Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa hà đông (Trang 29 - 42)

3.1 2.8 2.8 2.6 3.1 3.4 3.4 3.5 3.8 3.6 5 5 5 5 5 5 5 5 5 0 1 2 3 4 5

Cơ hội thăng tiến

Thu nhập tại bệnh viện Thu nhập tăng thêm Chế độ khen thưởng Sự giám sát, hỗ trợ của cấp trên Nội quy, quy định

Quy chế của điều dưỡng Quan hệ đồng

nghiệp

Thông tin nội bộ

Hình 2.5. Tỷ lệ hài lòng chung của điều dưỡng (n=203)

Nhận xét: Hình 2.5, tỷ lệ hài lòng chung của điều dưỡng chiếm tỷ lệ không cao với 20,7%, tỷ lệ không hài lòng với công việc chiếm gần 70%.

20,7%

79,3%

Hài lòng

2.2.2 Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn người bệnh 2.2.2.1 Kiến thức của điều dưỡng về an toàn người bệnh

Bảng 2.5. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về an toàn người bệnh. Kiến thức cơ bản về ATNB

Kiến thức

Đạt Không đạt

n % n %

Khái niệm về an toàn người bệnh 163 80,3 40 19,7

Khái niệm về sự cố y khoa 166 81,8 37 18,2

Nguyên nhân sự cố y khoa 111 54,7 92 45,3

Hậu quả của sự cố khoa 201 99,0 2 1

Các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa 77 38,1 126 61,9 Đối tượng nguy cơ gây sự cố y khoa 187 92,1 16 7,9

Xử lý sự cố y khoa 183 90,2 20 9,8

Tỷ lệ đạt kiến thức cơ bản về ATNB 144 70,9 59 29,1 Nhận xét:

Bảng 2.5, về kiến thức cơ bản về an toàn người bệnh, tỷ lệ cao nhất với 99% đối tượng biết về hậu quả của sự cố y khoa, trên 90-92% điều dưỡng có kiến thức về đối tượng nguy cơ và cách xử lý sự cố y khoa. Tuy nhiên chỉ có trên 38% đối tượng có kiến thức về các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa, chiếm thấp nhất. Các yếu tố khác chiếm từ 50-85%. Kiến thức cơ bản đạt chung chiếm >79%.

Khi nghiên cứu định tính, kết quả cho thấy về cơ bản điều dưỡng đã được tập huấn về an toàn người bệnh nhưng chưa hiệu quả. Cán bộ chưa nhận thức thực sự tốt và biết đến tầm quan trọng của ATNB để có thái độ và thực hành tích cực.

“Đa số các điều dưỡng đã được tập huấn nhưng kiến thức vẫn chỉ ở mức độ khá, hơn nữa việc nhận thức về tầm quan trọng của an toàn người bệnh chưa cao”- (PVS CB Điều dưỡng bệnh viện)

“Nhận thức về ANTB của điều dưỡng tại bệnh viện chưa tốt, mọi người hầu như chưa hiểu cũng như ý thức được tầm quan trọng của ATNB trong việc nâng cao chất lượng bệnh viện.”- (TLN CB điều dưỡng)

Hình 2.6. Tỷ lệ điều dưỡng phân loại đạt các danh mục sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo (n=203)

Nhận xét: Hình 2.6, Về phân loại sự cố y khoa nghiêm trọng cần phải báo cáo, tỷ lệ kiến thức đúng và đủ đạt cao nhất ở phân loại về sự cố do phẫu thuật thủ thuật với gần 41%, thấp nhất là kiến thức về sự cố chăm sóc (10,8%). Mặt khác, khi xét kiến thức đạt, tỷ lệ cao nhất (chiếm 37,4%) kiến thức về sự cố liên quan đến tội phạm, thấp nhất với >45% đạt về sự cố do môi trường 41,9%. 65 41.9 45.8 55.4 45.3 70.9 Sự cố do phẫu thuật thủ thuật Sự cố do môi trường Sự cố liên quan tới chăm sóc Sự cố liên quan đến thuốc và thiết bị Sự cố liên quan tới quản

lý người

Sự cố liên quan đến tội

phạm Kiến thức đạt

Bảng 2.6. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm sự cố.

