Yêu cầu của hai nước Việt Nam và Lào trong giai đoạn cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên minh chiến đấu giữa vùng tự do liên khu v (việt nam) và hạ lào trong kháng chiến chống pháp (1945 1954) (Trang 32 - 82)

7. Bố cục của luận văn

1.2.3. Yêu cầu của hai nước Việt Nam và Lào trong giai đoạn cách mạng

mạng mới

Sau khi hai nước Việt Nam, Lào giành được độc lập không lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược cả ba nước Đông Dương. Ý đồ và hành động chiến

28

tranh của thực dân Pháp là nhằm áp đặt lại ách thống trị lên cả ba nước Đông Dương, dùng người và lãnh thổ của nước này chống lại nước kia, chia rẽ triệt để từng nước, cô lập từng nước và phá vỡ mối liên minh của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia hòng thực hiện mưu đồ quay lại Đông Dương.

Nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của mỗi nước và phát huy truyền thống lịch sử tốt đẹp giữa ba dân tộc. Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam đã đẩy mạnh đoàn kết, liên minh với các lực lượng cách mạng và nhân dân Lào và Campuchia để cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù chung.

Sau khi cách mạng Lào thắng lợi, Chính phủ Lào chủ trương “Nhân dân Lào thân thiện với nhân dân Việt Nam và quyết tâm cùng nhân dân Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương” [45, tr.29]. Ngày 16/10/1945,

đại diện hai chính phủ ký Hiệp ước tương trợ Việt Nam – Lào nhằm sẵn sàng tương trợ nhau khi hai bên cần sự giúp đỡ.

Ngay khi chiến tranh mới bùng nổ, ngày 30/10/1945, Hiệp định Liên minh quân sự giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ítxala Lào đã được ký kết. Cùng với Hiệp định trên, quyết định định về việc thành lập Liên quân Việt Nam - Lào cũng được thực hiện. Đây chính là cơ sở pháp lý cho việc hình thành các đội quân tình nguyện Việt Nam - Lào đầu tiên. Theo đó các đơn vị quân đội Việt Nam và Lào sẽ sát cánh phối hợp cùng chiến đấu chống kẻ thù chung là thực dân Pháp nhằm bảo vệ độc lập dân tộc cho hai nước. Vào giữa năm 1946, thực dân Pháp hình thành thế bao vây uy hiếp vùng tự do Liên khu V từ phía Tây. Tình hình đặt ra cho công cuộc kháng chiến ở miền Nam Trung Bộ nước ta cần có sự phối hợp với hai chiến trường Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Theo sự phân công của Trung ương, vùng tự do Liên khu V có nhiệm vụ phối hợp, giúp đỡ Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Đó cũng là yêu cầu thiết thân đối với sự nghiệp kháng chiến của miền Nam Trung Bộ.

29

Tiểu kết chương 1

Những đặc điểm cơ bản về địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người và lịch sử truyền thống của vùng tự do Liên khu V (Việt Nam) và Hạ Lào (Lào) là những yếu tố thuận lợi cho sự đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa hai nước chống kẻ thù chung bảo vệ quê hương đất nước. Trên cơ sở dựa vào và phát huy tối đa những yếu tố thuận lợi của điều kiện tự nhiên, địa hình đa dạng, rừng núi hiểm trở, sông biển nối liền, địa thế quân sự “tiến khả dĩ

công, thoái khả dĩ thủ”, nhân dân giàu truyền thống yêu nước chống giặc

ngoại xâm, truyền thống đấu tranh cùng với tinh thần thượng võ và kinh nghiệm chiến đấu của quân và dân nơi đây cũng là một thuận lợi để có thể xây dựng tình đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa vùng tự do Liên khu V và Hạ Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Từ khi thực dân Pháp xâm lược, đặt ách thống trị ở Việt Nam – Lào, nhân dân vùng tự do Liên khu V và Hạ Lào đã đoàn kết, liên minh chiến đấu kháng chiến chống thực dân Pháp với nhiều hình thức khác nhau, đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại trong việc tái chiếm trở lại Việt Nam - Lào. Những thắng lợi bước đầu của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào nói chung và nhân dân vùng tự do Liên khu V với Hạ Lào nói riêng chính là nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Sự liên minh chiến đấu giữa vùng tự do Liên khu V cũng là kết quả của mối tình hữu nghị lâu đời bền chặt và thủy chung của hai dân tộc anh em Việt Nam và Lào.

