Thực trạng kiểm soát rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 36)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. Thực trạng kiểm soát rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tạ

NH thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài

2.3.1. Nhận diện rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Nhận diện RRTD khách hàng doanh nghiệp là yêu cầu được thực hiện xuyên suốt QTTD. CBTD tại NH phải thực hiện việc nhận diện RRTD trước, trong và sau khi cấp TD. Việc nhận diện RRTD phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và sự nhạy bén của CBTD. Bên cạnh việc CBTD cần chủ động nhận diện RRTD trong suốt quá trình cấp TD. Việc nhận diện RRTD sẽ được khối QLRR hỗ trợ. Khối QLRR sẽ chủ động gửi danh sách cảnh báo các KH có thể phát sinh RRTD đến CBTD theo phân quyền nhằm phát hiện kịp thời sự suy giảm về mức độ tín nhiệm của KH để có sự can thiệp sớm, phòng tránh tổn thất có thể xảy ra góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động TD trước những rủi ro có thể phát sinh từ KH vay vốn hoặc từ các biến động của thị trường. Tùy theo đặc thù của mỗi NH mà

29

khối QLRR sẽ thiết lập dữ liệu nhận diện RRTD của KH theo ngày, tuần hay tháng. Bên cạnh đó, để nhận diện RRTD, chi nhánh thiết lập hệ thống cảnh báo sớm RRTD, giúp CBTD kịp thời phát hiện rủi ro có thể phát sinh, từ đó chủ động trong các biện pháp xử lý và hỗ trợ KH, hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động TD, đồng thời tăng hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát. Ngoài các biện pháp nhận diện RRTD trên, các NH còn ban hành các văn bản nội bộ hướng dẫn CBTD nhận diện được các RRTD có thể phát sinh từ KH.

Ban lãnh đạo BIDV chi nhánh Phú Tài đã quan tâm và khuyến khích nhân viên về việc dự đoán, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, phân tích và đánh giá định lượng tác hại của các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro. BIDV chi nhánh Phú Tài đã xây dựng được mô hình quản lý rủi ro ở tất cả các khâu trong hoạt động tín dụng.

BIDV – chi nhánh Phú Tài cũng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để làm cơ sở đo lường các rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV – Phú Tài bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đánh giá toàn diện về khách hàng để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp.

Bên cạnh đó, BIDV Phú Tài cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến định lượng rủi ro tại NH: Quyết định số 5433/QĐ – QLRRTD3 quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng, quyết định số 9365/QĐ – BIDV quy định chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, công văn số 5619/CV – QLTD4 quy định về việc chỉ đạo công tác đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo tiền vay…

30

Sơ đồ 2.1. Quy trình nhận biết rủi ro hoạt động cho vay KHDN

2.3.2. Đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Quy trình đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp được tiến hành trong suốt quá trình cho vay như sau:

Đo lường rủi ro trước khi cho vay khách hàng doanh nghiệp. Hiện nay, NH BIDV, chi nhánh Phú Tài áp dụng trong việc đo lường rủi ro tín dụng trước khi cho vay khách hàng doanh nghiệp bằng hai phương pháp là định tính từ mô hình định tính 6C và định lượng từ mô hình kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng hiện tại đang được BIDV, chi nhánh Phú Tài áp dụng cho việc đo lường chất lượng rủi ro tín dụng đánh giá các khoản vay.

Đo lường rủi ro sau khi cho vay khách hàng doanh nghiệp: Ngân hàng

31

BIDV chi nhánh Phú Tài áp dụng trong việc đo lường rủi ro tín dụng sau khi cho vay khách hàng doanh nghiệp được phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho từng phòng, từng các cấp trong ngân hàng, như tại Phòng quan hệ khách hàng của Ngân hàng: Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo định kỳ. Hay tại Phòng quản trị rủi ro của Ngân hàng: Hiện nay công tác quản trị nợ quá hạn và nợ xấu là một trong những mục tiêu chiến lược, được HĐQT, BKS và Tổng giám đốc BIDV đang được quan tâm nhất, trực tiếp quản lý và xử lý thu hồi các khoản nợ theo phân công của ban lãnh đạo.

Ngân hàng đã thiết lập hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng

Hiện nay ngân hàng đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Quán triệt việc đổi mới nội dung và phương pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh NH, hiện nay NH BIDV, Phú Tài đã nhìn nhận toàn diện rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với các rủi ro khác và đã quy định cụ thể vấn đề lượng hóa rủi ro để làm cơ sở hoạt động quản trị rui ro.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu nhập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một KH, rồi căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại KH vào hạng rủi ro phù hợp.

