Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn người bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa hà đông (Trang 42 - 76)

Khi chúng ta xem xét vai trò của điều dưỡng có thể thấy được rằng điều dưỡng là một cầu nối liên kết chính trong hàng loạt các hoạt động chăm sóc sức khỏe và là chìa khóa để nâng cao chất lượng an toàn người bệnh [46], do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu tập trung vào nhóm đối tượng này. Về hậu quả của các sự cố y khoa là những sự việc không mong muốn làm tăng gánh nặng bệnh tật, tăng ngày nằm viện trung bình, tăng chi phí điều trị, làm giảm chất lượng chăm sóc y tế và ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin đối với cán bộ y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ. Tại Mỹ (Utah- Colorado): các sự cố y khoa không mong muốn đã làm tăng chi phí bình quân cho việc giải quyết sự cố cho một người bệnh là 2262 US$ và tăng 1,9 ngày điều trị/người bệnh. Theo một nghiên cứu khác của Viện Y học Mỹ chi phí tăng $2595 và thời gian nằm viện kéo dài hơn 2,2 ngày/người bệnh [16]. Tại Anh: Bộ Y tế Anh ước tính có 850.000 sự cố xảy ra hàng năm tại các bệnh viện Anh quốc, chỉ tính chi phí trực tiếp do tăng ngày điều trị đã lên tới 2 tỷ bảng. Bộ Y tế Anh đã phải sử dụng 400 triệu bảng để giải quyết các khiếu kiện lâm sàng năm 1998/1999 và ước tính phải chi phí 2,4 tỷ bảng Anh để giải quyết những kiện tụng chưa được giải quyết. Chi phí cho điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện lên tới 1 tỷ bảng Anh hàng năm. Con số kiện tụng lên tới 38000 đối với lĩnh vực chăm sóc y tế gia đình và 28000 đơn kiện đối với lĩnh vực bệnh viện [24]. Khi chúng tôi thực hiện nghiên cứu kiến thức về hậu quả của sự cố y khoa gây ảnh hưởng tới người bệnh, nhân viên y tế, gia đình và xã hội, kết quả cho thấy hầu hết (99%) nhân viên y tế đều biết hậu quả của sự cố y khoa. Như vậy, đa số nhân viên y tế là điều dưỡng đều nhận thức một cách rõ ràng về hậu quả ảnh hưởng đến cả người bệnh và nhân viên y tế trong trường hợp xảy ra sự cố y khoa. Bên cạnh đó, các kiến thức về khái niệm an toàn người bệnh, sự cố y khoa, các đối tượng nguy cơ gây sự cố y khoa đều được trả lời đúng từ 80-91%. Đây là một điều tích cực bởi chỉ có nhận thức rõ thế nào là an toàn người

bệnh, đối tượng nào có nguy cơ thì nhân viên y tế mới có ý thức dự phòng cũng như đề xuất được ra các biện pháp phòng ngừa sự cố y khoa bởi điều tiên quyết dẫn đến thực hành đúng là phải có kiến thức đúng. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi bệnh viện Đa khoa Hà Đông thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn một số nội dung liên quan an toàn người bệnh nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên như: kiểm soát nhiễm khuẩn, thực hành “5 đúng” đó là lý do có tới 82,3% điều dưỡng trả lời rằng đã được tập huấn về an toàn người bệnh trong vòng 1 năm. Nghiên cứu cũng cho thấy 90,2% đối tượng biết về cách xử lý khi có sự cố y khoa, kết quả này cao hơn một chút so với nghiên cứu ở Saudia Arabia khi cho biết có 73,8% sinh viên y khoa có kiến thức tốt về điều này [62]. Có thể lý giải nghiên cứu trên đối tượng khác nhau, chúng tôi thực hiện trên nhân viên y tế có kinh nghiệm làm việc lâu năm dẫn đến họ sẽ có nhiều thực tế lâm sàng hơn so với nhóm sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có một tỷ lệ không cao (54,7% và 38,1%) nhân viên có kiến thức đúng về nguyên nhân của sự cố y khoa và các yếu tố liên quan đến sự cố y khoa (quản lý, môi trường, đặc điểm chuyên môn, người hành nghề). Trong khi sự cố y khoa có liên quan rất lớn tới các yếu tố như nhiễm khuẩn bệnh viện, WHO công bố NKBV từ 5-15% người bệnh nội trú và tỷ lệ NKBV tại các khoa điều trị tích cực từ 9-37%; Tỷ lệ NKBV chung tại Mỹ chiếm 4,5% [20]. Năm 2002, theo ước tính của CDC tại Mỹ có 1,7 triệu người bệnh bị NKBV, trong đó 417,946 người bệnh NKBV tại các khoa hồi sức tích cực (24,6%) [21]. Có thể thấy rằng kiến thức về sự cố y khoa là một điều vô cùng quan trọng, đây sẽ là một khuyến nghị quan trọng cho Bệnh viện đa khoa Hà Đông trong việc tập huấn kiến thức ATNB về nguyên nhẫn gốc rễ cũng như các yếu tố liên quan để có thể hiểu sâu vấn đến liên quan, tăng khả năng chuyên môn trong việc ý thức và có cái nhìn sâu sắc cũng như toàn diện về an toàn đến an toàn người bệnh từ đó sẽ giúp nâng cao chất lượng bệnh viện.

