Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng tiêm an toàn của hộ sinh – điều dưỡng bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 27 - 40)

Việc triển khai tập huấn TAT cho ĐD, HS vẫn tập trung nhiều vào đối tượng nhân viên mới. Tuy nhiên theo ý kiến của các ĐD, HS thì việc tập huấn cần phải đa dạng cho phù hợp với điều kiện làm việc và sự tiếp thu kiến thức của ĐD, HS. Hình thức tập huấn theo các nhóm nhỏ, thực hành trên người bệnh ngay tại các khoa lâm sàng giúp cho các ĐD, HS thực hành tiêm tốt hơn.

Việc tập huấn cũng cần chú ý đến chất lượng của người hướng dẫn, nếu người hướng dẫn trong lớp tập huấn không nhấn mạnh những nội dung về kiến thức cũng như thực hành tiêm thay đổi so với nội dung ĐD, HS đã được học. Bên cạnh đó phòng Điều dưỡng sẽ rà soát lại quy trình tiêm cho phù hợp với các

nội dung có trong Hướng dẫn TAT để ĐD, HS có thể thực hiện thực hành TAT đúng quy định.

Yếu tố cuối cùng là khó khăn khi thực hiện tiêm an toàn bao gồm quá đông người bệnh nên không đủ thời gian để tuân thủ quy trình tiêm an toàn, chưa được tập huấn về tiêm an toàn, không có đủ trang thiết bị, dụng cụ để thực hiện tiêm an toàn, thiếu công tác kiểm tra, giám sát của Điều dưỡng trưởng về việc tuân thủ vệ sinh tay, và tuân thủ quy trình tiêm, truyền dịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% điều dưỡng nhất trí rằng khó khăn thứ nhất là quá đông người bệnh. Việc quá đông người bệnh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, thể chất của điều dưỡng dẫn đến tình trạng mệt mỏi và vội vàng do lo lắng sẽ không hoàn thành công việc. Thực hành tiêm cho quá nhiều người bệnh trên một điều dưỡng có thể là do nhân lực điều dưỡng thiếu hoặc do tổ chức chăm sóc chưa hợp lý.

Chương 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Một số đề xuất các giải pháp được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu là: 1. Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết

Tăng cường tuyên truyền giáo dục về nguy cơ của tiêm và tránh lạm dụng tiêm với cả 3 đối tượng là bác sỹ, điều dưỡng, người bệnh để giảm các mũi tiêm không cần thiết, nhằm thay đổi hành vi hướng tới tiêm an toàn. 2. Tăng cường đào tạo nâng cao kiến thức và thực hành

− Phòng Điều dưỡng phối hợp phòng Nghiên cứu khoa học - Chỉ đạo tuyến ngoài tổ chức các lớp đào tạo nhân viên mới, lên kế hoạch đào tạo lại kiến thức và thực hành TAT cho điều dưỡng trong toàn bệnh viện.

− Nội dung đào tạo, tập huấn TAT cần chú trọng các tiêu chí vô khuẩn và tiêu chí kỹ thuật khi tiêm.

− Triển khai tập huấn hiệu quả về TAT, tăng cường công tác đào tạo liên tục về TAT.

3. Tăng cường công tác vô khuẩn

Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm từ tai nạn do tiêm không an toàn. Nhân viên y tế bị phơi nhiễm cần báo cáo ngay cho người chịu trách nhiệm để xử trí và thực hiện điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo quy định.

4. Tổ chức tăng cường kiểm tra giám sát

− Tổ chức đào tạo và đào tạo liên tục về tiêm an toàn và phương pháp phòng ngừa, xử trí phơi nhiễm do vật sắc nhọn cho cán bộ, nhân viên y tế. − Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện TAT của tất cả ĐD,HS tại tất

cả các khoa lâm sàng để hướng dẫn hỗ trợ kịp thời chấn chỉnh và củng cố kiến thức, kỹ năng cho các ĐD, HS.

− Phòng Điều dưỡng phối hợp các điều dưỡng trưởng các khoa lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy trình tiêm truyền.

− Xây dựng chế tài thưởng phạt, thi đua khen thưởng.

5. Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc cho kỹ thuật tiêm − Khuyến khích cung cấp miếng gạc tẩm cồn dùng một lần thay thế hộp

chứa bông cồn như hiện nay.

− Thuốc tiêm: nếu là thuốc uống nên chọn loại ống thuốc tiêm bẻ đầu hơn là loại ống thuốc phải cưa đầu bằng dao hoặc khó bẻ.

− Cung cấp đủ thùng đựng vật sắc nhọn chuẩn phục vụ công tác phân loại chất thải sau tiêm, xem xét chất lượng dung dịch vệ sinh tay.

