Hình tượng người ẩn dật là một hình tượng nổi bật trong các sáng tác của nho sĩ ẩn dật. Các nho sĩ hành đạo lo lắng về chính sự, về xã hội, về những lí tưởng cao đẹp của người quân tử đối với vấn đề công danh, sự nghiệp thì các nhà nho ẩn dật lại có thời gian để tĩnh lặng tâm hồn mình sống một cuộc sống an nhàn, cảm thụ tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên.
Theo quan niệm của những nho sĩ hành đạo thì hành động thoái lui về ở ẩn, chọn một con đường “an tồn” cho bản thân mình là một hành động không đáng mặt quân tử. Người quân tử theo đạo Nho phải là người đứng ra
thực hiện lí tưởng, mang lại những lợi ích lớn lao cho nhân dân, đất nước chứ không phải suy nghĩ cho bản thân, vơ trách nhiệm, có lối sống tiêu cực. Tuy nhiên, dù đã lui về ở ẩn nhưng các nho sĩ ẩn dật vẫn chưa bao giờ thôi lo nghĩ cho đất nước, nhiều người vẫn chờ thời, ôm ấp khát vọng, hoài bão được phụng sự cho vua, đem lại thái bình cho đất nước.
Về số lượng bài thơ khắc họa hình tượng người ẩn dật thì Nguyễn Khuyến có 41/353 bài thơ nói về vấn đề này [47, tr.211]. Nguyễn Khuyến là nhà thơ dành nhiều bài thơ để nói đến mình với tư cách là một nho sĩ ẩn dật. Ông khắc họa chân dung người ẩn dật thật phong phú và đặc sắc.
Các nho sĩ ẩn dật, họ thường khắc mình vào những thú vui của bản thân như thưởng ngoạn thiên nhiên, những thú vui tao nhã để tác mình ra khỏi cuộc sống xã hội, cuộc sống nhân dân:
Hỗn hỗn bộ tùng đê, Cơ thơn đạm ái mê.
(Nguyệt tịch bộ tiên du tùng kính - Chu Văn An)
(Thong thả dạo bước trên con đê trồng tùng/ Xóm vắng mờ trong làn khói nhạt - Đêm trăng dạo bước trên đường tùng ở núi Tiên Du).
Hay:
Triều bãi hoán trà tiên lục tự, Nhàn phi đố giản huấn đồng mông.
(Canh đồng tri phủ hữu ty Mai Phong Lê công vận – Trần Nguyên Đán)
(Đi chầu về, gọi trà để xua đuổi nỗi lo trần tục/ Khi nhàn nhã mở cuốn sách mọt dạy lũ trẻ thơ - Họa vần thơ của ông đồng tri phủ hữu ty Lê Mai Phong).
Sau khi quay trở về Yên Đổ, Nguyễn Khuyến cũng lặng lẽ tìm đến cho mình một cuộc sống của người ẩn sĩ vui thú với thiên nhiên, thưởng thức những thú vui của người ẩn dật, sống giữa tình cảm của bạn bè, làng xóm. Tuy nhiên, giữa xã hội xơ bồ, đổi thay, ơng cảm thấy mình như lạc lồi trong thời cuộc mới. Ơng bâng khng nhận ra những người bạn cùng trang lứa với mình có thể thấu hiểu nhau ngày càng vắng hơn:
Bạn già lớp trước nay còn mấy,
Chuyện cũ mười phần chín chẳng như. (Đại lão)
Tác giả mang tình cảnh cơ đơn đáng thương, lững thững bước một mình trên đường đời xế bóng:
Ngày trước cùng lên lạy cửa trời, Lâu nay vắng vẻ bặt tăm hơi. Nước non man mác về đâu tá? Bạn bè lơ thơ sót mấy người.
(Cảm hứng)
Các nhà nho ẩn dật khác khi trở về nghỉ ngơi, dưỡng già, tránh xa thế sự đương thời tìm đến cho mình một tâm hồn thanh tịnh nhất. Họ an nhàn, thư thả, thanh thản dù một mình một bóng hịa vào thiên nhiên. Nguyễn Khuyến khơng thốt tục như thế, ông sống giữa xã hội, lắng nghe hơi thở của dân tộc mà đau xót. Tâm sự và bế tắc đó hiện rõ lên một tấm lòng yêu nước nhưng thu mình lại trong ốc đảo cơ đơn như tác giả.
Hình tượng nhà nho giữ tiết là hình tượng đẹp nhất trong các sáng tác của Nguyễn Khuyến và đây cũng là điểm nổi bật của Nguyễn Khuyến với các nhà nho ẩn dật khác.
Nguyễn Khuyến luôn giữ những tâm sự trong lịng mình, những tủi thẹn bản thân là một người đỗ đạt cao, hưởng bổng lộc vua ban mà đến lúc nước nhà gặp nguy nan ông lại bất lực trước thời cuộc:
Ngần ấy năm nay vẫn ở nhà, Nghĩ lại, ta lại chỉ thương ta.