Mặt khác, khi nghiên cứu kiến thức cơ bản chung cho thấy tỷ lệ 70,9% điều dưỡng đạt, trong khi tỷ lệ đạt ở kiến thức theo 6 nhóm sự cố phân loại theo WHO [12] chiếm tới 83,7%, khi xét chung về tất cả kiến thức liên quan đến an toàn người bệnh, có một tỷ lệ khá cao tới 78,3% đối tượng có kiến thức đạt, tỷ lệ này cao hơn tại nghiên cứu của Hamdi Almaramhy và các cộng sự khi cho thấy nhóm đối tượng có 60,7% có kiến thức về phân loại các nhóm sự cố y khoa [62]. Thực tế cho thấy việc đảm bảo phòng ngừa các sự cố y khoa, nhất là trong chăm sóc người bệnh khi điều dưỡng là một trong số các đối tượng có thời gian tiếp xúc với người bệnh nhiều nhất trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện. Thực tế cho thấy khi nghiên cứu định tính, Bệnh viện đa khoa Hà Đông ngoài việc thực hiện các quy định thông tư hướng dẫn thì bệnh viện còn ra các quy định, quy chế chặt chẽ nhằm đảm bảo ATNB, bệnh viện còn phát động các phong trào nâng cao thái độ văn hóa ứng xử, có sự ký kết giữa chính quyền với công đoàn, giữa các trưởng khoa với giám đốc bệnh viện, giữa từng nhân viên với trưởng khoa. Thực hiện tiêm an toàn, Ban hành các quy trình chuyên môn, Thực hiện bảng kiểm ATPT trước trong và sau phẫu thuật, thành lập hội đồng thuốc để đáp ứng nhu cầu thuốc của người bệnh, đưa thông tin thuốc trong bệnh viện, kiểm soát nhiễm khuẩn…Họp hội đồng người bệnh để lấy ý kiến đóng góp nâng cáo chất lượng bệnh viện. Ngoài ra phòng điều dưỡng cũng thường xuyên giám sát việc tuân thủ quy trình của các điều dưỡng trong bệnh viện. Như vậy các lớp tập huấn, bổ sung kiến thức đã được thực hiện, đó là lý do dẫn tới có một tỷ lệ 87,3% có kiến thức về an toàn người bệnh. Tuy nhiên kết quả cũng cho thấy chỉ có 46,3% đối tượng có kiến thức đúng về nhiễm khuẩn bệnh viện, kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của điều dưỡng hồi sức tích cực tại bệnh viện Việt Đức năm 2015 của Nguyễn Thị Thu Hà và các cộng sự khi cho biết 61,76% đối tượng có hiểu biết chung đúng về kiểm soát nhiễm khuẩn [63]. Định tính cũng chỉ ra rằng hiện nay công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với các đối tượng là điều dưỡng, và đây là