Hiện tại NH đã hoàn thiện việc xây dựng bộ chỉ tiêu và phần mềm chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng mới và đã triển khai chính thức hệ thống xếp hạng nội bộ theo Quyết định số 3297/QĐ-HĐQT ngày 15/12/2016 của Hội đồng quản trị BIDV.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho KH Doanh nghiệp của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng cụ thể được minh họa trong hình dưới:

32 Bảng 2.4: Cơ chế xếp hạng khách hàng TCKT QUY MÔ TỔNG ĐIỂM Xếp hạng đơn lẻ Xếp hạng hỗ trợ XẾP HẠNG CUỐI CÙNG Dấu hiệu cảnh báo sớm Hỗ trợ từ công ty mẹ, chính phủ Điều chỉnh bên ngoài Điểm tài chính Biến tài chính 1 Biến tài chính n ……

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng

Điểm định tính Biến định tính 1 Biến đính tính m ……

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng

KHÁCH HÀNG

33

Trên cơ sở tổng điểm, kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng doanh nghiệp như sau:

Bảng 2.5. Kết quả xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng

STT Hạng Nhóm nợ 1 AAA Nhóm 1 2 AA+ 3 AA 4 AA- 5 A+ 6 A 7 A- 8 BBB 9 BB+ 10 BB 11 BB- Nhóm 2 12 B 13 D1 Nhóm 3 14 D2 Nhóm 4 15 D3 Nhóm 5

Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV và kết quả phân loại nợ của khách hàng tại thời điểm phê duyệt cấp tín dụng, BIDV xác định nhóm đối tượng áp dụng chính sách cấp tín dụng quy định tại văn bản này thành 10 nhóm đối tượng khách hàng theo mức độ rủi ro tăng dần như sau:

34

Bảng 2.6. Nhóm đối tượng khách hàng theo mức độ rủi ro

Đối tượng Điều kiện về hạng theo Hệ thống mới và điều kiện khác

1 Khách hàng xếp hạng: AAA, AA+ và được phân loại nợ nhóm 1 2 Khách hàng xếp hạng: AA, AA- và được phân loại nợ nhóm 1 3 Khách hàng xếp hạng: A+, A và được phân loại nợ nhóm 1 4 Khách hàng xếp hạng: A-, BBB và được phân loại nợ nhóm 1 5 Khách hàng xếp hạng: BB+ và được phân loại nợ nhóm 1 6 Khách hàng xếp hạng: BB và được phân loại nợ nhóm 1

7

- Khách hàng xếp hạng: BB-; hoặc

- Khách hàng xếp hạng từ BB đến AAA nhưng được phân loại nợ nhóm 2

8 Khách hàng xếp hạng: B

9

- Khách hàng xếp hạng: D1; hoặc

- Khách hàng xếp hạng từ B đến AAA nhưng được phân loại nợ nhóm 3 hoặc bị âm vốn chủ sở hữu

10

- Khách hàng xếp hạng: D2, D3; hoặc

- Khách hàng xếp hạng từ D1 đến AAA nhưng được phân loại nợ nhóm 4, 5

Thực tế, chi nhánh sẽ thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho khách hàng trên hệ thống máy sau đó chiết xuất kết quả từ hệ thống ra file giấy để lưu hồ sơ. Quy trình chấm điểm trên sẽ chuẩn hóa việc cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng.

2.3.3. Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

2.3.3.1. Hoạt động kiểm soát

* Công tác kiểm soát rủi ro trong khâu bán hàng

- Thiết lập, khai thác và duy trì mối quan hệ với khách hàng để cung cấp dịch vụ ngân hàng. Thu thập thông tin và hồ sơ khách hàng, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ khách hàng. QHKH là bộ phận tiếp nhận hồ sơ và thông tin trực tiếp từ khách hàng, chính vì vậy phải thực hiện sàng lọc đánh giá mức độ tin cậy của thông tin để đảm bảo các thông tin đưa vào đánh giá cho vay phải đảm bảo tính chân thực.

- Đề xuất và thiết lập khoản tín dụng cấp cho khách hàng trên cơ sở đánh giá rủi ro và nhu cầu của khách hàng. Việc đề xuất khoản vay do QHKH trực tiếp đề xuất, chịu trách nhiệm về thông tin đề xuất, đảm bảo nội dung đề xuất phù hợp với

35 quy định của ngân hàng.

- Xem xét đánh giá hợp lý khách hàng theo tiêu chuẩn của BIDV, chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ phù hợp với từng khách hàng và phương án cấp tín dụng theo quy định của BIDV từng thời kỳ.

* Công tác kiểm soát rủi ro trong khâu thẩm định

- Thẩm định khách hàng, thẩm định phương án cấp tín dụng. Trên cơ sở các thông tin và hồ sơ tiếp nhận từ bộ phận QHKH, Bộ phận thẩm định thực hiện đánh giá lại các nội dung về khách hàng như: pháp lý, tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, quan hệ tín dụng và phương án vay vốn của khách hàng. Nội dung phân tích đảm bảo tính chân thực, đánh giá đúng thực tế của khách hàng, không đưa ra những nhận định chủ quan, thiếu chính xác về khách hàng.