(Cáo quan về ở nhà)
Và suy rộng ra, đó là sự bất lực của cả xã hội, của vua quan, nho sĩ đương thời:
Sách vở ích gì cho buổi ấy, Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
(Ngày xuân răn con cháu)
Tâm sự ấy vừa đáng thương vừa đáng trọng. Dù trở về làm ẩn sĩ nhưng tấm lịng nhà thơ chưa bao giờ thơi hướng về nhân dân đất nước. Tấn bi kịch nhàn thân mà chẳng nhàn tâm ấy vẫn mãi theo ông. Ngay cả đến khi nghĩ là mình sắp từ giã cuộc đời, trong bài “Di chúc”, ông vẫn trăn trở:
Ơn vua chưa chút báo đền, Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời.
Một con người ln tận tụy vì nước vì dân như cụ Tam Nguyên thật đáng quý. Làm quan thì thanh liêm, cương trực, thẳng thắn. Lúc chỉ là một kẻ thường dân vẫn luôn dõi theo vận mệnh dân tộc. Tâm sự ấy suốt cuộc đời Nguyễn Khuyến luôn mang theo và mãi mãi như tiếng cuốc kêu canh khuya:
Khoắc khoải sầu đưa giọng lững lơ, Ấy hồn Thục đế thác bao giờ.
Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ. Có phải tiếc xuân mà đứng gọi, Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ. Thâu đêm rịng rã kêu ai đó,
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ. (Cuốc kêu cảm hứng)
Qua điển cố vua Thục mất nước, hóa thành chim cuốc kêu thán đêm ngày, bài thơ đã khơi gợi tâm sự đau xót trước cảnh vong quốc. Mượn hình ảnh con cuốc kêu hè, nhà thơ đã cực tả nỗi đau máu chảy, nỗi buồn nát ruột hồn tan của chính bản thân mình trước cảnh điêu linh của nước tổ. Tiếng kêu ấy cứ vang mãi trong đêm khuya, cô độc và lẻ loi. Điều này càng làm tăng gấp bội
nỗi buồn đau của Nguyễn Khuyến.
Có lẽ điều an ủi đối với đau đớn của Nguyễn Khuyến ấy chính là thái độ bất hợp tác của ông với giặc. Với ông, danh vị, lợi lộc chỉ là những thứ phù phiếm, phỉnh phờ, lừa gạt của bọn tay sai. Vì thế, ơng lại lùi về quê, từ bỏ chốn quan trường nhiễu nhương, để nêu cao khí tiết. Thái độ ấy, ơng thường hay biện bạch qua hình ảnh “mẹ Mốc” tuy nhan sắc tuyệt trần nhưng giả vờ điên dại để dành trọn tâm tư cho chồng con xa vắng:
So danh giá ai bằng mẹ Mốc,
Ngồi hình hài gấm vóc chẳng thèm ra. Tấm hồng nhan đem bơi lấm xóa nhịa, Làm thế để cho qua mắt tục.
(Mẹ Mốc)
Và Nguyễn Khuyến tự ví mình như một cơ gái góa nghèo đói, bị người ta cám dỗ nhưng vẫn giữ kiên trinh với người cố phu:
Vốn xưa cha mẹ dặn lời,
Từ hôn chi để kẻ cười người chê. Mụ hỏi mụ thương chi thương thế, Thương thì hay nhưng kế khơng thay. Thương thì gạo vải cho vay,
Lấy chồng thì gái giả này xin van. (Gái góa)
Tựu chung lại, những tâm sự, nỗi lòng của nhà thơ dù rất kín đáo nhưng đã thể hiện thật sâu sắc và cá tính trong sáng tác. Trước thời cuộc điên đảo, Nguyễn Khuyến có thể khơng trực tiếp ra phục vụ đất nước nhưng tâm thế, tấm lịng của ơng vẫn đau đáu hướng về đất nước, nhân dân. Nguyễn Khuyến đã giữ được sự thanh khiết của mình đến cuối cuộc đời, tỏ rõ vẻ đẹp của một nhà nho suốt đời “giữ tiết”.
Tiểu kết chương 2
Thơ văn Nguyễn Khuyến đã thể hiện những đặc điểm của loại hình tác gia ẩn dật về phương diện hệ thống đề tài, chủ đề và hệ thống hình tượng nghệ thuật. Nguyễn Khuyến đề cập đến những vấn đề tiêu biểu của cuộc sống xã hội, thời đại đương thời trên cả ba đề tài, chủ đề: ẩn dật và sự giải phóng cho nhà nho về mặt tư tưởng; ẩn dật và mối quan tâm đến chính trị, những khát vọng hoạn lộ; ẩn dật và mối quan tâm đến cuộc sống xã hội, đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, Nguyễn Khuyến đã có sự khác biệt hơn so với những nho sĩ ẩn dật khác. Con đường trở thành ẩn sĩ của ơng là một bước thối lui mà bản thân khơng mong muốn. Vì vậy, trong nhiều bài thơ, ông đã thể hiện sự quan tâm của mình đến đất nước, xã hội, nhân dân một cách mãnh liệt. Đấy cũng là điều góp phần làm nên tấm lòng thanh cao của một bậc đại nho chân chính.
Bên cạnh đó, việc thể hiện hai hình tượng nghệ thuật trung tâm mang tính đặc thù của loại hình nhà nho ẩn dật cũng trở nên nổi bật trong thơ văn Nguyễn Khuyến, nhất là hình tượng thiên nhiên. Và nói như Lê Văn Tấn:
Phải đợi đến Nguyễn Khuyến, hình tượng thiên nhiên mới đạt tới một chất lượng nghệ thuật mới. [47, tr.206].
Chương 3