- Đầm và nén chặt đất tất cả các khu vực có khe nứt Phương pháp tường chắn bê tông hoặc kè đá.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu hiện tượng DCĐĐ trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, tác giả rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:
A. KẾT LUẬN
1. Dịch chuyển đất đá trên SD, MD vùng đồi núi QT - TTH phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện thuận lợi cả về cấu trúc địa chất lẫn điều kiện địa hình. Trượt lở đất đá chủ yếu xảy ra trong các hệ tầng đá trầm tích lục nguyên, đá biến chất (chiếm 87,4%), thuộc các hệ tầng A Vương (25,7%), Long Đại (23,1%), A Lin (14,5%), Tân Lâm (11,4%), phức hệ magma xâm nhập Bến Giằng - Quế Sơn (10,2%), đồng thời tập trung nhiều nhất chủ yếu trên các SD, MD có độ dốc từ 31 đến 600 (59,5%), chiều dày vỏ phong hóa phổ biến từ 15,1 đến 35m (81,6%), loại hình trượt đất đá chiếm ưu thế 224 điểm (53,4%).
2. Tác động của hoạt động KT - XD công trình của con người kết hợp với mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều ngày là hai nguyên nhân chính, chủ yếu gây ra hàng loạt các quá trình SD. Vào mùa mưa lũ, TLĐĐ xảy ra mạnh mẽ trên các MD, phổ biến khi cường độ mưa trung bình năm dao động trong khoảng từ 2200 - >3400mm/năm (89,8%), ở những khu vực có sự tác động của hoạt động KT - XD công trình (XD đường giao thông, khoảng cách đến đường giao thông từ 1500 - 500m) (41,1%).
3. Từ kết quả các đợt khảo sát hiện trạng cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng thấy rằng, ở vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế TLĐĐ chủ yếu phát triển trên MD đường, công trình gồm 381 điểm (chiếm 90,71%), với cường độ trượt đất đá từ mạnh đến rất mạnh (KDDL = 80.5% > 80%), trên sườn núi, sườn đồi 31 điểm (chiếm 9,29%), với cường độ trượt đất đá yếu (KDDL = 39% < 40%).
4. Dựa vào cơ chế dịch chuyển, đặc điểm chung về mặt phá hủy hay mặt trượt và thành phần thạch học của đất đá, đã đề xuất phân loại khu vực các quá trình dịch chuyển trên SD, MD, vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế với 2 nhóm loại hình dịch chuyển đất đá thuần nhất (đổ đá, sụt đất đá, trượt đất đá, chảy (chảy dòng) đất đá) và nhóm loại hình dịch chuyển phức hợp. Trong đó trượt đất đá chiếm ưu thế (53.4%), sụt đất đá (30.4%); chảy (chảy dòng đất đá) (15%), đổ đá chỉ chiếm 5% tổng các điểm DCĐĐ đã quan sát, thống kê.
5. Trượt đất đá vùng đồi núi nghiên cứu hình thành và phát triển do sự chi phối của hàng loạt yếu tố tự nhiên và nhân sinh, đặc biệt là 9 yếu tố chính như là nguyên nhân, điều kiện ảnh hưởng trực tiếp, mạnh nhất đến quá trình DCĐĐ và được sắp xếp theo cấp độ tác động giảm dần. Có thể đánh giá, dự báo và phân
vùng dự báo cường độ hoạt động DCĐĐ trên SD, MD dựa vào BĐ PVDB NC trượt đất đá vùng đồi núi QT - TTH được xây dựng bằng cách chồng xếp, tích hợp 9 BĐ yếu tố thành phần có trọng số bằng phương pháp phân tích không gian trong môi trường GIS với sự hỗ trợ của phần mềm ArcGis 10.0.
6. Từ BĐ PVDB NC trượt đất đá trên MD khi có sự tác động của hoạt động làm đường giao thông, đã xác lập được 5 cấp nguy cơ: rất mạnh (2,91%), mạnh (41,67% ), trung bình (9,81%), yếu và rất yếu (45,62%) diện tích vùng nghiên cứu với mật độ trung bình 10 - 15 khối trượt/100km2. Trên các SD tự nhiên khi không có sự tác động của hoạt động KT - XDCT chỉ tồn tại 2 cấp nguy cơ: yếu và rất yếu.
7. Các giải pháp hoặc tổ hợp các biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác hại của quá trình DCĐĐ trên SD, MD được lựa chọn và đề xuất trên cơ sở phân tích khách quan những bất cập, không hiệu quả từ nhiều công trình phòng chống DCĐĐ hiện hữu, đồng thời có xem xét cụ thể về tầm quan trọng công trình, tính thực tiễn (khả thi), tính kỹ thuật công nghệ, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của nhiều phương án so sánh khác nhau, trong đó chú ý những giải pháp đơn giản nhưng có tác dụng tốt có thể hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh lãng phí không cần thiết.
B. KIẾN NGHỊ
1. Cần chỉnh biên, bổ sung và vận dụng linh động thang bậc phân cấp mức độ tác động của các yếu tố TN - KT đối với quá trình DCĐĐ trên SD, MD cho phù hợp với từng khu vực cụ thể, từ đó áp dụng rộng rãi cho vùng đồi núi khu vực Trung Trung Bộ.
2. Cần được kiểm chứng cụ thể hơn về phương pháp luận trong việc XD BĐ PVDB NC trượt lở đất đá vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Đối với những khu vực nằm trong cấp cảnh báo nguy cơ TLĐĐ từ mạnh đến rất mạnh cần xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ với tỉ lệ mức độ chi tiết cao hơn.
3. Ngoài giải pháp phi công trình, tùy theo đặc điểm địa chất, thế nằm của các mặt trượt hay các đới dịch chuyển, vị trí các tầng chứa nước, đới chứa nước và điều kiện cung cấp của chúng, TCCL đất đá cấu tạo SD, MD của khối dịch chuyển, có thể lựa chọn và triển khai tổ hợp các giải pháp công trình xử lý tình thế (tạm thời) rẻ tiền, thi công nhanh; công trình bán kiên cố với kinh phí đầu tư từ thấp đến vừa và trượt lở vẫn có thể xảy ra trong điều kiện thời tiết bất lợi; công trình xử lý kiên cố, đòi hỏi kinh phí đầu tư cao và đảm bảo ổn định trong mọi thời tiết. Bên cạnh đó, cần xây dựng chiến lược tổng thể và phòng chống DCĐĐ vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế.