Đặc điểm thủy văn khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (Trang 37 - 40)

b. Enino và Lanina

2.1.2. Đặc điểm thủy văn khu vực nghiên cứu

Hệ thống sông, suối khá phát triển ở vùng nghiên cứu. Đại bộ phận sông, suối chảy theo hướng từ Tây sang Đông vào đầm phá trước lúc đổ ra biển (trừ các sông Quảng Trị, Bù Lu, Chu Mới ở Phú Lộc là đổ trực tiếp ra biển). Riêng sông A Sáp (Tà Rình), sau khi chảy qua A Lưới thì đổ vào đất Lào.

Các dòng sông chính và đặc trưng hình thái lưu vực sông ở vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế được thể hiện ở bảng 2.3 [7], [43], [50], [51], [68].

rộng, có độ dốc lớn, chiều dài sông ngắn, độ dốc thay đổi đột ngột khi tiếp giáp với đồng bằng. Tuy nhiên, hệ thống sông ở vùng nghiên cứu cách xa các tuyến đường giao thông nên ảnh hưởng không đáng kể đến quá trình DCĐĐ trên các SD, MD.

Bảng 2.3. Đặc trưng hình thái lưu vực sông vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế [50],[51]

Tóm lại: Trên cơ sở phân tích đặc điểm, mối quan hệ giữa chế độ khí hậu,

thuỷ văn vùng nghiên cứu và sự phát sinh các tai biến địa chất cho thấy, tác động của khí hậu, thuỷ văn là một trong các nguyên nhân chủ yếu trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến sự hình thành các quá trình SD.

- Vùng nghiên cứu có sự phân dị mạnh về địa hình, lại nằm trong vành đai nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên thừa hưởng một chế độ nhiệt cao, lượng bức xạ phong phú. Mùa hạ nắng nóng, hanh khô, chịu tác động mạnh của gió Lào (Quảng Trị). Mùa đông mưa nhiều với cường độ mưa lớn. Điều kiện nắng lắm, mưa nhiều diễn ra liên tục từ năm này sang năm khác tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phong hoá cơ học và hoá học đất đá, tạo nên sản phẩm phong hoá gắn kết yếu gồm đất loại sét, dăm vụn, đá tảng với bề dày vỏ phong hoá 20 - 50 m. Đây chính là một trong những điều kiện tiềm ẩn quan trọng thúc đẩy quá trình DCĐĐ trên SD, MD vùng đồi núi nghiên cứu.

- Mưa với cường độ cao và kéo dài 2 - 3 ngày đến 5 - 7 ngày, thường xuất hiện vào các tháng IX - XI sẽ tạo ra dòng chảy tràn trên SD, MD với lưu lượng, vận tốc lớn, gây xói mòn đất trên SD, MD. Bên cạnh đó, nước mưa còn ngấm sâu vào các tầng đất đá nứt nẻ, phong hóa làm tẩm ướt đất đá, tăng khối lượng thể tích tự nhiên và giảm giá trị các thông số kháng cắt (φ, c) của đất đá. Tác động tổng

hợp của sự gia tăng khối lượng thể tích đất đá, giảm giá trị các thông số kháng cắt, sự xuất hiện áp lực thủy tĩnh (Aw), áp lực thủy động (Dw) của dòng ngầm vận động theo SD chính là các nguyên nhân trực tiếp gây ra trượt lở đất đá mãnh liệt trên các tuyến đường giao thông trong mùa mưa bão lớn, gây tê liệt và tắc nghẽn hệ thống đường giao thông. Tại Quảng Trị, vào các ngày từ 28/9 đến 01/10/2009, lượng mưa và cường độ mưa lớn đạt từ 437 mm đến 500 mm/giờ đã gây ra trượt lở tại các đoạn km 195+150, km 200+900, km 201+210, km 201+350, km 202+650, km 204+910 (đoạn đường HCM nhánh Tây Chà Lỳ - Khe Sanh) với khối lượng đất đá đạt 21.430m3. Tại km 265+250, km 267+650, km 271+400, km 277+800, km 280+450, km 289+500, km 302+200, km 313+650, km 314+200 (đoạn đường HCM nhánh Da Krông - Tà Rụt ), khối lượng đất đá trượt lở đạt 72.776m3. Vào các ngày từ 29/9 đến 23/10/2009 với lượng mưa đạt từ 619 mm đến 790 mm/giờ, trên tuyến đường HCM đoạn qua A Lưới, thường xuyên xảy ra trượt lở với quy mô lớn tại km 314+850, km 315+700 - km 315+950, km 315+920 - km 316+020, km 403+000, km 405+280, km 406+920, km 407+650 (đoạn đèo Hai Hầm - A Lưới), khối lượng đất đá lên đến 162,162m3 [3], [11], [12], [13], [14] (ảnh 2.1).

Điểm trượt tại xã Da Krông - Tà Rụt km280+450

Điểm trượt tại xã A Roàng - A Lưới km 405+280

Điểm trượt sườn tự nhiên Khe Sanh - Chà Lỳ km 201+ 20

Ảnh 2.1. Một số điểm trượt lở thườmg tái hoạt động do mưa cường độ cao kéo dài kết hợp các loại hình thời tiết gây mưa vùng đồi núi nghiên cứu

(Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 2014)

- Ngoài bão, áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây mưa lớn và tập trung, thì trong những năm gần đây, chế độ mưa còn chịu tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu liên quan đến hiện tượng Enino và Lanina. Trong những năm trùng hợp với hiện tượng Lanina (1996, 1999, 2005, 2009, 2010...), mưa lũ thường

xảy ra với cường độ mạnh, kéo dài, hiện tượng mương xói, lũ quét - lũ bùn đá và trượt đất đá vùng đồi núi nghiên cứu càng nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, tác động của mưa, bão, dòng chảy sông, suối mùa lũ chính là các nguyên nhân chính gây ra TBĐC nói chung, các quá trình DCĐĐ trên SD, MD nói riêng ở vùng đồi núi nghiên cứu với quy mô lớn và tần suất cao vào mùa mưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi quảng trị thừa thiên huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)