30

Chương 2. QUÂN DÂN VÙNG TỰ DO LIÊN KHU V (VIỆT NAM) VÀ HẠ LÀO LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)

2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng, Khu ủy Khu V về xây dựng liên minh chiến đấu giữa vùng tự do Liên khu V (Việt Nam) và Hạ Lào

2.1.1. Tình hình vùng tự do Liên khu V và Hạ Lào sau thắng lợi của cách mạng hai nước năm 1945

* Tình hình đất nước và vùng tự do Liên khu V trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1945 - 1946)

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc

lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới về sự ra đời của

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đây nhân dân Việt Nam trở thành người chủ đất nước, chủ xã hội và bước đầu được hưởng những quyền lợi do cách mạng đem lại.

Nhưng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập chưa được bao lâu thì thực dân Pháp được sự giúp đỡ của quân Anh đã quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, thực dân Pháp cho quân đánh úp Trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tư vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc ồ ạt kéo vào đóng quân ở nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra, theo sau chúng là lực lượng Việt Quốc và Việt Cách. Núp dưới danh nghĩa đại diện quân Đồng minh, quân Trung Hoa

31

dân quốc nuôi dã tâm tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan Việt Minh, lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh và dựng lên chính quyền tay sai.

Trong hoàn cảnh phải đối phó với cuộc xâm lược trở lại của thực dân Pháp ở Nam Bộ và sự uy hiếp của quân Trung Hoa dân quốc ở phía Bắc, Đảng và Chính phủ ta đã nêu cao chủ trương: “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẽo về sách lược để tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, cần tập trung mũi nhọn vào kẻ thù nguy hiểm nhất là thực dân Pháp xâm lược”, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, hết sức tránh xung đột với quân Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

Cuộc đấu tranh chống lại âm mưu, hành động của quân Trung Hoa dân quốc diễn ra gay go và phức tạp. Chúng ta thực hiện sách lược hòa hoãn với chúng để tiến hành công cuộc bảo vệ và xây dựng chế độ xã hội mới - xây dựng thực lực cách mạng về mọi mặt, đồng thời nhằm tập trung lực lượng chống lại kẻ thù chủ yếu là thực dân Pháp đang bị xâm lược ở miền Nam. Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương một mặt lãnh đạo quân dân Nam Bộ kháng chiến, huy động lực lượng cả nước ra sức chi viện, ủng hộ cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ với tinh thần “Hy sinh hết thảy vì mặt trận miền Nam”, một mặt tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu

của Pháp mở rộng chiến tranh ra cả nước. Hàng vạn thanh niên hăng hái gia nhập quân đội bổ sung vào những đoàn quân “Nam tiến”. Nhân dân Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ còn thường xuyên tổ chức quyên góp tiền bạc, gạo, thuốc men, quần áo... ủng hộ đồng bào Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.

Tại chiến trường Nam Bộ, từ tháng 10/1945, khi Tướng Lơcơlec đến Sài Gòn cùng nhiều đơn vị bộ binh và xe bọc thép mới từ Pháp sang tăng viện thì lực lượng địch mạnh hơn ta. Vì vậy, quân Pháp mở rộng đánh chiếm lần lượt các tỉnh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra Bắc nhằm

32

thôn tính cả nước ta.

