7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
VIỆT NAM- CHI NHÁNH PHÚ TÀI
2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Phú Tài
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài, tiền thân là Phòng Giao dịch Phú Tài, được thành lập vào tháng 4 năm 1996. Sau khi Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 1127/QĐ-TTG ngày 18/12/1998 thành lập Khu Công nghiệp Phú Tài, nhận thấy được nhiều tiềm năng phát triển, mở rộng thị trường, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phê duyệt thành lập Chi nhánh cấp II Phú Tài trực thuộc Chi Nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Định.
Ngày 17/07/2006, chi nhánh cấp II Phú Tài được nâng cấp thành Chi Nhánh Cấp I với tên gọi đầy đủ là: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài, nay là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài (viết tắt là BIDV Phú Tài), tọa lạc tại số 304 đường Lạc Long Quân, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
BIDV Phú Tài là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu riêng, có bảng tổng kết tài sản, Quy mô hoạt động. Chi nhánh được đánh giá là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất trên địa bàn tỉnh Bình Định.
32
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài
(Nguồn: BIDV Phú Tài)
Ban giám đốc bao gồm một Phó Giám đốc phụ trách chi nhánh và hai Phó giám đốc, được phân chia trách nhiệm quản lý, giám sát các khối, phòng ban trong BIDV Phú Tài.
Các khối và các phòng ban trực thuộc bao gồm:
(1) Khối quản lý khách hàng
Phòng KHDN 1: Chuyên quản lý khách hàng doanh nghiệp lớn có hoạt động xuất nhập khẩu và thực hiện nghiệp vụ Tài trợ thương mại.
Phòng KHDN 3 KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ KH BAN GIÁM ĐỐC KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI TRỰC THUỘC Phòng Quản trị tín dụng Phòng KHDN 2
Phòng Quản lý KHCN Phòng Quản lý rủi ro
Phòng giao dịch An Nhơn Phòng giao dịch khách hàng Phòng KHDN 1
Phòng quản lý nội bộ
Phòng giao dịch Phú Phong
Phòng giao dịch Phù Mỹ
Phong giao dịch Phù Cát
Phòng giao dịch Đập Đá Phòng giao dịch Hoài Nhơn
33
Phòng KHDN 2: Quản lý các doanh nghiệp không có hoạt động xuất nhập khẩu.
Phòng KHDN 3: Tập trung thực hiện đầu mối quản lý các khách hàng nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC (bao gồm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân) và các khoản vay theo Nghị định 67.
Phòng Quản lý KHCN: Quản lý khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh cá thể, cung cấp các sản phẩm- dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
(2) Khối Quản lý rủi ro
Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các phòng ban nghiệp vụ và các phòng ban khác: Công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO, kiểm tra nội bộ.
(3) Khối tác nghiệp
Phòng Quản trị tín dụng: Thực hiện tác nghiệp, quản trị cho vay, bão lãnh khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro phân loại nợ và quản lý thông tin khách hàng.
Phòng Giao dịch khách hàng, trong đó bao gồm chức năng giao dịch khách hàng và chức năng quản lý và dịch vụ kho quỹ.
(4) Khối nội bộ
Phòng Quản lý nội bộ: Phân chia thành các bộ phận trực thuộc: Kế hoạch tổng hợp, điện toán, tổ chức hành chính, tài chính kế toán.
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Quản lý nội bộ tại BIDV Phú Tài
(Nguồn: Phòng QLNB- BIDV Phú Tài)
Trưởng phòng QLNB
BP Tổ chức Hành chính Phó phòng QLNB phụ
trách Tài chính- kế toán
BP Kế hoạch tổng hợp Phó phòng QLNB phụ trách Kế hoạch tổng hợp BP Tài chính kế toán Phó phòng QLNB phụ trách Tổ chức- Hành chính Tổ Điện toán
34
Bộ phận Kế hoạch tổng hợp: thực hiện công tác kế hoạch tổng hợp và công tác nguồn vốn.
