Mối liên quan giữa nhóm trình độ chuyên môn và thâm niên công tác với thực hành tiêm an toàn cho thấy 45,5% điều dưỡng, hộ sinh có trình độ cao đẳng thực hành tốt hơn nhóm còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ này khác biệt với nghiên cứu của Hà Kim Phượng, Phòng Điều dưỡng và Tiết chế. Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y Tế năm 2014 là nhóm thực hành tốt nhất có trình độ đại học 56,5%[10]. Nhóm điều dưỡng , hộ sinh có công tác thâm niên >15 – 20 năm và trên 20 năm có thực hành TAT đạt với tỷ lệ cao hơn so với những nhóm còn lại. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên hai nhóm trên có số lượng ĐD, HS không nhiều nên cũng
chưa thể đánh giá được đúng tỷ lệ thực hành TAT giữa các nhóm thâm niên công tác.
Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành TAT, chúng ta thấy ĐD, HS có kiến thức TAT đạt có khả năng thực hành TAT đạt cao gấp 3,59 lần so với ĐD, HS có kiến thức TAT không đạt. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Hà Kim Phượng, Phòng Điều dưỡng và Tiết chế. Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y Tế năm 2014 là 10,3 lần[10]. Khoa A2 là khoa đẻ thường có tính chất cấp cứu nên 100% các mũi tiêm được thực hiện là mũi tiêm cấp cứu bên cạnh yếu tố khách quan do tình trạng bệnh nhân đông quá tải thì còn những hạn chế về kiến thức (40%) thì ý thức tuân thủ các quy trình kỹ thuật tiêm truyền chưa cao, cắt xén các bước nên tỷ lệ thực hành đạt của ĐD, HS thấp nhất trong 10 khoa (2,2%). Khoa D4 là khoa điều trị dịch vụ đòi hỏi chất lượng chăm sóc người bệnh đạt ở mức cao với kết quả nghiên cứu cho thấy ĐD, HS khoa D4 còn rất nhiều hạn chế về kiến thức, thực hành, thái độ tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêm truyền, thiếu kiểm tra giám sát của điều dưỡng trưởng.
So sánh giữa các khoa cùng có tính chất cấp cứu là PK, A2, D3,C3 thì khoa D3 có tỷ lệ mũi tiêm đạt tiêu chí TAT cao nhất là 13,6%, PK là 8,3%, C3 là 6,9 %, thấp nhất là khoa A2. Khoa D3 và C3 là các khoa đẻ có chăm sóc sản phụ sau đẻ nên số mũi tiêm vừa có tính chất cấp cứu và điều trị.