Phân loại sự cố y khoa theo 6 nhóm sự cố

Kiến thức

Đạt Không đạt

n % n %

Nhầm tên người bệnh 180 88,7 23 11,3

Thông tin bàn giao không đầy đủ 165 81,3 38 18,7 Nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật 169 83,3 34 16,8 Nhầm lẫn liên quan tới các thuốc 115 56,7 88 43,4

Nhiễm khuẩn bệnh viện 94 46,3 109 53,7

Người bệnh ngã 178 87,7 25 12,3

Kiến thức chung về 6 nhóm sự cố 170 83,7 32 16,3 Nhận xét: Bảng 2.6, Khi nghiên cứu về 6 nhóm sự cố theo WHO, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về phân loại sự cố y khoa, cao nhất về phân loại nhầm lẫn liên quan tới tên người bệnh (>88%), thấp nhất là kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện (<47%). Kiến thức đạt về các nhóm còn lại đạt từ 55-88%. Kết quả định tính cho thấy, do được tập huấn thường xuyên các nội dung liên quan đến quy trình điều dưỡng như: tiêm an toàn, “5 đúng” nhưng các nội dung khác vẫn chưa được tập huấn thêm.

“ Năm vừa qua bệnh viện có một số đợt tập huấn: Tiêm an toàn, bảng kiểm an toàn phẫu thuật, giao tiếp ứng xử... giao ban trực tuyến chuyên ngành diều dưỡng với các bệnh viện” (PVS CB điều dưỡng bệnh viện) “Chúng tôi mong muốn là hàng năm được đào tạo liên tục về ATNB liên quan đến các nội dung: xác định chính xác người bệnh; Bảng kiểm an toàn phẫu thuật, thủ thuật; Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện; Phòng ngừa sự cố do môi trường. Vì những nội dung này chúng tôi nắm chưa được kĩ”. (TLN CB điều dưỡng)

“Mong muốn tiếp tục được tập huấn có chiều sâu về kiểm soát nhiễm khuẩn vì đảm bảo ATNB trong phòng ngừa nhiễm khuẩn là vấn đề rất khó”. (PVS CB Phòng điều dưỡng)

Ngoài ra, điều mà bệnh này này cần cải thiện và quan tâm nhất trong thời gian gần đây là kiểm soát nhiễm khuẩn:

“Tại bệnh viện công tác bảo bảo an toàn trong kiểm soát nhiễm khuẩn còn rất yếu, thời gian tới sẽ tập trung tăng cường đôn đốc, giám sát kiểm tra. Nếu không làm tốt công tác này thì sẽ không đảm bảo ATNB, tăng ngày điều trị trung bình, tăng chi phí điều trị và nhất là người bệnh có nguy cơ kháng thuốc rất cao và nhất là ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh” (PVS lãnh đạo Bệnh viện)

Hình 2.7. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về an toàn người bệnh (n=203) 70.9 83.7 78.3 29.1 16.3 21.7 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100.0

Kiến thức cơ bản Kiến thức theo 6 nhóm Kiến thức chung

Nhận xét: Hình 2.7, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức chung đạt về an toàn người bệnh chiếm với 78,3%. Kiến thức theo 6 nhóm cao nhất với gần 84%. Kiến thức cơ bản đạt chiếm gần 71%.

Kết quả định tính cho thấy: Kiến thức về ATNB ở mức độ khá trở lên do bệnh viện có tổ chức nhiều lớp tập huấn liên quan tới an toàn người bệnh. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng do điều dưỡng quen làm việc với nếp cũ, mặc dù được tập huấn nhưng thái độ chưa tích cực và vẫn chưa phát huy được tính độc lập của điều dưỡng.

