động của thế trận chiến tranh nhân dân. Xưa nay Phù Mỹ có một vị thế rất quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng đối với tỉnh Bình Định, thời bình xây dựng và phát triển kinh tế cũng như thời chiến bảo vệ tổ quốc.

Tuy là huyện đồng bằng ven biển, nhưng hầu như xã nào của Phù Mỹ cũng đều có núi đồi, gò trãng và đồng bằng đan xen. Đất Phù Mỹ đa dạng nhưng độ phi nhiều không cao, gồm hàng chục loại thuộc các vùng sinh thái: đồi núi, gò trãng, đồng bằng, đầm đìa, động cát. Trong đó 3 nhóm đất chiếm diện tích phổ biến: 36.000 ha đất xám (61,1%), 5.499 ha đất phù sa (9,3%), 5.082 hạ đất cát (8,6%) diện tích tự nhiên của huyện. Đất phù sa và phần đất xám dưới 80

là quỹ đất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Đất đồi núi Phù Mỹ chiếm 48% vốn đất tự nhiên của địa phương. Rừng Phù Mỹ xưa khá rậm rạp với nhiều loại gỗ quý. Núi Chóp Chải không chỉ có

rừng Dầu Rái cho nhựa để trét ghe thuyền đi biển và thắp sáng, mà còn cung cấp gỗ xây dựng cho phía Bắc huyện. Do khai thác bừa bãi nhất là do chiến tranh hóa học của đế quốc Mỹ, rừng bị tàn phá nặng, thảm thực vật che phủ bị suy kiệt, hiện chỉ là rừng thứ sinh với phần lớn các loại cây tập, lau lách. Đồng bằng Phù Mỹ vốn đã hẹp, lại bị hệ thống gò đồi phân cắt thành những cánh đồng nhỏ vụn. Đất nông nghiệp rộng hàng thứ hai của tỉnh Bình Định (sau Phù Cát), nhưng cũng chỉ chiếm 26,7% (15.729/54.943 ha) quỹ đất tự nhiên của huyện. Trong cơ cấu đất nông nghiệp, tuy cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao (76,3%), cây lâu năm tỷ lệ thấp (26%), song đất lúa chỉ có 8.172 ha tức 52,5% (8.172/15.729 ha). Đất lúa 2 vụ ít trên dưới 6.250 ha chiếm tỷ lệ 70% diện tích đất tác của địa phương. Trong đó, đất thích nghi (kết hợp lại đất, tự như tầng dày, nguồn nước, kết von...) cũng chỉ 3.755 ha, chiếm 7,3% diện tích đất toàn huyện.

Ngoài hạn chế về độ phì nhiêu của đất, Phù Mỹ gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nước. Toàn huyện có 23 con suối lớn nhỏ, bắt nguồn từ đồ núi cao, lòng hẹp, ngắn nên mùa mưa nước chảy xiết, gây xói mòn lớn nhưng lại khô cạn vào mùa nắng và gây lũ lụt, ủng ngập nặng vào mùa mưa. Trước thiên nhiên khắc nghiệt, nhân dân Phù Mỹ rất cần cù, năng nổ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về đào ao, đắp đập, bảo vệ và cải tạo đất, làm cho mỗi loại đất thích hợp với mỗi loại cây trồng và vật nuôi. Ngày nay, Phù Mỹ có nhiều cánh đồng cấy từ 2 đến 3 vụ lúa, kết hợp thâm canh với chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Năng suất và sản lượng lúa không ngừng tăng cao. Phù Mỹ nổi tiếng là đất màu của Bình Định. Hàng năm diện tích và sản lượng các cây lương thực (ngoài lúa) và thực phẩm như khoai lang, bắp, mì, các loại đậu, rau,... vào loại cao của tỉnh. Phù Mỹ cũng là địa phương phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia cầm vả gia súc, riêng bò và heo thường chiếm tỷ lệ cao trong toàn tỉnh.

Bờ biển Phù Mỹ từ Phú Thứ (Mỹ Đức) đến Vĩnh Lợi (Mỹ Thành) với nhiều bãi ngang, đảo san hô, vũng... tạo một ngư trường gần xa rộng lớn để

phát triển ngư nghiệp. Hàng năm huyện có thể đánh bắt khoảng 5.000 tấn với nhiều loại cá mang lại kinh tế cao như: thu, ngừ, nục, cơm, chuồn, mực,... Phù Mỹ có mặt nước ao, hồ, đầm đĩa rộng nhất tỉnh với 2.145/6.218ha. Đầm Trà Ô là một danh thắng của tỉnh, hàng năm cho nhiều loại tôm, cua, tép ngon đặc biệt là cá chình bông, chình mun nổi tiếng. Hệ thống ao, đìa ở Mỹ Chánh, Mỹ Cát và Mỹ Thành cung cấp một lượng cá tôm nuôi đáng kể: chua, đối, dìa,... nhất là các loại tôm sú, bạc,... xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Các cánh đồng muối Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Thành rộng gần 90 ha, sản lượng hàng năm đáp ứng các nhu cầu địa phương và xuất ra ngoài tỉnh.