KẾT LUẬN

Sau khi thực hiện khảo sát 406 mũi tiêm của 203 điều dưỡng, hộ sinh 10 khoa lâm sàng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020, chúng tôi có một số kết luận như sau:

1. Thực trạng kiến thức và thực hành tiêm an toàn của ĐD, HS

− Kiến thức tiêm an toàn đạt của ĐD, HS 10 khoa lâm sàng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là 39,9%.

− Thực hành tiêm an toàn của ĐD, HS 10 khoa lâm sàng bệnh viện Phụ sản Hà Nội là 6,7%.

− Tiêm truyền tĩnh mạch chiếm tỷ lệ cao nhất (72,1%) trong các đường tiêm, đây là nguy cơ rất lớn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng nếu không thực hiện đúng các quy định về tiêm an toàn.

2. Các yếu tố liên quan đến thực hành tiêm an toàn của ĐD, HS

− Có 45,5% ĐD, HS trình độ cao đẳng có thực hành TAT đạt 18 tiêu chí cao hơn so với nhóm còn lại.

− Nhóm ĐD, HS có thâm niên công tác >15 – 20 năm và trên 20 năm có thực hành TAT đạt với tỷ lệ cao hơn so với những nhóm còn lại.

− ĐD, HS có kiến thức TAT đạt có khả năng thực hành TAT đạt cao gấp 3,59 lần so với những điều dưỡng viên có kiến thức TAT không đạt. Kết quả khảo sát kiến thức, thực hành TAT của ĐD, HS và các yếu tố liên quan đã chỉ ra những tiêu chí về kiến thức và thực hành chưa đạt. Các yếu tố liên quan đến thực hành TAT trong nghiên cứu là những thông tin có giá trị giúp các cấp quản lý đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn TAT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Tô Thị Minh Châm (2010), Đánh giá thực trạng các mũi tiêm an toàn

tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2010, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Long và cộng sự (2013), Sự thiếu sót của điều dưỡng trong

thực hiện các bước tiêm tĩnh mạch tại BV đa khoa khu vực Nam Bình Thuận, tài liệu hội nghị khoa học điều dưỡng BV Hữu nghị Việt Đức lần

thứ V, năm 2013- Hà Nội.

4. Phạm Đức Mục (2005), Đánh giá kiến thức về TAT và tần suất rủi ro do

vật sắc nhọn đối với Đ D, HS tại 8 tỉnh đại diện, 6 tháng đầu năm 2005,

Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, Hội Điều dưỡng Việt nam, hà Nội, trang 224-232.

5. Trần Thị Minh Phượng (2012), Thực trạng kiến thức, thực hành TAT và

các yếu tố liên quan tại BV Đa khoa Hà Đông, Hà Nội năm 2012, luận

văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng.

6. Đào Thanh (2005), Đánh giá thực hiện TAT tại 8 tỉnh đại diện, năm

2005, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II,

Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội, trang 217-223.

7. Yan, Y., Zhang, G., Chen, Y., Zhang, A., Guan, Y. & Ao, H. (2006),

"Study on the injection practices of health facilities in Jingzhou district, Hubei, China", Indian journal of medical sciences, 60(10), pp. 407

8. Hauri, A. M., Armstrong, G. L. & Hutin, Y. J. (2004), "The global burden of disease attributable to contaminated injections given in health care settings", International journal of STD & AIDS, 15(1), pp. 7-16 9. Vũ Thị Liên (2014), Khảo sát về thực hành mũi TAT của ĐD- HS Bệnh

viện Đa khoa khu vực Định Quán.

10. Hà Kim Phượng (2014), Kiến thức thực hành TAT của ĐD và các yếu tố

liên quan tại 3 BV trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu

khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ VII, Hội Điều dưỡng Việt nam, Hà Nội, trang 102-114.

11. Nguyễn Thị Như Tú (2005): Thực trạng tiêm an toàn tại tỉnh Bình Định

sau 5 năm hửơng ứng cuộc vận động tiêm an toàn toàn quốc của Hội Điều dưỡng VN.