“Về ATNB của ĐD trong năm qua thường xuyên được tập huấn, đào tạo và có sự thay đổi về chất lương để hạn chế xảy ra sự cố y khoa do vật nhìn chung điều dưỡng có kiến thức tốt.” (PVS lãnh đạo Bệnh viện) “Kiến thức ATNB của điều dưỡng chỉ ở mức độ khá, chưa được tốt do điều dưỡng thực hiện vẫn theo nếp cũ và mặc dù đã được tập huấn nhưng công việc vẫn ỷ lại.” (PVS CB điều dưỡng bệnh viện)

“Tại bệnh viện còn tình trạng là chỉ quan tâm đến ATNB khi có sự cố y khoa xảy ra và hiện tại điều dưỡng vẫn không phát huy được tính độc lập chỉ làm công việc là thực hiện y lệnh của bác sĩ” (PVS CB Phòng điều dưỡng)

2.2.2.2 Thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng.

Bảng 2.7. Tỷ lệ thực hành đạt về các giải pháp trong an toàn người bệnh của điều dưỡng

Đặc điểm (n=203) Thực hành Đạt Không đạt n % n % Xác định đúng người bệnh 103 50,7 100 49,3

Cải tiến thông tin chăm sóc người bệnh 189 93,1 14 6,9 Phòng ngừa sai sót, sự cố trong sử dụng thuốc 162 79,8 41 20,2 Phòng ngừa sai sót, sự cố trong phẫu thuật,

thủ thuật 163 80,3 40 19,7

Kiểm soát nhiễm khuẩn 98 48,3 105 51,7

Phòng ngừa sự cố người bệnh ngã 168 82,8 35 17,2

Thực hành chung 180 88,7 23 11,3

Nhận xét: Bảng 2.7, tỷ lệ thực hành đúng các hành vi trên 50%, thực hành đạt về giải pháp trong cải tiến thông tin trong nhóm chăm sóc NB chiếm tỷ lệ khá cao với > 93%. Thấp nhất là thực hành đúng cách phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, xác định tên người bệnh với 50,7% và 78,9% thực hiện các giải pháp trong phòng ngừa sự cố liên quan đến thuốc.

Kết quả định tính cũng cho thầy, mặc dù được tập huấn, đã có những kiến thức về an toàn người bệnh nhưng mức độ thực hành tốt các giải pháp về ATNB chưa thực sự cao:

“Mặc dù điều dưỡng tham gia tập huấn nhưng khi về khoa phòn hầu như vẫn thực hiện như cũ mà thái độ thay đổi thay đổi không đáng kể.” (PVS CB Phòng điều dưỡng)

“Việc thực hành ATNB của Điều dưỡng tại bệnh viện vẫn chưa tốt, nhất là việc tuân thủ đúng quy trình. Ví dụ: nhiều khi làm quy trình có 10

bước mà làm 8 bước vẫn cho kết quả như nhau mà không gây ảnh hưởng gì” (PVS CB điều dưỡng bệnh viện)

“Việc thực hành đảm bảo ATNB chưa thực sự tốt, nhiều điều dưỡng vẫn làm việc chống đối, vẫn chưa thành thường quy.” (PVS CB điều dưỡng bệnh viện)

“Một số quy trình vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trên toàn bệnh việnnhư trình phòng ngừa té ngã nên thực hành của điều dưỡng chưa tốt” (TLN CB điều dưỡng)

Hơn thế nữa, vấn đề thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện còn yếu:

“Vấn đề thực hành chăm sóc người bệnh của điều dưỡng vẫn chưa được tốt. Ví dụ: tuân thủ ATNB của điều dưỡng còn kém khi đi một đôi găng chăm sóc cho nhiều bệnh nhân khác nhau gây nguy cơ nhiễm khuẫn chéo. Lãnh đạo bệnh viện cần đưa ra chế tài nghiêm khắc mới thay đổi được”. (PVS CB Phòng điều dưỡng)

“Vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện còn rất yếu, chủ yếu là do ý thức cá nhân chưa tuần thủ”. (TLN CB điều dưỡng)

“Để đảm bảo ATNB đề nào cũng rất quan trọng tuy nhiên vấn đề phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện phải được đưa lên hàng đầu bởi vì nhiễm khuẩn bệnh viện gây tăng ngày điều trị trung bình, tăng chi phí, nguy cơ kháng thuốc rất cao, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.” (TLN CB điều dưỡng)

Hình 2.8. Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đạt về an toàn người bệnh (n=203).

Nhận xét: Hình 2.8, tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đạt về an toàn người bệnh là 89% trong khi tỷ lệ chưa đạt chỉ chiếm >11%.

Bảng 2.8. Mức độ thường xuyên thực hiện đúng giải pháp an toàn người bệnh của điều dưỡng

Yếu tố thường xuyên

Mức độ thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên n % n % Xác định đúng người bệnh (n=103) 96 93,2 7 6,8 Cải tiến thông tin chăm sóc người bệnh

(n=189) 135 71,4 54 28,3

Phòng ngừa sai sót, sự cố trong sử

dụng thuốc (n=162) 140 86,4 22 13,6

Phòng ngừa sai sót, sự cố trong phẫu

thuật, thủ thuật (163) 132 81 31 19

Kiểm soát nhiễm khuẩn (n=98) 86 87,8 12 12,2 Phòng ngừa sự cố người bệnh ngã

(n=168) 93 55,4 75 44,6

Nhận xét: Bảng 2.8, khi nghiên cứu mức độ thường xuyên thực hiện các giải pháp ATNB trong số những đối tượng thực hành đạt, ta thấy, từ tỷ lệ thực

88,7% 11,3%

Đạt Chưa đạt

hành thường xuyên đúng giải pháp ATNB cao nhất ở giải pháp xác định đúng người bệnh (93,1%), thấp nhất là an toàn trong môi trường chăm sóc chỉ với >55%. Mức độ thực hành thường xuyên các giải pháp khác đạt từ 70-90%. Kết quả định tính: Việc mức độ thực hiện thường xuyên đúng ảnh hưởng chủ yếu bởi ý thức mỗi cá nhân, mà đây là vấn đề còn tồn tại ở bệnh viện, ngoài ra quy tình như phòng ngừa té ngã chưa có quy định chung mà chỉ tự điều dưỡng đánh giá.

“Trong quá trình giám sát, vẫn còn những cán bộ thực hành chưa đúng theo quy trình, tuy nhiên chúng ta không thể nào lúc nào cũng giám sát liên tục mọi đối tượng, mọi thời gian nên việc thực hành thường xuyên hay không ảnh hưởng bởi yếu tố cá nhân là chủ yếu”. (PVS CB Phòng điều dưỡng)

“Việc thực hành đảm bảo ATNB chưa thực sự tốt, nhiều điều dưỡng vẫn làm việc chống đối, vẫn chưa thành thường quy.” (PVS CB điều dưỡng bệnh viện)

“Một số quy trình vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trên toàn bệnh việnnhư trình phòng ngừa té ngã nên thực hành của điều dưỡng chưa tốt” (TLN CB điều dưỡng)

“Nhân viên có kiến thức nhưng việc không làm theo đúng quy trình. Ví dụ: việc rửa tay thường quy mặc dù đã tập huấn nhưng sự tuân thủ rất kém” (PVS CB điều dưỡng bệnh viện)