Ngoài nông nghiệp là chủ yếu, Phù Mỹ cũng là địa phương có nhiều nghề tiểu thủ công lâu đời. Sản phẩm tiểu thủ công của Phù Mỹ như mây tre, dầu dừa, cẩn xà cừ,... được nhiều nơi trong và tỉnh ưa chuộng. Các nghề tiểu thủ công Phù Mỹ đã khai thác tốt tay nghề khéo léo và những nguyên vật liệu dồi dào ở địa phương sớm hình thành những vùng sản xuất có tính chất chuyên nghiệp như: Dệt chiếu ở Trà Bình, Công Trung, An Binh... hàng mây tre tập trung ở Tường An, Tân An, Trung Thành,... Gốm và sành sứ sản xuất tại Trà Quang... Công nghiệp chưa phát triển, hiện nay có 3 cụm công nghiệp, cụm công nghiệp Bình Dương (thị trấn Bình Dương), cụm công nghiệp Đại Thạnh (Mỹ Hiệp) và cụm công nghiệp Diêm Tiêu (thị trấn Phù Mỹ).

Phù Mỹ là huyện đồng bằng đông dân của tỉnh Bình Định. Dân số huyện Phù Mỹ cuối thời Tự Đức khoảng 70.000 (toàn tỉnh 400.000). Cùng với quá trình đấu tranh gian khổ xây dựng, bảo vệ đất nước và quê hương, nhân dân Phù Mỹ đã tạo nên những nét đẹp văn hóa đậm đà sắc thái, tính cách và cảnh quan địa phương. Phù Mỹ vốn là đất hiếu học của Bình Định. Về nho học, mảnh đất gian khó này từng sản sinh ra nhiều khoa bảng trẻ học rộng, tài cao, đức độ và khí phách. Cuối thế kỷ XVIII, Cao Tắc Tựu, Phạm Văn Tung, Trần Bá Hữu, Lê Văn Trung... nổi tiếng văn võ song toàn, có những đóng góp to lớn cho phong trào Tây Sơn (1771 - 1802). Tuy số người đỗ các kỳ thi Hương và thi Hội không nhiều (29/243 cử nhân, 1/9 Tiến sĩ và Phó bảng), nhưng Phù Mỹ

có những nhân vật thật sự tiêu biểu cho học phong của Bình Định.

Thắng cảnh của Phù Mỹ tuy hoang sơ nhưng đẹp như: Chùa Hang (Mỹ Hòa), Mũi Rồng, Hòn Đụn (Mỹ Thọ), và di tích lịch sử Đèo Nhông, đặc biệt phía Đông là một vùng biển đẹp kéo dài từ Vĩnh Lợi (Mỹ Thành) đến cửa Tấn Hà Ra (Mỹ Đức). Trong đó bờ biển Mỹ Thọ với thắng cảnh Mũi Rồng, Bãi Bàng, Hải Đăng thuộc thôn Tân Phụng thu hút nhiều khách tham quan của các xã lân cận. Vùng ven biển Phù Mỹ là nhiều bãi cát dài bị phân chia bởi các dãy núi, trong đó bãi cát từ Xuân Thạnh (Mỹ An) qua Mỹ Thắng đến Mỹ Đức là dài nhất, đây là bãi cát dài nhất của tỉnh Bình Định.

Về di tích lịch sử, có thể nói suốt từ Đông lên Tây ra Bắc huyện không một cánh đồng, gò đất, ngọn đồi, đèo... nào lại không thấm đẫm mồ hôi và xương máu của nhân dân Phù Mỹ trong các cuộc chiến tranh lâu đài, gian khó để bảo vệ từng tấc đất quê hương.

Kho tàng văn hóa dân gian Phù Mỹ khá phong phú, bao gồm nhiều thể loại: tục ngữ, ca dao, tiếu lầm, hò vè, hát kết, ru em... nồng đượm tình người và hương sắc địa phương. Nhân dân Phù Mỹ rất ưa chuộng 2 bộ môn sân khấu dân tộc là bài chòi và hát bội (tuồng). Những thôn xã ven biển có lễ hội cầu ngư với những đêm hát lăng và biểu diễn chào bá trạo, cánh đua thuyền thật tưng bừng và hào hứng, tại các vùng quê có những cuộc hát hò, hát kết của các đôi trai gái trao gửi tâm tình giữa đêm trăng thanh cùng nhau tát nước, giả gạo,... thật đắm say, tha thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)