một vấn đề lãnh đạo bệnh viện cũng mong muốn chú trọng trong thời gian sắp tới để cải thiện về cả kiến thức lẫn thực hành cho nhân viên y tế toàn bệnh viện nói chung về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Trong một nghiên cứu của Hồ Thị Na và các cộng sự cũng lý giải về việc kiến thức phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng nữ hộ sinh không cao bởi do bối cảnh lâm sàng quá tải dẫn đếu việc các yếu tố về phòng ngừa chuẩn còn hạn chế và việc kết hợp với kiểm tra định kì tại bệnh viện chưa đủ do các nhân viên y tế còn gặp các khó khăn khác trong quá trình tuân thủ phòng hộ cá nhân [64]. Chúng ta cần phải có các giải pháp như xây dựng chiến lược đa phương thức nhằm đạt được sự tuân thủ trong thực hành lâm sàng của nhân viên y tế về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân. Mặt khác, định tính cũng cho rằng kiến thức an toàn người bệnh của điều dưỡng chỉ dứng lại ở mức độ khá, chưa thực hiện thực sự tốt do vẫn còn làm việc theo nếp cũ, chưa phát huy được tính độc lập trong công việc mà chỉ chủ yếu thực hiện y lệnh của bác sĩ. Việc nâng cao ý thức cũng như tính tự chủ trong việc đảm bảo phòng ngừa các sự cố, rủi ro của điều dưỡng là điều cấp thiết hiện nay.

3.2.2 Thực hành của điều dưỡng về an toàn người bệnh

Khi nghiên cứu về thực hành 6 giải pháp trong đảm bảo an toàn người bệnh trong hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giời (WHO) [12], [3], cho thấy tỷ lệ thực hành đạt chung chiếm tỷ lệ khá cao với 88,7%. Cụ thể tỷ lệ đúng cao nhất là việc cải tiến thông tin chăm sóc trong bàn giao thông tin giữa các nhân viên ý tế (93,1%), thực hành phòng ngừa sự cố trong phẫu thuật, thủ thật (80,3%), phòng ngừa sự cố trong môi trường chăm sóc và sử dụng trang thiết bị vật tư (82,8%). Tuy nhiên chỉ có 50,7% đối tượng thực hành chính xác cách xác định tên người bệnh theo WHO trong quá trình chăm sóc người bệnh và 48,3% thực hành đúng cách trong kiểm soát nhiễm khuẩn, cụ thể là việc kiểm soát nhiễm khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh. Đây là một điều cần phải lưu ý hơn, bởi xác định đúng người bệnh trong y tế là điều đầu tiên quan trọng được cảnh báo cần phải lưu ý bởi nó sẽ ảnh hưởng lớn trong

việc tạo ra các sự cố không mong muốn [65]. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là điều tra bằng cách phỏng vấn theo bộ câu hỏi sẵn có mà không phải là quan sát trực tiếp thực hành của điều dưỡng trong việc xác định người bệnh và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong quá trình chăm sóc, do vậy chúng tôi cũng khuyến nghị các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này nói riêng và thực hành các vấn đề các nói chung bằng phương pháp quan sát, đánh giá để có bức tranh cụ thể và chính xác hơn về thực hành an toàn người bệnh. Mặc khác, khi xét mức độ thực hiện đúng các giải pháp trong số các đối tượng thực hành đúng, kết quả cho thấy 80-93% thường xuyên thực hành đúng giải pháp xác định đúng người bệnh (93,2%), kiểm soát nhiễm khuẩn (87,8%), phòng ngừa sự cố trong sự dụng thuốc (86,4%), phòng ngừa sự cố trong phẫu thuật (81%). Tuy nhiên chỉ có 55,4% điều dưỡng thường xuyên phòng ngừa sự cố trong môi trường chăm sóc và sự dụng trang thiết bị vật tư y tế, cụ thể là phòng ngừa té ngã cho người bệnh, hướng dẫn các biện pháp an toàn cháy nổ cho người bệnh và người nhà. Có thể lý giải được trong thực tế bệnh viện chưa chuẩn hóa thực hiện bảng điểm đánh giá do vậy hầu hết các điều dưỡng tự đánh đánh giá và trong quá trình chăm sóc sẽ hướng dẫn người nhà cách chăm sóc người bệnh tuy nhiên các quy tắc cũng như an toàn cháy nổ thường được đặt các biển hiệu xung quanh bệnh viện để người bệnh có thể dễ quan sát và đọc được, hơn nữa đây cũng là vấn đề chưa được chú trọng nhiều trong các bệnh viện hiện nay ở Việt Nam. Do vậy, bệnh viện cần chú trọng hơn nữa trong phòng ngừa sự cố trong môi trường chăm sóc cũng như sử dụng trang thiết bị vật tư.