12. Tài liệu Tập huấn tiêm an toàn- Sở Y tế Hà Nội năm 2011.

13. Đoàn Thị Anh Lê: Khảo sát Tiêm an toàn tại các cơ sở thực hành bệnh

viện của sinh viên điều dưỡng Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh

http://dieuduong.com.vn/default.asp?sub=337&view=5519

14. Phạm Ngọc Tâm (2014): Đánh giá thực trạng tiêm an toàn tại một số

khoa nội BV Quân y 103 www. Benhvien103.vn/vietnam/baocao.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: 18 TIÊU CHÍ TIÊM AN TOÀN

Mũi tiêm truyền theo tiêu chí kỹ thuật

TT NỘI DUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐĐÚÚNNG G SSAAI I

1 Thực hiện 5 đúng, hỏi tiền sử dị ứng 2 Thông báo giải thích trước khi làm 3 Sử dụng kim lấy thuốc

4 Xác định đúng vị trí tiêm 5 Sát khuẩn da trước khi tiêm

6 Căng da, đâm kim đúng góc so với mặt da, đúng độ sâu

7 Rút pít tông kiểm tra trước khi bơm thuốc 8 Quan sát dặn dò trong và sau tiêm

9 Thời gian bơm thuốc chậm, truyền dịch đúng tốc độ

Mũi tiêm truyền theo tiêu chí vô khuẩn

TT NỘI DUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CCÓÓ KHÔNG

1 Sử dụng khay tiêm vô khuẩn 2 Kiểm tra chuẩn bơm tiêm

3 Sử dụng panh bảo đảm vô khuẩn 4

Sát khuẩn ống thuốc, nút chai,

5 Dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc 6 Sát khuẩn tay trước khi đâm kim 7 Hộp bông cồn đạt tiêu chuẩn

8 Bảo đảm bơm tiêm vô khuẩn đến khi tiêm 9 Cô lập ngay bơm kim tiêm

PHỤ LỤC 2

TEST ĐIỀU TRA KIẾN THỨC TIÊM AN TOÀN - 20 câu

Mỗi câu 0,5 điểm – Tổng số 10 điểm

Họ và tên: ... Khoa: ...

Nghề nghiệp: ... Trình độ CM: ...

Thâm niên công tác: ...

Được tập huấn tiêm an toàn: Có: ... Không: ...

Ngày điều tra: ... Điều tra viên: ...

Chọn 01 câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:

Câu 1: Tiêm an toàn là mũi tiêm:

A. Có sử dụng dụng cụ tiêm thích hợp, an toàn. B. Gồm A và không gây hại cho người được tiêm.

C. Gồm B và không gây phơi nhiễm cho người được tiêm. D. Gồm C và không tạo chất thải nguy hại cho cộng đồng. Câu 2: Mũi tiêm không an toàn có thể là nguy cơ:

A. Truyền các bệnh virus như virus viêm gan B, viêm gan C và HIV. B. Gây áp xe, teo cơ tại vị trí tiêm.

C. Gây choáng phản vệ. D. Tất cả A, B và C.

Câu 3: Nguyên nhân của tiêm thiếu an toàn là do cán bộ y tế: A. Còn lạm dụng sử dụng thuốc tiêm.

B. Còn thiếu và chưa được cập nhật thông tin về tiêm an toàn.

C. Chưa tuân thủ đúng QTKT tiêm, thu gom, sử lý và quản lý chất thải sắc nhọn.

D. Tất cả A, B và C đều đúng.

Câu 4: Thống kê tại Việt Nam cho thấy điều dưỡng thường làm sai nhất là: A. Không rửa tay trước khi tiêm.

B. Không sát khuẩn đầu nắp lọ, ống thuốc. C. Không sát khuẩn da nơi tiêm đúng kỹ thuật. D. Dùng hai tay đậy lại nắp kim tiêm.

Câu 5: ĐD chưa thực hiện 100% cơ hội sát khuẩn tay nhanh trước khi tiêm chủ yếu do:

A. Thiếu dung dịch sát khuẩn tay nhanh tại các xe tiêm. B. Thiếu dụng cụ tiêm vô khuẩn.

C. Ý thức của người đi tiêm. D. Tình trạng quá tải người bệnh.

Câu 6: Các biện pháp phòng ngừa cho người đi tiêm là:

A. Lường trước và đề phòng sự di chuyển đột ngột của người bệnh trong và sau khi tiêm.

B. Không dùng tay để đậy nắp kim, nếu cần hãy sử dụng kỹ thuật xúc rồi mới đậy nắp kim.

C. Bao gồm A và B.

D. Bao gồm C và bỏ ngay bơm kim tiêm đã sử dụng vào hộp đựng vật sắc nhọn.

Câu 7: Các biện pháp phòng ngừa tác nhân gây bệnh cho cộng đồng do mũi tiêm là:

A. Bỏ ngay bơm kim tiêm đã sử dụng vào hộp đựng vật sắc nhọn.

B. Đậy nắp, niêm phong hộp đựng vật sắc nhọn và chuyển đến nơi sử lý. C. Gồm A và B.

D. Gồm C và không sử dụng lại, không đem bán bơm kim tiêm đã sử dụng. Câu 8: Những hành vi thiếu an toàn do CBYT không tuân thủ đúng QTKT tiêm:

A. Dùng một kim lấy thuốc để pha thuốc và rút thuốc nhiều lần, lưu kim lấy thuốc trên lọ thuốc.

B. Dùng chung bơm kim tiêm cho những loại thuốc khác nhau hoặc cho những người bệnh khác nhau.

C. Gồm A, B và không rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc, trước khi tiêm. D. Gồm C và dùng lại kim tiêm cho người bệnh sau mũi tiêm đầu không

thành công.

Câu 9: Những hành vi thiếu an toàn cho người nhận mũi tiêm do CBYT không tuân thủ quy trình kỹ thuật là:

A. Không rửa tay, sát khuẩn tay trước khi chuẩn bị thuốc, trước khi tiêm. B. Mang cùng một đôi găng cho nhiều công việc khác nhau (chuẩn bị, chăm

sóc,tiêm ) C. Gồm A và B.

D. Gồm C và dùng tay để tháo kim tiêm, bẻ cong kim, dậy nắp kim sau khi tiêm.

Câu 10: Những hành vi thiếu an toàn cho người tiêm và cho cộng đồng do CBYT không tuân thủ quy trình là:

A. Không cô lập ngay bơm kim tiêm cho vào hộp an toàn mà để trên khay, trên bàn sau khi tiêm.

B. Để bơm kim tiêm vào hộp an toàn quá đầy, dùng tay để đóng nắp hộp gây tổn thương.

C. Gồm A, B và thu gom bơm kim tiêm đã sử dùng để tái sử dụng hoặc bán ra thị trường.

Câu 11: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến hành vi thiếu an toàn trong tiêm là:

A. Thiếu phương tiện, dụng cụ tiêm phù hợp với yêu cầu sử dụng.

B. Thiếu ý thức tuân thủ quy trình quy định tiêm an toàn của cán bộ y tế. C. Tình trạng quá tải người bệnh, quá tải công việc.

D. Thiếu phương tiện rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

Câu 12 : Để thực hiện tiêm an toàn, nhiệm vụ quan trọng nhất của người tiêm là:

A. Tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo về tiêm an toàn. B. Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật tiêm an toàn.

C. Thực hiện phân loại thu gom chất thải sắc nhọn đúng quy định. D. Tuân thủ đúng quy trình báo cáo, xử trí khi xảy ra phơi nhiễm. Câu 13 : Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng mũi tiêm an toàn bao gồm:

A. Không gây hại cho người được tiêm.

B. A và không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người thực hiện tiêm. C. B và không tạo chất thải nguy hại cho người khác.

D. C và sử dụng dụng cụ thích hợp an toàn trong khi tiêm. Câu 14 : Mũi tiêm không gây hại cho người được tiêm là:

A. Đúng đối tượng, đúng thuốc, đúng liều dùng, đúng đường tiêm, đúng vị trí, đúng góc độ tiêm, đúng thời gian.

B. Có sát khuẩn da nơi tiêm đúng kỹ thuật, có sát khuẩn nắp lọ, đầu ống thuốc trước khi lấy thuốc vào bơm tiêm và sát khuẩn tay trước khi tiêm. C. Gồm A, B và đảm bảo kim tiêm vô khuẩn tới khi tiêm.

D. Gồm C và rửa tay, sát khuẩn tay sau khi tiêm.

Câu 15 : Để dụng cụ tiêm không bị nhiễm khuẩn cẩn phải:

A. Sử dụng bơm kim tiêm còn trong bao gói nguyên vẹn, còn hạn dùng. B. Gồm A và kim tiêm không được chạm vào tay điều dưỡng hoặc vật dụng

xung quanh trước khi tiêm.

C. Gồm B và không nên tháo rời kim tiêm ra khỏi nắp trước khi tiêm. D. Gồm C và rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ tiêm và trước khi tiêm Câu 16 : Để phòng tránh nhiễm bẩn thuốc tiêm cẩn phải:

A. Chuẩn bị mỗi mũi tiêm ở nơi sạch, không bụi bẩn.

B. Gồm A và đảm bảo thuốc còn hạn sử dụng, nhãn mác rõ ràng, lọ thuốc còn nguyên vẹn và đảm bảo chất lượng.

C. Gồm B và sát khuẩn nắp lọ thuốc để khô mới đâm kim để pha, lấy thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng tiêm an toàn của hộ sinh – điều dưỡng bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020 (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)