- Thẩm định tài sản đảm bảo về chủ sở hữu, hình thức, tính pháp lý, tính khả mại, giá trị của tài sản đảm bảo. Nội dung thẩm định tài sản đảm bảo là rất quan trọng trong việc thẩm định khách hàng. Cán bộ thẩm định kiểm tra kỹ các hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo, tránh trường hợp hồ sơ bị giả mạo, có nội dung sai lệch, tham khảo giá trị tài sản trên thị trường, đảm bảo giá trị định giá phù hợp với quy định và giá trị thực của tài sản.

- Xếp hạng tín dụng: đây là bước nhằm lượng hóa chất lượng tín dụng của khách hàng. Thực hiện xếp hạng theo đúng quy định của ngân hàng, kết quả xếp hạng là cơ sở để ra quyết định phê duyệt cho vay, đưa ra các chính sách áp dụng đối với khách hàng, là một cơ sở để thực hiện phân loại nợ đối với khách hàng.

- Đánh giá rủi ro, xác định giá trị, cấu trúc của khoản cấp tín dụng và các điều kiện cấp tín dụng liên quan nhằm kiểm soát rủi ro, phù hợp với chính sách của BIDV từng thời kỳ. Cân đối tổng thể các nội dung để đưa ra đánh giá trình cấp phê duyệt.

* Công tác kiểm soát rủi ro trong khâu phê duyệt.

- Phê duyệt cấp tín dụng trên cơ sở cân đối giữa lợi ích và rủi ro của khách hàng theo quy định, quy trình nội bộ của BIDV và chính sách tín dụng từng thời kỳ.

36

* Công tác kiểm soát rủi ro trong khâu vận hành

- Kiểm tra pháp lý và tính tuân thủ so với quy định, quy trình, phù hợp với các điều kiện phê duyệt đối với khách hàng và khoản vay, đảm bảo giải ngân theo đúng quy định. Các trường hợp vi phạm, không đảm bảo điều kiện giải ngân, bộ phận Hỗ trợ có thể từ chối giải ngân chiếu theo các quy định tương ứng.

- Soạn thảo và ký kết văn kiện tín dụng đảm bảo theo đúng m u biểu của ngân hàng. Không tự ý soạn thảo các nội dung khác với m u biểu quy định.

- Kiểm tra chứng từ giải ngân và giải ngân, đảm bảo chứng từ giải ngân phù hợp với mục đích cho vay, kiểm tra tính chân thực của các chứng từ giải ngân.

- Nhắc nợ và thu nợ. Định kỳ đầu tháng, bộ phận hỗ trợ sẽ xuất dữ liệu khách hàng thu nợ trong tháng, phối hợp với bộ phận QHKH thực hiện nhắc nhở khách hàng ít nhất trước 5 ngày so với ngày đến hạn trả nợ, đảm bảo không để sót khách hàng nào, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh nợ quá hạn do không thực hiện nhắc nợ.

* Công tác kiểm soát rủi ro trong khâu giám sát tín dụng

- Giám sát định kỳ và đột xuất theo chính sách của BIDV từng thời kỳ: kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, phương án vay vốn, tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính của khách hàng.

- Đề xuất và phối hợp triển khai các phương án thu hồi nhanh nếu phát hiện dấu hiệu rủi ro nhưng đánh giá có thể khắc phục được.

* Công tác kiểm soát rủi ro trong khâu xử lý nợ có vấn đề. - Quản lý danh mục xử lý nợ có vấn đề.

- Đề xuất và triển khai các phương án cơ cấu nợ, tái cấu trúc và xử lý thu hồi nợ xấu.

- Trực tiếp thực hiện thu hồi nợ xấu phù hợp với mô hình theo quy định của BIDV từng thời kỳ.

Thủ tụckiểm soát rủi ro trong từng giai đoạn của quy trình tín dụng như

sau:

Thứ nhất, kiểm tra kiểm soát trong khâu thẩm định khách hàng

37

hiện đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Xếp hạng tín dụng: nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn cho vay nhằm kiểm soát tổng mức rủi ro cho vay. Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm qua thực tiễn triển khai để phù hợp với thực tế.

Quy trình chấm điểm cho Doanh nghiệp gồm 6 bước: - Bước 1: Xác định ngành kinh tế.

- Bước 2: Xác định quy mô

- Bước 3: Xác định loại hình sở hữu

- Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính - Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính - Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

Điểm của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính x Trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính x Trọng số phần phi tài chính.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được CN xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo nhóm.

Ngân hàng BIDV Chi nhánh Phú Tài đã thực hiện công tác xếp hạng khách hàng đầy đủ trước khi cho vay và tiến hành đánh giá lại theo định kỳ hàng năm. Tuy cách thức xếp hạng khách hàng hiện nay chưa hỗ trợ và phát huy đầy đủ cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng nhưng cũng góp phần đáng kể cho Chi nhánh trong việc lựa chọn khách hàng và ra quyết định tín dụng. (Xem phụ lục 02)

Với các hoạt động nhằm né tránh rủi ro tại chi nhánh mặc dù chưa phát huy đầy đủ hiệu quả cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng nhưng cũng góp phần đáng kể cho chi nhánh trong việc lựa chọn khách hàng được khách hàng tốt để ra quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)