Mặt khác, nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có một tỷ lệ không cao 48,3% nhân viên y tế có thực hành đạt về giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, có thể thấy trong thực tế, kiểm soát nhiễm khuẩn là vấn đề quan trọng khi tình hình NKBV tại Việt nam chưa được xác định đầy đủ, đến nay đã có 3 cuộc điều tra cắt ngang do Vụ điều trị Bộ y tế (nay là Cục quản lý khám chữa bệnh) thực hiện. Điều tra năm 2001 với 3596 bệnh nhân chiếm tỉ lệ NKBV là

6,8%. Điều tra năm 2003 với 2671 bệnh nhân chiếm tỉ lệ NKBV là 5,9%. Điều tra năm 2005 với 9345 bệnh nhân chiếm tỉ lệ NKBV là 5,9% [66]. Tuy nhiên, những điều tra trên với cỡ mẫu không lớn, lại điều tra tại một thời điểm nên chưa thể kết luận rằng tỉ lệ NKBV của các bệnh viện là thấp và công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của Việt nam đã tốt trong khi nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hiện đang là vấn đề y tế toàn cầu do tỉ lệ mắc cao, kéo dài ngày nằm điều trị, tăng tỉ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện hiệu quả được xem như là một tiêu chuẩn quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ đưa ra được thực hành ở một số hoạt động liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn, do vậy chúng tôi cũng khuyến nghị các nghiên cứu khác sâu và toàn diện hơn về kiểm soát nhiễm khuẩn để xem xét thực trạng thực hành vấn đề này nhằm có các giải pháp phù hợp.

Nghiên cứu này là một trong số các nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam tìm hiểu về kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh dựa trên tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế [3], chủ yếu tập trung vào các kiến thức chung và thực hành các giải pháp an toàn người bệnh theo khuyến nghị của WHO, đây được coi là nghiên cứu mở đầu các vấn đề lớn giúp cung cấp thông tin định hướng cho các nghiên cứu tìm hiểu sâu các vấn đề cụ thể, do vậy chúng tôi đề xuất các nghiên cứu sâu hơn tới từng nhóm đối tượng khác nhau và riêng biệt theo từng giải pháp để có cái nhìn tổng quát, tìm ra vấn đề còn tồn tại giúp cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng bệnh.

KẾT LUẬN

Kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của Điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2020

Về kiến thức an toàn người bệnh:

Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức chung đạt về an toàn người bệnh đạt 78,3%. Kiến thức theo 6 nhóm cao nhất với 83,7%. Kiến thức cơ bản đạt chiếm 70,9%.

Về thực hành an toàn người bệnh:

Tỷ lệ điều dưỡng thực hành an toàn người bệnh đạt chiếm 88,7%. Cụ thế, tỷ lệ thực hành đạt về xác định đúng người bệnh đạt 50,7%; Cải tiến thông tin chăm sóc và phòng ngừa sự cố trong sử dụng thuốc lần lượt 93,1% và 78,8%; Thực hành phòng ngừa sự cố trong phẫu thuật chiếm 80,3%; Kiểm soát nhiễm khuẩn 48,3%; Phòng ngừa người bệnh ngã 82,8%.

Về mức độ thực hiện đúng các giải pháp, 93,2% thường xuyên thực hành đúng giải pháp xác định đúng người bệnh (93,2%), kiểm soát nhiễm khuẩn (87,8%), phòng ngừa sự cố trong sự dụng thuốc (86,4%), phòng ngừa sự cố trong phẫu thuật (81%), 55,4% điều dưỡng thường xuyên phòng ngừa sự cố người bệnh ngã.

Giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của Điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ điều dưỡng viên, đảm bảo học đi đôi với hành. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật chăm sóc theo chuẩn mực của các nước khu vực, đầu tư các cơ sở vật chất, y dụng cụ và điều kiện làm việc của điều dưỡng, có chế độ, chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người điều dưỡng nói riêng và nhân viên y tế nói chung.

Đối với các bệnh viện, cần củng cố, hoàn thiện thống nhất tổ chức nhân lực điều dưỡng theo quy định; bảo đảm đủ về số lượng, tốt về chất lượng. Khi phân công nhiệm vụ cần dựa theo văn bằng và chính sách tuyển dụng chuyên khoa; qui định về chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ, văn bằng

đào tạo, tăng cường nghiên cứu trong các lĩnh vực quản lý, đào tạo cho ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức và thực hành về an toàn người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa hà đông (Trang 42 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)