Để thực hiện âm mưu đó, thực dân Pháp đã điều đình với Chính phủ Trung Hoa dân quốc và ký Hiệp ước Hoa-Pháp (28/2/1946) để được đưa

quân ra Bắc thay thế quân Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và chiếm đóng miền Bắc Việt Nam.

Trước tình hình như vậy, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ngày 3/3/1946 đã chọn giải pháp “Hòa để tiến”. Chiều ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ thực hiện sách lược tạm hòa hoãn với Pháp, nhằm tránh cùng một lúc phải chiến đấu bất lợi với nhiều kẻ thù, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc và bọn tay sai ra khỏi nước ta, có thêm thời gian hòa bình ra sức củng cố, xây dựng, phát triển lực lượng về mọi mặt để bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.

Về phía Pháp, lợi dụng Hiệp định, chúng đưa quân ra Bắc một cách hòa bình đồng thời vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ. Sau khi cuộc đàm phán chính thức giữa hai Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp được tổ chức ở Phôngtennơblô tan vỡ do phía Pháp ngoan cố giữ lập trường thực dân xâm lược không chịu công nhận nền độc lập và thống nhất của nước ta thì quan hệ Pháp - Việt ngày càng căng thẳng, nguy cơ nổ ra cuộc chiến tranh là không tránh khỏi. Để kéo dài thêm thời gian hòa hoãn có lợi cho ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định ký với đại diện Chính phủ Pháp là Mutê - Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại bản Tạm ước ngày 14/9/1946. Nhưng thực dân Pháp sau đó ngang nhiên xóa bỏ những điều đã ký kết và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Tháng 11/1946, quân Pháp tiến công Hải Phòng và Lạng Sơn. Ở Hà Nội, quân Pháp chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính, gây ra những vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh... Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi chinh phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, đòi kiểm soát thủ đô Hà Nội và đe dọa: Nếu những

33

yêu cầu đó không được chấp nhận thỉ đến sáng 20/12 quàn Pháp sẽ chuyển sang hành động. Đến lúc này, ta không thể nhânnhượng được nữa. Ngày 19/12/1946, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động toàn quốc kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc.

Cùng với những khó khăn to lớn do kẻ thù của cách mạng gây ra, nhân dân ta còn gặp bao khó khăn trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hoá xã hội do chế độ thực dân phong kiến để lại. Nước Việt Nam mới đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nền độc lập dân tộc mà nhân dân ta vừa giành được sau hơn 80 năm dấu tranh gian khổ bị đe dọa nghiêm trọng.

Trong bối cảnh chung của cả nước, tình hình ở Nam Trung Bộ (gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng) cũng vô cùng khó khăn, phức tạp. Nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội đang đặt ra bức bách, đời sống của nhân dân lao động rất cực khổ, hơn 90% dân số mù chữ, phong tục tập quán cũ lạc hậu còn nặng nề. Chính quyền cách mạng vừa mới được thành lập. Kho bạc, kho lương thực của các tỉnh hầu như trống rỗng, số bạc tịch thu của chính quyền cũ ở Quảng Nam chỉ có 800.000 đồng, Bình Định - 7.000.000 đồng, Phú Yên - 300.000 đồng, và phần lớn là bạc rách [51, tr.67]. Trong những khó khăn đó thì khó khăn lớn nhất là việc phải đối phó với âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù.

Tại Đà Nẵng, ngay từ cuối tháng 8/1945, 5.000 quân Nhật từ các nơi đã kéo về tập trung chờ giải giáp vũ khí. Cuối tháng 9/1945, 4.000 quân Trung Hoa dân quốc (thuộc Quân đoàn 60) cũng đã kéo vào chiếm đóng Đà Nẵng, Hội An, Vĩnh Diện đe doạ sự tồn tại của chính quyền cách mạng. Cuối tháng 9/1945, 1 tiểu đoàn quân Anh đổ bộ lên thị xã Nha Trang, chúng thả 1.200 quân Pháp bị Nhật bắt giam trong cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 và trang bị vũ khí cho họ. Đồng thời quân Anh còn sử dụng l trung đoàn lính Nhật chiếm

34

các mục tiêu quan trọng của thị xã.