Bộ phận Tài chính kế toán: Quản lý, thực hiện, kiểm soát công tác hạch toán, số liệu kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, lập các báo cáo kế toán tài chính theo quy định Nhà nước và báo cáo quản trị của chi nhánh; xây dựng và trình kế hoạch tài chính, tài sản, quỹ thu nhập hàng năm; xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, chi tiêu nội bộ bảo đảm tiết kiệm, hợp lý.
Bộ phận Tổ chức hành chính: gồm công tác tổ chức nhân sự, hành chính và quản trị hậu cần.
Tổ Điện toán: Trực tiếp thực hiện các công việc công nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, quy định, quy trình BIDV.
(5) Khối các đơn vị trực thuộc
Gồm 07 (bảy) Phòng Giao dịch: Diêu Trì, Phú Phong, An Nhơn, Đập Đá, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn.
Phòng Giao dịch là đơn vị hạch toán báo số và có con dấu riêng.
Giám đốc Phòng Giao dịch là đại diện theo ủy quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của Phòng Giao dịch; thực hiện công tác quản lý hoạt động PGD trong phạm vi phân cấp quản lý phù hợp với các Quy định của BIDV.
2.1.3. Tổ chức công tác kế toán của BIDV Phú Tài
2.1.3.1. Chế độ chứng từ kế toán
Chế độ chứng từ kế toán tại hệ thống BIDV được áp dụng theo Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Dựa vào đó, BIDV ban hành ra các quy định hướng dẫn về chế độ chứng từ kế toán như nội dung, phương pháp lập, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán ngân hàng được áp dụng cho nội bộ hệ thống BIDV.
35
Chứng từ kế toán ngân hàng là căn cứ chứng minh bằng giấy hoặc vật mang tin về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở để hạch toán vào sổ sách kế toán tại ngân hàng.
Chứng từ kế toán ngân hàng do ngân hàng ban hành (được Tổng cục thống kê và Bộ tài chính chấp thuận) phù hợp với nghiệp vụ của ngân hàng (ngoài các yếu tố riêng phải mang đầy đủ các yếu tố theo quy định về chứng từ kế toán của nhà nước).
2.1.3.2. Chế độ sổ và hình thức kế toán
BIDV sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện bằng cách sử dụng các chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính.
Công tác kế toán được thực hiện theo phần mềm Core-banking trên toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông qua chương trình vận hành BDS và chương trình ERP.
Mọi số liệu phát sinh trong ngày tại chương trình BDS cho các giao dịch viên và kế toán viên thực hiện sẽ được kết chuyển hết qua chương trình ERP tại thời điểm cuối ngày khi hệ thống chạy backrun.
Đối với chương trình ERP chỉ phân quyền truy cập cho riêng bộ phận tài chính kế toán để theo dõi, quản lý các giao dịch chi tiết, sổ kế toán và báo cáo kế toán; kiểm soát thu chi kinh doanh từng phòng ban, sản phẩm; công nợ của khách hàng và cán bộ nhân viên...
Sổ kế toán tại BIDV bao gồm sổ/ thẻ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, các bảng kê giao dịch, các sổ kế toán khác.
2.1.3.3. Báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán là báo cáo được lập theo ngày, tháng, năm phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn Ngân hàng. Tại BIDV, báo cáo kế toán bao gồm Bảng cân đối tài khoản kế toán, Báo cáo tài chính và Báo cáo kế toán khác.
36
Bảng cân đối tài khoản kế toán là bảng tổng kết các số liệu phát sinh trên các tài khoản kế toán tổng hợp, được trình bày theo thứ tự số hiệu tài khoản kế toán từ nhỏ đến lớn, bao gồm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.
Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản kế toán là cơ sở để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu trên Báo cáo tài chính.
Bảng cân đối tài khoản kế toán được lập theo các kỳ: ngày, tháng, quý, năm, kỳ kế toán khác theo yêu cầu quản lý.
Báo cáo tài chính: Được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của ngân hàng. Hệ thống báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính được lập theo các kỳ: năm, giữa niên độ, tháng, kỳ báo cáo khác.
Báo cáo kế toán khác: Tùy theo yêu cầu quản lý của BIDV, định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu, Trụ sở chính hướng dẫn các đơn vị thành viên lập các báo cáo sao kê, kiểm kê chi tiết tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn và các quỹ của BIDV.