Chương 3: BÀN LUẬN

3.1Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu kiến thức của điều dưỡng về an toàn người bệnh tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông được thực hiện trên cỡ mẫu toàn bộ gồm 203 điều dưỡng hiện đang làm việc tại bệnh viện. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nữ giới (89,2%), điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi nghành nghề đặc thù là điều dưỡng thường thu hút đối tượng là nữ giới hơn so với nam giới và đây cũng là tình trạng chung về tỷ lệ nữ là điều dưỡng chiếm khá cao tại các bệnh viện tại Việt Nam [56]. Hơn thế nữa, đối với sự đặc thù riêng của ngành Y do quá trình đào tạo thường dài hơn các ngành khác, thời gian làm việc cũng nhiều hơn do vậy đối tượng có tuổi tuổi trung bình 33,3 ± 9,2, và đã kết hôn (85,2%) chiếm tỷ lệ cao như vật trong nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. Khi xét đến bằng cấp chuyên môn, tỷ lệ điều dưỡng tại bệnh viện Hà Đông chiếm phần lớn là điều dưỡng trung cấp 70%, trong khi chỉ có 14,8 là trình độ, cao đẳng và 15,3 là đại học. Có thể thấy được rằng trình độ chuyên môn ở nhóm này không đồng đều, trong khi theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, ưu điểm của việc điều dưỡng có trình độ càng cao, đặc biệt là cử nhân điều dưỡng là rất lớn bởi nhóm đối tượng này sẽ được đào tạo nhiều hơn một số kĩ năng thực hành lâm sàng so với các đối tượng khác, đặc biệt sự rủi ro về sự cố mang lại từ nhóm đối dưỡng này sẽ thấp hơn so với các nhóm trung cấp, cao đẳng [57]. Về thời gian làm việc, có một tỷ lệ khá cao với 67% nhân viên y tế phải làm việc (>40 giờ/tuần), trong khi áp lực về công việc và thời gian làm việc là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thực hành an toàn người bệnh, kết quả này gần tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Bích Hà và Nguyễn Thị Thùy khi thực hiện tại 12 bệnh viện huyện cho thấy 62% cho ràng áp lực công việc là căng thẳng hoặc rất căng thẳng [58]. Tỷ lệ nhân viên thừa nhận áp lực công việc này tuy không cao nhưng cũng là nguy cơ dễ dẫn tới stress

của nhân viên y tế. Cũng theo Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường khi nghiên cứu trên 6 bệnh viện và viện nghiên cứu trung ương cho thấy 48,6% có biểu biện stress. Một số yếu tố nguy cơ stress nghề nghiệp là: các yếu tố không thuận lợi trong môi trường lao động; sự quá tải trong công việc (khối lượng công việc nhiều, cường độ làm việc lớn, thời gian làm việc kéo dài, trách nhiệm công việc cao); trực đêm. Thực tế cũng cho thấy BVĐK Hà Đông là bệnh viện tuyến thành phố với 570 giường, thực kê 670 giường trong khi tỷ lệ điều dưỡng/bác sỉ chỉ đạt 2,08 [59], với một lượng lớn lượt khám chữa bệnh và nhân lực điều dưỡng còn hạn chế thì khối lượng công việc phải thực hiện của điều dưỡng là rất lớn, điều này có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện đảm bảo an toàn người bệnh.

Khi nghiên cứu về sự hài lòng của điều dưỡng về một số yếu tố như: thu nhập, cơ hội thăng tiến, giám sát, chế độ, quy chế… tại bệnh viện, kết quả cho thấy tỷ lệ hài lòng chung không cao (20,7%), có đến 69,5% trả lời cảm thấy bình thường, tỷ lệ hài lòng này ở mức trung bình. Trong đó hài lòng cao nhất về quan hệ đồng nghiệp (71,9%), thấp nhất và về lương và thu nhập tăng thêm (9,4% và 7,4%) kết quả này kết quả này tương đồng với một nghiên cứu tổng quan của Nguyễn Hữu Thắng và các cộng sự hay Hoàng Thị Phượng và các cộng sự khi thực hiện sự hài lòng của NVYT tại bệnh viện An Lão, Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa hà đông (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)