Ở Bình Định sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính quyền mới ở Bình Định phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Nhân dân Bình Định cũng phải gánh chịu hậu quả nặng nề của nạn đói năm 1945, nhiều gia đinh thiếu ăn, sản xuất bị đình trệ, nhiều nhà máy xí nghiệp đóng cửa, hàng hóa khan hiếm. Cảng Quy Nhơn vắng bóng tàu thuyền cập bến. Công nhân phần lớn thất nghiệp, đời sống mọi giai tầng trong xã hội hết sức khó khăn... về văn hóa xã hội, những di hại của chế độ thực dân phong kiến để lại là 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan, cúng tế ma chay... còn phổ biến và là những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Chính quyền mới còn phải đối phó với “nạn thù trong giặc ngoài”. Ở Quy Nhơn, lực lượng quân Nhật còn lại 50 tên để giữ Nhà băng và liên lạc với quân Nhật ở bên ngoài chống phá cách mạng trong tỉnh.

Tại Phú Yên, nhóm tay chân Ngô Đình Diệm và nhóm Đại Việt, do Trương Bội Hoàng cầm đầu, ngấm ngầm tổ chức lực lượng chống lại cách mạng. Nhóm Quốc dân Đảng, dựa vào quân Trung Hoa Dân quốc, lập trụ sở ở Hội An (Quảng Nam). Ở Bình Sơn (Quảng Ngãi), lực lượng phản động quấy rối, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ cách mạng...

Tình hình trên đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền cách mạng các tỉnh Nam Trung Bộ nhiệm vụ vừa phải khẩn trương xây dựng địa phương vững mạnh về mọi mặt, ổn định đời sống nhân dân, đồng thời phải sẵn sàng đối phó với âm mưu mở rộng xâm lược ra Nam Trung Bộ của thực dân Pháp, bảo vệ thành quả cách mạng.

Đầu tháng 10/1945, sau khi phá vỡ mặt trận Bắc Sài Gòn, thực dân Pháp mở rộng xâm lược các tỉnh Nam Bộ, đồng thời ráo riết chuẩn bị tiên đánh các tỉnh Nam Trung Bộ.

35

Nha Trang (Khánh Hoà), quân Pháp phối hợp với 9.000 quân Nhật ở Nha Trang, Cam Ranh, Ba Ngòi đánh chiếm nhiều vị trí quan trọng trong thị xã, chuẩn bị bàn đạp cho cuộc tấn công các tỉnh Nam Trung Bộ. Quân và dân Khánh Hoà cùng bộ đội “Nam tiến” đã triển khai bao vây và chặn đánh địch quyết liệt.

Trước việc thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra Nam Trung Bộ, Uỷ ban Quân chính Nam Trung Bộ chủ trương: “Tích cực chặn đánh, tiêu hao, ngăn

chặn địch từng bước. Bảo tồn lực lượng của ta. Cố giữ cho được một Vùng tự do để làm căn cứ kháng chiến lâu dài” [18, tr.48].

Thực hiện chủ trương trên, quân và dân các tỉnh Nam Trung Bộ gấp rút triển khai kế hoạch đánh địch. Đêm 23/10/1945, lực lượng vũ trang cách mạng nổ súng tấn công các vị trí quân Pháp trong thị xã Nha Trang, mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân Nam Trung Bộ.

Bị quân và dân ta kìm chân trên mặt trận Nha Trang, đầu tháng 11/1945, quân Pháp phối hợp với quân Nhật mở cuộc tấn công Bình Thuận và Nam Tây Nguyên. Quân và dân Bình Thuận, Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Đắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên minh chiến đấu giữa vùng tự do liên khu v (việt nam) và hạ lào trong kháng chiến chống pháp (1945 1954) (Trang 32 - 82)